Triệu chứng bệnh Parkinson - Nhận biết sớm giúp điều trị hiệu quả

A- A+

Bệnh Parkinson với triệu chứng điển hình là run tay, run chân, mất thăng bằng và cứng đờ các cơ bắp. Nhận biết sớm các triệu chứng bệnh Parkinson giúp người mắc sớm được chẩn đoán và tiến hành điều trị. Xem ngay các triệu chứng điển hình của bệnh Parkinson trong bài viết dưới đây nhé! 

Bệnh Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển thường gặp ở người cao tuổi (trên 60 tuổi). Hiện chưa rõ nguyên nhân cụ thể gây thoái hóa, làm chết các tế bào não sản sinh dopamine - chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt trong bệnh Parkinson. Nồng độ dopamin bị giảm khiến việc dẫn truyền tín hiệu của não bộ trong việc kiểm soát vận động không ổn định và gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson. 

Triệu chứng sớm của bệnh Parkinson

Triệu chứng bệnh Parkinson tiến triển khác nhau đối với mỗi người bệnh. Dưới đây là các triệu chứng xuất hiện sớm của bệnh Parkinson mà bạn cần lưu ý: 

Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh Parkinson thường bị rối loạn giấc ngủ về đêm bởi các triệu chứng đau, run, cứng và hội chứng chân không yên, đặc biệt khi chứng run thường tăng lên khi nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh còn dễ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. 

Run: Run là những cử động không tự chủ, nhịp nhàng của các nhóm cơ. Đây là triệu chứng đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của bệnh Parkinson. Chứng run thường bắt đầu ở một bên tay rồi ảnh hướng đến chân cùng một bên cơ thể. Run tay ở người bệnh Parkinson thường có biên độ run cao và thời gian run dài (8-9s). 

Hon-70-nguoi-benh-Parkinson-gap-trieu-chung-run-tay.jpg

Hơn 70% người bệnh Parkinson gặp triệu chứng run tay 

Trong giai đoạn đầu, chứng run tăng lên khi nghỉ và giảm khi người bệnh hoạt động. Nhưng khi bệnh tiến triển, chứng run sẽ xuất hiện ở cả hai bên chi và có thể xuất hiện bất cứ khi nào. Chứng run tay sẽ khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn, đôi khi không cầm nổi cốc nước, chén cơm. Đặc biệt chữ viết của người bệnh Parkinson nhỏ dần, khác với chữ viết không thay đổi, chỉ nguệch ngoạc và khi vẽ vòng tròn sẽ có răng cưa ở người bệnh run vô căn.

Chuyển động chậm chạp: Người mắc bệnh Parkinson sẽ thực hiện các hoạt động chậm hơn so với người cùng độ tuổi. Người bệnh sẽ chuyển động chậm chạp hơn, mất nhiều thời gian để hơn để làm mọi việc. 

Sự chuyển động chậm chạp ở người bệnh Parkinson được mô tả: “Người bệnh rất muốn di chuyển nhưng cơ thể không thể đáp ứng ngay lập tức. Đến giai đoạn sau của bệnh, người bệnh có thể đột nhiên bị dừng lại khi đang di chuyển giống như bị “đóng băng”, “mắc kẹt ở sàn”.

Van-dong-cham-chap-–-trieu-chung-dinh-hinh-cua-benh-parkinson.jpg

Vận động chậm chạp – triệu chứng đình hình của bệnh parkinson

Cứng đờ các cơ bắp: Bệnh Parkinson gây co cứng các bắp cơ và làm mất sự linh hoạt trong các hoạt động của người bệnh. Thậm chí các cơ có thể cứng đờ như “rôbôt”  ngay cả khi cơ thể thư giãn nhất. Người bệnh dễ bị chuột rút, đau cơ bắp, cứng cổ, khuôn mặt đờ đẫn và khó biểu lộ cảm xúc. 

Xem thêm: 4 cách làm giảm co cứng cơ ở người bệnh parkinson

Mất thăng bằng: Triệu chứng thường xuất hiện khi người bệnh ngồi và đứng dậy khỏi ghế. Khi bước chân về phía trước, người bệnh sẽ có cảm giác đôi chân của mình như bị ghì vào mặt sàn, vai hơi rủ xuống, lưng khom khi di chuyển, thậm chí cả khi đứng, đầu kéo về phía trước. Điều này làm cho họ dễ bị té ngã và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gãy xương, chấn thương sọ não…

Một số triệu chứng ngoài vận động không điển hình khác: Trong giai đoạn sớm của bệnh Parkinson, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây: 

  • Giảm nhận thức về màu sắc, độ nhạy tương phản.
  • Rối loạn giấc ngủ, người bệnh thường buồn ngủ không cưỡng lại được vào ban ngày, nhưng ban đêm lại mất ngủ, bị ảo giác lúc thức dậy (có thể do tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson). 
  • Thay đổi giọng nói: Gặp ở 90% người bệnh parkinson với các biểu hiện như giọng nói thay đổi, khàn, đơn điệu với âm sắc nhỏ dần.
  • Đi tiểu không kiểm soát được.

