The Lancet (Tuần san y khoa tổng quan) mới đây đã ghi nhận trường hợp người đàn ông được chẩn đoán mắc Parkinson sau khi nhiễm COVID -19. Liệu những tổn thương thần kinh do COVID - 19 có phải tác nhân bệnh Parkinson không hay chỉ là trùng hợp? Hãy cùng theo dõi phân tích chuyên gia trong bài viết dưới đây.
Một người đàn ông được chẩn đoán mắc parkinson sau 3 tuần nhiễm COVID - 19
Theo báo cáo, một người đàn ông 45 tuổi nhập viện điều trị COVID - 19 tại Bệnh viện Đại học Samson Assuta (Ashdod, Israel) vào ngày 17/3/2020. Trước đây người này có bệnh nền tăng huyết áp, (điều trị với thuốc 200mg labetalol, 80mg valsartan, và 5mg amlodipine), và bệnh hen suyễn (điều trị bằng salbutamol không thường xuyên và khi nhập viện. Ông được xét nghiệm âm tính COVID -19 2 lần vào ngày 25/3 và 30/3.
Tuy nhiên trong thời gian cách ly 3 tuần, ông nhận thấy chữ viết tay của mình trở nên nhỏ hơn và khó đọc hơn trước đó. Ông bắt đầu gặp khó khăn khi nói và viết tin nhắn trên điện thoại của mình do xuất hiện biểu hiện run tay phải.
Khi thăm khám, bác sĩ nhận thấy người bệnh có biểu hiện nói nhỏ và kém lưu loát. Người bệnh có một loạt triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson như cứng bánh răng cưa ở cổ và cánh tay phải, cứng bánh răng cửa nhẹ ở tay trái, rối loạn vận động trung bình ở chi phải, rối loạn vận động nhẹ ở chi trái và không run. Sau khi xét nghiệm cận lâm sàng và thang đánh giá bệnh Parkinson, bác sĩ chẩn đoán người đàn ông này mắc bệnh Parkinson.
Trong 9 ngày nhập viện, triệu chứng run lan sang hai chân và số lần đi tiểu của bệnh nhân ngày càng nhiều. Khi xuất viện, ông có thể viết nhưng chữ không thể đọc được, chứng giảm vận động và độ cứng cơ bánh răng tập trung chủ yếu bên phải.
Xem thêm: Triệu chứng bệnh Parkinson & dấu hiệu cảnh báo sớm
Thông thường, khoảng 1/3 người bệnh Parkinson mang gen đột biến GBA hoặc LRRK2. Tuy nhiên, người bệnh trong báo cáo này không có tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson, không tiếp xúc với các chất độc thần kinh hoặc chất kích thích. Có thể thấy, mối liên hệ thời gian giữa đợt nhiễm SARS - Cov - 2 và các triệu chứng bệnh Parkinson đều xuất hiện trong đợt nhiễm trùng cấp tính. Do đó, không thể loại trừ khả năng SARS - Cov - 2 đã xâm nhập gây tổn thương thần kinh trung ương, đặc biệt là khứu giác và hiện tượng tăng bạch cầu máu.
Đặc biệt, nghiên cứu gần đây đã chứng minh tác động của đoạn protein coronavirus 2 (SARS - Cov - 2) gây ra hội chứng Hô hấp cấp tính Amyloidogenic (hay còn gọi là SFYVYSRVK - SK9) trên đơn phân và sợi α-synuclein (aS). Đây được xem là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bệnh Parkinson.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm hiểu toàn bộ tổn thương virus SARS - Cov - 2 gây cho hệ thần kinh não và mối liên hệ với căn bệnh Parkinson. Nhiều người may mắn không mắc bệnh Parkinson và các rối loạn thoái hóa khác nhưng không nên chủ quan vì COVID - 19 sẽ gây nhiều tổn thương lâu dài lên hệ thần kinh não như viêm não, sa sút trí tuệ, hội chứng sương mù não…
Nguồn tham khảo: the lancet, news-medical, ninds.nih.gov