Cần làm gì để chống lại những ảo giác, ảo tưởng khi bị Parkinson?

A- A+

Ảo giác là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson, làm suy giảm chất lượng sống, thúc đẩy tiến triển bệnh và trầm trọng thêm rối loạn vận động.

Mỗi người trong chúng ta cảm nhận được mọi điều trong cuộc sống bằng 5 giác quan đó là thị giác, thính giác, vị giác, khướu giác và xúc giác. Hiện tượng ảo giác xảy ra khi một ai đó cảm nhận về sự vật, sự việc không xảy ra ở thực tế mà chỉ có trong tưởng tượng, như nhìn thấy một khung cảnh đẹp trước mắt hay một ai đó không tồn tại, nghe tiếng nói chuyện thì thầm của mọi người, cảm giác mùi vị khác biệt, hay cảm thấy có con vật đang bò trên da...

Ảo giác, ảo tưởng một triệu chứng của trạng thái rối loạn tâm thần, thường gặp ở người bệnh Parkinson giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính xác gây ảo giác vẫn chưa được làm sáng tỏ, thế nhưng tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể xem là yếu tố ảnh hưởng căn bản nhất.

Nhung-co-quan-bi-anh-huong-o-nguoi-benh-Parkinson.jpg 

Những cơ quan bị ảnh hưởng ở người bệnh Parkinson

Ảo giác – triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson

Parkinson là một bệnh lý liên quan đến sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh ở não, gây ra các triệu chứng run, co cứng cơ và cử động chậm chạp.

Ảo giác cũng là một biểu hiện khác khá thường gặp ở người bệnh Parkinson, xuất hiện ở khoảng 25% trường hợp. Nó có thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, thúc đẩy bệnh tiến triển nhanh hơn và làm nặng hơn các triệu chứng rối loạn vận động, tâm thần.

 Ảo thị – trạng thái ảo giác thường gặp ở người bệnh Parkinson

Ảo thị – trạng thái ảo giác thường gặp ở người bệnh Parkinson

Hai trạng thái ảo giác thường xuất hiện ở người bệnh Parkinson ảo thị và ảo thính. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể tự nhận biết được những gì họ nghe thấy, nhìn thấy không phải là sự thật và có thể tự điều chỉnh suy nghĩ để quay trở về thực tại. Thế nhưng ở những giai đoạn sau, đặc biệt ở những người đã mắc bệnh trên 10 năm, thì họ sẽ dần bị mất đi khả năng nhận thức, không kiểm soát được trạng thái cảm xúc, hành vi và trí nhớ của mình.

Tại sao người bệnh Parkinson bị ảo giác?

Nguyên nhân chủ yếu gây ảo giác ở người bệnh Parkinson là do tác dụng phụ của các thuốc điều trị. Levodopa là loại thuốc chính trong điều trị bệnh Parkinson, giúp làm giảm triệu chứng và cải thiện chức năng vận động ở người bệnh. Nhưng nếu sử dụng nó một thời gian dài lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ lên tâm thần kinh, dẫn đến các biểu hiện của rối loạn tâm thần như ảo giác, trầm cảm

 Ảo giác có thể là tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh Parkinson

Ảo giác có thể là tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh Parkinson

Bên cạnh đó, theo tiến triển bệnh, các tế bào não bị lão hóa, suy thoái, người bệnh mất dần đi khả năng nhận thức, bị suy giảm thị lực, trí nhớ và rối loạn giấc ngủ,… Tất cả những yếu tố này cũng tác động gây nên tình trạng ảo giác ở người bệnh. Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng ảo giác ở người bệnh Parkinson ngày càng tăng cùng với mức độ nặng dần của các triệu chứng rối loạn vận động.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về một số triệu chứng khác không thuộc về vận động mà người bệnh Parkinson dễ gặp phải:

Những cách giảm chứng khó nuốt ở người bệnh Parkinson

Biến chứng của bệnh Parkinson trên đường tiêu hóa

Cần làm gì khi người bệnh Parkinson bị ảo giác?

Điều đầu tiên cần làm khi nhận thấy các dấu hiệu ảo giác ở người bệnh Parkinson là đưa người bệnh đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Lưu ý không được tự ý ngưng sử dụng thuốc mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ để được điều chỉnh về liều lượng hoặc lựa chọn loại thuốc khác phù hợp.

Song song với việc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, bản thân bệnh nhân và người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề sau:

- Sự chăm sóc của gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh Parkinson. Gia đình và người thân cần phải thường xuyên ở bên cạnh người bệnh, chuyện trò, chia sẻ, động viên họ, nhắc nhở họ uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và tái khám đúng hẹn. Tạo điều kiện để người bệnh có một giấc ngủ ngon và đi ngủ đúng giờ, tránh thức đêm. Đồng thời, người bệnh cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không uống rượu, bia, hút thuốc lá, hạn chế thức uống có chất kích thích như cà phê, trà…

- Các liệu pháp vật lý và tâm lý trị liệu như thể dục thể thao, làm việc nhẹ, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, sinh hoạt điều độ… cũng rất hữu ích để giúp ổn định tình trạng bệnh và cải thiện tình trạng ảo giác ở người bệnh Parkinson.

- Người nhà bệnh nhân không nên tranh luận với người bệnh về những hiện tượng mà họ nhìn thấy. Thay vào đó, hãy cho họ nói lên cảm xúc của mình, sẽ khiến tâm trạng người bệnh bớt tồi tệ hơn.

Sự quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình sẽ tạo nguồn động lực to lớn cho người Parkinson

Sự quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình sẽ tạo nguồn động lực to lớn cho người Parkinson

Cách làm “ảo giác” tan biến:
- Chạm vào ảo giác: Hãy hướng dẫn người bệnh cách chạm vào ảo giác, chúng sẽ tan biến trong chốc lát và điều đó khiến người bệnh vững tin hơn là điều đó không có thật. - Thay đổi không gian sống: Nếu người bệnh luôn phàn nàn họ dễ nhìn thấy người nào đó trong bóng tối, vậy hãy cố gắng thắp sáng toàn bộ căn phòng đó lên. Hoặc nếu họ nói thường nhìn thấy hình ảnh bé gái chơi trong góc phòng, hãy chuyển phòng của họ sang một phòng khác, hình ảnh này sẽ biến mất.

Mặc dù ảo giác không gây đau về thực thể, nhưng nó có thể làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý người bệnh Parkinson. Nhận biết sớm dấu hiệu để đưa người bệnh đi khám, kết hợp với sự chăm sóc của gia đình và các liệu pháp vật lý, tâm lý trị liệu là những yếu tố quan trọng giúp đẩy lùi ảo giác, cải thiện sức khỏe và tinh thần cho người bệnh Parkinson.

Xem thêm:

Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.

- Chữa bệnh parkinson bằng đông y

Trích nguồn:

http://movementdisorders.ufhealth.org/

http://www.parkinsons.org.uk/

http://brain.oxfordjournals.org/

http://www.livestrong.com/