Trên thực tế, các triệu chứng ngoài vận động này sớm đến vài năm trước khi gặp các triệu chứng vận động.

Tinh-trang-kho-tieu-co-the-la-dau-hieu-canh-bao-som-benh-Parkinson.jpg

Tình trạng khó tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Parkinson 

Tiến triển của bệnh parkinson qua các giai đoạn 

Theo thời gian, bệnh Parkinson sẽ tiến triển nặng thêm với các đặc trưng qua 5 giai đoạn sau: 

Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh, khi triệu chứng chưa rõ rệt và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bệnh nhân chủ yếu xuất hiện triệu chứng run, co cứng cơ ở một bên chi với mức độ nhẹ chưa ảnh hưởng rõ rệt đến các hoạt động hàng ngày. 

Giai đoạn 2: Các triệu chứng bệnh trở nên rõ rệt hơn và gây ảnh hưởng đến cả hai bên chi của cơ thể. Người bệnh sẽ bắt đầu thấy khó khăn hơn trong hoạt động cầm nắm đồ vật và đi lại.    

Trieu-chung-benh-Parkinson-se-tang-nang-dan-theo-tien-trien-benh.jpg

Triệu chứng bệnh Parkinson sẽ tăng nặng dần theo tiến triển bệnh

Giai đoạn 3: Người bệnh bắt đầu sang giai đoạn giữa của bệnh Parkinson. Triệu chứng đặc trưng cho giai đoạn này là mất thăng bằng, đi lại chậm chạp, khó khăn và dễ bị té ngã. Người bệnh bị hạn chế phần nào các hoạt động thường ngày. 

Giai đoạn 4: Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần phải sử dụng gậy/thiết bị hỗ trợ để di chuyển. Khi này, người bệnh cần sự hỗ trợ của gia đình để thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. 

Giai đoạn 5: Là giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, người bệnh có thể bị liệt và không tự đi lại được. Người bệnh cần có sự hỗ trợ toàn phần trong các hoạt động hàng ngày. 

Xem thêm: Hiểu đúng về các giai đoạn bệnh Parkinson

Phương pháp chẩn đoán bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một chứng rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến cử động và có thể gây run, cứng khớp và các vấn đề về thăng bằng. Chẩn đoán Parkinson có thể là một thách thức vì không có xét nghiệm chắc chắn nào có thể xác nhận điều đó. Thay vào đó, các bác sĩ dựa vào sự kết hợp của tiền sử bệnh, khám thực thể và đôi khi là các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán như: 

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson hoặc các rối loạn thần kinh khác.
  • Khám sức khỏe: Bác sĩ sẽ tìm kiếm các dấu hiệu thể chất của bệnh Parkinson, chẳng hạn như run, cứng và khó giữ thăng bằng và phối hợp.
  • Đáp ứng với thuốc: Các triệu chứng Parkinson thường được cải thiện khi dùng thuốc làm tăng dopamine trong não. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc levodopa và quan sát xem các triệu chứng của bệnh nhân có cải thiện hay không.
  • Xét nghiệm hình ảnh: Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc MRI có thể được sử dụng để loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra các triệu chứng hoặc để phát hiện những thay đổi trong não liên quan đến bệnh Parkinson.
  • DaTscan: Là một xét nghiệm hình ảnh chuyên biệt có thể giúp phân biệt bệnh Parkinson với các tình trạng khác có thể có các triệu chứng tương tự.
  • Khám thần kinh: Chuyên gia về rối loạn thần kinh có thể thực hiện các kiểm tra bổ sung như chụp PET hoặc DaTscan để giúp loại trừ các rối loạn thần kinh khác và xác nhận chẩn đoán bệnh Parkinson.

Điều quan trọng cần lưu ý các triệu chứng sớm của Parkinson và đến khám tại các bệnh viện thần kinh trung ương uy tín để chẩn đoán sớm bệnh. Điều này rất quan trọng vì nó có thể giúp người bệnh được tiến hành điều trị thích hợp để kiểm soát các triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Bệnh Parkinson có nguy hiểm không?

Hy vọng bài viết về triệu chứng bệnh Parkinson sẽ giúp người đọc hiểu thêm và chủ động thăm khám khi thấy các dấu hiệu bất thường. Hiện chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn bệnh Parkinson nhưng nếu được điều trị bệnh Parkinson kịp thời và đúng cách sẽ giúp ngăn tiến triển của bệnh, hạn chế gặp biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về bệnh Parkinson và cách điều trị, hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc gọi đến số 0904904660, chuyên gia sẽ tư vấn cho bạn!

