Làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson?

A- A+

Việc chẩn đoán sớm và chính xác bệnh Parkinson có ý nghĩa rất quan trọng, để giúp đưa ra được phương pháp điều trị đúng, nhằm hạn chế triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời tiết kiệm  tiền bạc và thời gian quý giá cho người bệnh.

Parkinson là một trong số các bệnh thoái hóa thần kinh cuối đời phổ biến nhất, ảnh hưởng đến chủ yếu là những người trên 65 tuổi. Ước tính trên thế giới có tới khoảng 7 - 10 triệu người đang bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một xét nghiệm nào đặc hiệu giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh Parkinson. Nếu không phải là một bác sĩ chuyên khoa thần kinh, rất có thể chẩn đoán nhầm Parkinson với một bệnh lý khác và ngược lại. Bởi các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson giai đoạn đầu rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của sự lão hóa ở người lớn tuổi. Bệnh Parkinson ở người trẻ cũng có thể bị chẩn đoán nhầm bởi một số bác sĩ có quan niệm sai lầm rằng chỉ người lớn tuổi mới bị mắc căn bệnh này. Việc chẩn đoán và điều trị không đúng sẽ khiến bệnh ngày càng tăng nặng và làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.

Mặc dù không có xét nghiệm đặc hiệu chẩn đoán bệnh Parkinson, nhưng dựa trên một số cách thức dưới đây có thể giúp bác sĩ xác định đúng bệnh.

Chẩn đoán Parkinson dựa trên tiền sử bệnh và các triệu chứng lâm sàng

Bệnh Parkinson được chẩn đoán chủ yếu dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, với các triệu chứng, biểu hiện và tiền sử gia đình của người bệnh. Nếu một người có người thân bị Parkinson thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.

Bệnh Parkinson đặc trưng bởi 4 dấu hiệu, đó là: run khi nghỉ và run thường bắt đầu ở một bên của cơ thể, co cứng cơ, chậm vận động và rối loạn thăng bằng.

- Run khi nghỉ: 70% người bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu có các biểu hiện run. Đặc trưng của run trong bệnh Parkinson là run kiểu lắc vẫy, tăng khi nghỉ ngơi và giảm dần khi vận động. Run thường bắt đầu ở một bên của cơ thể sau đó lan ra cả 2 bên. Run khi nghỉ là triệu chứng điển hình giúp chẩn đoán phân biệt run do Parkinson so với run do các nguyên nhân khác.

- Cứng cơ bắp: là hiện tượng các cơ bắp bị cứng đờ, khiến người bệnh khó cử động, co duỗi tay chân nét mặt không biểu lộ cảm xúc (nét mặt tượng) và thường có một tư thế đặc biệt khi đứng là: đầu nghiêng, lưng gù và đầu gối hơi gập.

- Chậm vận động: Đây là một trong những triệu chứng điển hình khi mới mắc bệnh Parkinson. Bất kỳ thay đổi tư thế nào như bước đi, quay người, quay đầu, buộc dây giày hay cài khuy,... người bệnh cũng thường làm với tốc độ chậm chạp. Thậm chí trong một số trường hợp đang di chuyển thì đột ngột bị dừng lại và đóng băng.

- Rối loạn thăng bằng: thường xuất hiện ở giai đoạn muộn của bệnh, khiến người bệnh cảm thấy khó khăn trong việc phối hợp động tác và rất dễ bị té ngã.

 Run khi nghỉ, cứng cơ bắp, chậm vận động là những dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán bệnh Parkinson

Run khi nghỉ, cứng cơ bắp, chậm vận động là những dấu hiệu đặc trưng để chẩn đoán bệnh Parkinson

Ngoài các triệu chứng chính, người bệnh Parkinson còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như táo bón, giọng nói, chữ viết nhỏ dần, trầm cảm, lũ lẫn, ảo giác, chậm nhận thức, rối loạn giấc ngủ…

Thêm một tiêu chí nữa giúp chẩn đoán chắc chắn bệnh Parkinson là mức độ đáp ứng của người bệnh với thuốc điều trị. Nếu đúng là bệnh Parkinson, các triệu chứng của người bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng với levodopa (ví dụ Madopar, Sinemet) hoặc một chất chủ vận dopamine (ví dụ, ropinirole).

Bạn có thể quan tâm tới Tpcn Vương Lão Kiện – giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh Parkinson, giảm run chân tay và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán phân biệt bệnh Parkinson

Một số xét nghiệm có thể được tiến hành để nhằm loại trừ nguyên nhân gây run do các bệnh lý khác, ví dụ như xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc chụp cộng hưởng từ não…

Chụp cộng hưởng từ não (MRI): sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm MRI để giúp loại trừ các nguyên nhân khác như đột quỵ, khối u, tràn dịch màng não… cũng có thể gây nên các triệu chứng giống bệnh parkinson.

Xét nghiệm máu: xét nghiệm máu có thể  được thực hiện để loại trừ các bệnh về tuyến giáp, rối chuyển loạn chuyển hóa hay mức độ bất thường của một số chất trong cơ thể, hoặc phân tích ADN để xác định các rối loạn do di truyền.

Chọc dò tủy sống: là một thủ thuật lấy mẫu chất lỏng bao quanh tủy sống để phân tích, giúp phát hiện các yếu tố viêm, nhiễm trùng hoặc u ở não bộ.

Bệnh Parkinson nên được chẩn đoán bởi một bác sĩ chuyên khoa thần kinh học, bởi một bác sĩ đa khoa rất có thể bị chẩn đoán nhầm và điều trị theo một hướng sai lệch. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào khiến bạn nghi ngờ mình bị Parkinson hãy tìm đến gặp một chuyên gia trong lĩnh vực này để được chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh sớm.

XEM CHIA SẺ KINH NGHIÊM TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

Theo nguồn: https://www.sharecare.com/health/parkinsons-disease-diagnosis/how-is-parkinsons-disease-diagnosed

---------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh Parkinson, giúp giảm run chân tay và phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể.

TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm dần chứng run trong bệnh và hội chứng parkinson