GIÁO SƯ TƯ VẤN CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH RUN TAY CHÂN HIỆU QUẢ

A- A+

Theo GS.TS Nguyễn Văn Thông, để điều trị run chân tay, trước hết cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên cũng có một số giải pháp chung trong điều trị chứng bệnh này, bao gồm: sử dụng thuốc, phẫu thuật và thay đổi lối sống. Chi tiết về từng phương pháp, quý vị tiếp tục theo dõi ở phần dưới đây.

Run là những cử động vô thức, có thể xuất hiện ở bàn tay, bàn chân, đầu, mặt, cổ hoặc toàn thân. Nếu run chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, khi lo lắng căng thẳng, khi lạnh và  không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày thì được gọi là run sinh lý. Tất nhiên là chưa cần thiết phải điều trị chứng run này. Nhưng khi tần suất run tăng lên gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống thì người bệnh nên được điều trị càng sớm càng tốt.

 Run tay chân gây trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày

Run tay chân gây trở ngại trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày

Trị liệu bằng tâm lý

Dù là  run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, run do Parkinson… thì triệu chứng run cũng sẽ tăng lên khi người bệnh lo lắng, căng thẳng hay khi hồi hộp trước đám đông. Vì vậy, người bệnh nên học cách thư giãn tinh thần, giảm tải áp lực trong công việc và cuộc sống bằng cách tham gia các lớp học yoga, thiền định, tập hít sâu thở chậm để điều tiết tâm lý ổn định hơn. Bên cạnh đó sự giúp đỡ của người thân luôn là nguồn động viên, cổ vũ tinh thần giúp người bệnh hòa nhập và tự tin hơn trong cuộc sống.

Điều trị bằng thuốc

Tùy theo nguyên nhân gây run và mức độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các thuốc phù hợp. Như GS. TS Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam chia sẻ:

- Nếu là run do bệnh cường giáp thì sẽ dùng các thuốc kháng giáp trạng;

– Run sau đột quỵ (tai biến mạch máu não) phải kiểm soát đồng thời cả huyết áp, mỡ máu, đường máu và sử dụng các chất làm tăng dinh dưỡng thần kinh để phục hồi nhu mô não. – Nếu run trong bệnh parkinson: bác sĩ sẽ kê đơn các thuốc nhằm bổ sung lượng dopamin bị thiếu hụt. – Nếu là run tư thế, run vô căn thì thuốc ức chế giao cảm (propranolol) sẽ được ưu tiên lựa chọn

– Với những người bị run khi lo lắng, căng thẳng quá mức sẽ được chỉ định các thuốc an thần kinh, thuốc chống lo âu..

Người bệnh nên uống thuốc đúng liều, đúng giờ, không được tự ý bỏ thuốc hay tăng liều khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ

Người bệnh nên uống thuốc đúng liều, đúng giờ, không được tự ý bỏ thuốc hay tăng liều khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ

Vật lý trị liệu và các dụng cụ hỗ trợ giảm run

Ngoài việc dùng thuốc, phương pháp vật lý trị liệu như ngôn ngữ trị liệu, thủy trị liệu cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho người bệnh trong việc kiểm soát tình trạng run. Bên cạnh đó, việc sử dụng thêm một số vật dụng hỗ trợ cũng là cách để người bệnh run chân tay cầm nắm đồ vật và sinh hoạt dễ dàng hơn, ví dụ  : đeo thêm vật nặng vào cổ tay, tập viết bằng bút có kích thước lớn hay thìa Life-ware giúp giảm run tay cho người bệnh Parkinson.

Phẫu thuật điều trị run tay chân

Theo giáo sư Nguyễn Văn Thông, ở giai đoạn nặng khi việc sử dụng thuốc và tập luyện không còn tác dụng, mọi sinh hoạt của người bệnh đều phải phụ thuộc vào người thân thì bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các phương pháp phẫu thuật làm giảm run.  bao gồm.

- Phẫu thuật mở đồi thị: Phương pháp này được thực hiện bằng cách phá hủy một lượng nhỏ mô ở vùng đồi thị - trung tâm giúp nhận tín hiệu và dẫn truyền cảm giác. Tuy nhiên hiện nay phương pháp này ít được  sử dụng vì gây ra nhiều tai biến nguy hiểm.

- Kích thích não sâu (DBS): Đây là phương pháp sử dụng một điện cực để tác động vào các vùng cấu trúc sâu ở trong não, từ đó giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Biện pháp này tương đối an toàn so với phẫu thuật mở đồi thị và đã được Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép ứng dụng trong điều trị run vô căn kháng trị từ năm 1997, bệnh Parkinson năm 2002 và rối loạn trương lực cơ toàn thể năm 2003. Mặc dù không chữa trị  dứt điểm tình trạng run, nhưng phẫu thuật kỹ não sâu  sẽ giúp kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, phương pháp này còn gặp nhiều hạn chế vì chi phí điều trị tương đối cao( khoảng 750 - 800 triệu) và chỉ một số ít bệnh viện có khả năng thực hiện..

 Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu Liệu pháp gen và  tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson

Các nhà khoa học đang tích cực nghiên cứu Liệu pháp gen và  tế bào gốc để điều trị bệnh Parkinson

Thảo dược Thiên ma, Câu đằng trong chữa trị bệnh run

Thiên ma, Câu đằng là hai trong số nhiều các loại thảo dược có tác dụng tốt với bệnh run. Chúng không chỉ có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giúp làm giảm lo âu, căng thẳng  mà ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy   những lợi ích to lớn của 2 thảo dược này trong việc làm giảm run chân tay.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, Thiên ma, Câu đằng có chứa các hoạt chất sinh học đóng vai trò như các tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp chống lại quá trình thoái hóa, lão hóa của não bộ, làm ổn định tính dẫn truyền, từ đó giúp cải thiện run chân tay hiệu quả.

Thực tế, đã có rất nhiều người cải thiện tình trạng run chân tay, sinh hoạt và làm việc dễ dàng hơn khi kết hợp thêm sản phẩm có chứa Thiên ma, Câu đằng như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện.

Chia sẻ kinh nghiệm giảm run tay chân trong bệnh Parkinson của bác Dương (Hà Nội)

Lối sống lành mạnh giúp cải thiện triệu chứng run tay chân

Cùng với các phương pháp điều trị, duy trì lối sống lành mạnh cũng đóng vai trò rất quan trọng để giúp bạn giảm  được các triệu chứng run và hạn chế tiến triển của bệnh.

- Giữ chế độ ăn uống lành mạnh: Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông, người bệnh run chân tay cần ăn uống đảm bảo các chất dinh dưỡng, chú ý bổ sung các loại rau màu xanh thẫm, hoa quả chín, các loại đậu.. để bổ sung vitamin, khoáng chất cho não bộ. Đồng thời hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá… Bởi đây là những chất kích thích có thể làm triệu chứng run tăng nặng hơn.

- Tăng cường tập luyện: Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp hệ cơ khỏe mạnh và dẻo dai hơn. Đi bộ, dưỡng sinh là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất để giúp cơ thể trở nên linh hoạt.

Một số biện pháp tập luyện khác như yoga, ngồi thiền, hít sâu thở chậm… cũng rất hữu ích để giúp bạn đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống và cải thiện triệu chứng run, đặc biệt là với chứng run do rối loạn thần kinh thực vật.