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/parkinsons-disease/symptoms-causes/syc-20376055  

https://www.nia.nih.gov/health/parkinsons-disease  

https://www.parkinsons.org.uk/information-and-support/your-magazine/tips/10-early-symptoms-parkinsons

Sau khi tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, Thu Kiều từng là cộng tác viên xuất sắc cho nhiều trang tin về sức khỏe và tham gia nhiều khóa đào tạo ngắn hạn về chứng run tay chân, co cứng cơ, bệnh Parkinson… do các chuyên gia chuyên khoa thần kinh hướng dẫn. Đến nay Dược sĩ Thu Kiều tự tin với những nội dung mình viết ra sẽ giúp người mắc chứng run tay chân, Parkinson… có được thông tin hữu ích nhất trong quá trình điều trị bệnh của mình.

Danh sách bình luận
  • Trương văn vành
    Trương văn vành
    01:09 09/03/2021
    tôi bị triệu chứng run tay chân và mọi hoạt động cử chỉ của tôi bị chậm lại ko được nhanh nhẹn như trước xin hỏi có cách gì chữa trị ko
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      03:55 09/03/2021
      Chào bạn.
      Với biểu hiện bạn đang gặp hiện tại có nhiều nguyên nhân dẫn tới. Trong đó hoạt động và cử động chậm chạp, khó khăn rất có thể là do Parkinson gây ra. Vì vậy tốt nhất bạn nên đi đến khoa thần kinh của một số bệnh viện để thăm khám tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị hợp lý nhất.
      Trước và sau khi đi khám bạn nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý cũng như sử dụng ngay sản phẩm Vương Lão Kiện với liều 4 viên/ ngày chia 2 lần. Sản phẩm có các thành phần gần như tiền chất dinh dưỡng giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thần kinh được tốt hơn, tăng khả năng dẫn truyền và giảm các biểu hiện run do mọi nguyên nhân gây ra. Nếu sau này nếu bạn sử dụng thuốc điều trị bạn chỉ cần sử dụng cách nhau 1-2 giờ là được.
      Chúng tôi gửi bạn bài viết tổng quan những nguyên nhân gây ra biểu hiện run để bạn tham khảo thêm tại đây:
      Nguyên nhân run chân tay
  • Đỗ Hà
    Đỗ Hà
    02:03 16/09/2014
    Chào bác sỹ, mẹ cháu năm nay 57 tuổi, cách đây hơn tháng mẹ cháu có mổ để đặt mắt giả (thật ra mẹ cháu dã bỏ mắt giả cách đây mấy chục năm, nhưng giờ mắt bị lỏng nên mổ mí mắt dưới để đặt vào lại) nhưng sau vài ngày thì mẹ cháu có triệu chứng đau nửa đầu phía sau gáy, và nặng lên; lúc đầu bác sỹ khám thì bảo là bị viêm thần kinh ngoại biên, nhưng uống thuốc 2 tuần vẫn không đỡ. sau đó, mẹ cháu có cảm giác mất thăng bằng và tay khi đưa lên thì run, bác sỹ lại theo dõi nhũn não, uống thuốc 2 tuần vẫn đau đầu và tay vẫn run, mất thăng bằng. cháu có đưa mẹ cháu đi đo điện não thì bác sỹ chuẩn đoán mẹ cháu bị Parkinson, nhưng theo như cháu tìm hiểu thì bệnh này làm run tay chân và mất thăng bằng chứ ko thấy triệu chứng đau đầu, nhưng mẹ cháu uống thuốc 5 ngày nay rồi vẫn còn đau đầu. cháu không hiểu là mẹ cháu có bị Parkinson thật không, và vì sao mẹ cháu đau đầu thường xuyên vậy? Mong bác sỹ trả lời sớm giúp cháu, cảm ơn nhiều!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      13:41 22/08/2022
      Chào bạn,
      Để xác định xem mẹ của bạn có bị hội chứng Parkinson hay không, thì bạn cần quan sát tình trạng run thực tế của mẹ và đối chiếu với các biểu hiệu của Parkinson trong bài viết trên. Run do Parkinson thường xuất hiện và tăng lên khi nghỉ ngơi (ví dụ ngồi yên đặt 2 tay lên đùi thì run tăng), run có thể xảy ra ở cả chân và tay, người bệnh di chuyển chậm chạp…và run giảm khi sử dụng thuốc Levodopa. Tình trạng của mẹ bạn có thể là do ảnh hưởng của quá trình mổ mắt, làm tổn thương đến các dây thần kinh, dẫn đến biểu hiện run, mất thăng bằng và đau đầu. Theo như bạn mô tả sơ bộ, tay của mẹ bạn khi đưa lên thì mới run, không rõ cụ thể là như thế nào? Nhưng nếu run chỉ xảy ra khi tay đưa lên làm đưa lên làm một việc gì đó thì có thể không phải là do Parkinson…
