Bệnh Parkinson có lây qua đường máu không?

A- A+

Bệnh parkinson có lây không” là câu hỏi ẩn chứa bao lo lắng, hoang mang của những người khi biết về một căn bệnh mà đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Bởi việc tìm hiểu một bệnh có lây nhiễm hay không là cách tự vệ vô cùng chính đáng và rất bản năng, đặc biệt là khi đứng trước những bệnh chưa thể chữa khỏi như Parkinson.

Nhiều người lo lắng bệnh Parkinson có thể lây lan

Nhiều người lo lắng bệnh Parkinson có thể lây lan

Không tìm thấy cơ sở chứng minh bệnh Parkinson lây qua đường máu

Các nghiên cứu trên động vật trước đó khiến các nhà khoa học lo ngại rằng, những người cấy giác mạc, ghép nội tạng, truyền máu hoặc các bác sĩ thực hiện phẫu thuật liên quan đến não của những người mắc bệnh Parkinson có nguy cơ cao lây nhiễm căn bệnh này.

Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy, không có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ khả năng bị Parkinson theo cách này. Các  tác giả của nghiên cứu, ông Trojanowski và cộng sự đã công bố những phát hiện của họ trong tạp chí JAMA Neurology: “Trên thực tế không tìm thấy trường hợp nào khởi phát bệnh Parkinson trong số 800 người được tiêm hormone tăng trưởng xuất phát từ những bệnh nhân mắc căn bệnh này”.

Do đó, tiến sĩ John Trojanowski, Đại học Y khoa Pennsylvania Perelman, Philadelphia cho biết: “Tôi nghĩ rằng những người đã cấy ghép, truyền máu hay các bác sĩ làm việc trực tiếp  với các bệnh nhân Parkinson có thể hoàn toàn yên tâm về điều này”.

Không có bằng chứng về sự lây truyền bệnh Parkinson qua đường máu

Không có bằng chứng về sự lây truyền bệnh Parkinson qua đường máu

Tuy không lây nhưng chớ chủ quan khi có người thân bị Parkinson

Từ kết luận trên, bạn có thể tự mình đưa ra đáp án cho câu hỏi “bệnh Parkinson có lây không” Nhưng hãy nhớ một điều, mặc dù không lây truyền từ người này sang người khác, nhưng Parkinson hoàn toàn có khả năng di truyền đặc biệt là giữa các thành viên trong một gia đình. Vì vậy, nếu có ông, bà hay bố mẹ  bị bệnh, thì bạn vẫn có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này do đã mang gen di truyền. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch ăn uống, luyện tập khoa học, tránh xa các hóa chất độc hại và chú ý theo dõi sức khỏe bản thân để phòng ngừa cũng như phát hiện bệnh một cách hiệu quả.

Xem thêm: Sự di truyền của bệnh Parkinson và cách phòng ngừa hiệu quả

Nguồn:

http://alzheimerdisease.tv/parkinsons-transmissible-disease/

https://www.reuters.com/article/us-alzheimers-and-parkinsons-not-contagi-idUSBRE9151AC20130206