      Tốt nhất, để chẩn đoán chính xác tình trạng của mẹ bạn hiện tại và có hướng điều trị đúng, bạn nên sớm đưa mẹ đi khám lại tại các chuyên khoa thần kinh của những bệnh viện lớn, uy tín. Nếu bạn ở miền Bắc, bạn có thể đưa mẹ ra Hà Nội, và gặp trực tiếp GS Lê Đức Hình – chủ tịch hội thần kinh học Việt Nam để khám, tại 1 số địa chỉ sau: - Khoa khám bệnh theo yêu cầu - Bệnh viện Bạch Mai, vào các sáng thứ 5 hàng tuần; - Phòng khám 178 Thái Hà, vào các sáng t2 hàng tuần; - BV Trí Đức, vào các sáng t6 hàng tuần. Nếu bạn ở Miền Nam, bạn có thể đưa mẹ đi khám tại một số địa chỉ uy tín ở TP HCM như: Phòng khám thần kinh của Bệnh viện Đại học y dược hoặc bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
      Chúc mẹ bạn sớm khỏe!
  • Võ Xuân Trà
    Võ Xuân Trà
    04:18 24/10/2013
    Xin hỏi bác sĩ: bố tôi bị bệnh pakison đã 6 năm đang uống thuốc madopar rất có hiệu quả nhưng thời gian 2 tháng trở lại đây bệnh trở nặng. Hiện giờ không thể tự ăn cơm, không đi lại được, không vệ sinh cá nhân được, cách 30 - 60 phut là bị tê cứng và run dữ dội. Cách đây 3 tuần bố tôi có nhập viện Y học cổ truyền ở Cần Thơ điều trị nhưng không cải thiện mà còn suy yếu hơn lúc chưa nhập viện. Hiên bố tôi uống liều lượng 2 viên madopar 1 ngày. Xin hỏi bố tôi uống thuốc này kèm với thuốc Vương Lão Kiện được không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:48 22/08/2022
      Chào bạn, biểu hiện của bác nhà hiện nay chính là biểu hiện của hiện tượng nhờn thuốc điều trị Parkinson. Nếu tình trạng quá nặng bạn cần đến gặp BS chuyên khoa để được điều chỉnh lại liều Madopar phù hợp hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần cân nhắc vì khi tăng liều thuốc tây cũng đồng nghĩa với việc các tác dụng không mong muốn cũng sẽ tăng lên. Bố bạn hiện nay có thể sử dụng Vương Lão Kiện cùng với thuốc Tây để giúp làm giảm triệu chứng run. Vương Lão Kiện là 1 sản phẩm có nguồn gốc Đông y, tuy không trực tiếp bổ sung chất dẫn truyền thần kinh nhưng có tác dụng trừ phong, trấn tĩnh, làm mềm cơ; đồng thời tăng cường yếu tố nuôi dưỡng, bảo vệ từ đó khôi phục một phần chức năng của tế bào thần kinh giúp sản sinh chất dẫn truyền Dopamin cho não. Bên cạnh đó còn giúp bồi bổ gan thận nên giúp hạn chế tác dụng phụ trên gan thận của thuốc tây, bạn hoàn toàn có thể tham khảo sử dụng cho bác.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • tô thị tình
    tô thị tình
    12:41 01/08/2013
    xin hỏi thuốc để điều trị bệnh Parkinson. bố tôi bị bệnh Parkinson đã 3 năm nay
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:50 22/08/2022
      Chào bạn,
      Bố bạn bị Parkison đã được chẩn đoán ở đơn vị y tế nào chưa? Nếu có thì đã được kê đơn sử dụng thuốc chưa? Nếu đúng là bố bạn bị Parkinson cầnđược điều trị sớm bằng thuốc để hạn chế hậu quả nặng sau này. Hiện các nhóm thuốc chính điều trị Parkinson vẫn là nhóm bổ sung chất dẫn truyền thần kinh và/hoặc nhóm thuốc đồng vận Dopamin để giúp giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ bệnh mà mỗi bệnh nhân được chỉ định sử dụng liều điều trị khác nhau và việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh không được tự ý sử dụng do có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn khác. Nếu chưa được kê đơn thuốc bạn nên đưa bố đến khám lại tại các trung tâm uy tín và điều trị sớm.