Mỗi giai đoạn của bệnh Parkinson sẽ xuất hiện các triệu chứng riêng với mức độ khác nhau. Việc xác định được giai đoạn có ý nghĩa lớn trong hiệu quả điều trị bệnh. Điều này không chỉ giúp người bệnh có biện pháp điều trị kịp thời để cải thiện triệu chứng mà còn làm chậm tiến triển của bệnh, cải thiện chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu ngay về các giai đoạn của bệnh Parkinson cũng như biểu hiện trong từng giai đoạn trong bài viết dưới đây.
Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa não mãn tính, xảy ra do sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamin. Cũng giống như nhiều bệnh tiến triển khác, Parkinson cũng được chia thành nhiều giai đoạn dựa trên vào 2 yếu tố là triệu chứng vận động và nhận thức của người bệnh.
Hiện có 2 cách phân chia các giai đoạn của bệnh Parkinson thường được sử dụng là:
- Phân loại theo Hoehn và Yahr: Cách này phân chia bệnh Parkinson thành 5 giai đoạn dựa trên mức độ khó khăn trong vận động của người bệnh.
- Phân loại theo UPDRS: Cách chia này được đánh giá là toàn diện hơn cách chia cũ. Bởi người bệnh sẽ được đánh giá cả về mức độ vận động và suy giảm nhận thức thay vì chỉ riêng yếu tố vận động như trước.
Hiểu các giai đoạn của bệnh Parkinson giúp người bệnh điều trị tốt hơn
Theo thang đánh giá “Hoehn and Yahr” bệnh Parkinson sẽ được chia thành 5 giai đoạn: giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3, giai đoạn 4, giai đoạn 5 hay bệnh Parkinson giai đoạn cuối. Giai đoạn càng cao, dấu hiệu bệnh Parkinson như run tay chân không kiểm soát, hạn chế phối hợp động tác, cứng khớp và nói khó càng nặng.
Bệnh Parkinson giai đoạn 1: Triệu chứng xuất hiện ở 1 bên cơ thể
Đây là giai đoạn bắt đầu của bệnh Parkinson, khi các triệu chứng bất thường bắt đầu xuất hiện nhưng chưa đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày. Trong giai đoạn này, người bệnh có một số biểu hiện như sau:
- Tình trạng run chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể và với mức độ nhẹ, có thể bị bỏ qua
- Bạn bè và người thân có thể nhận thấy thay đổi về dáng điệu, vận động và biểu cảm nét mặt ở người bệnh.
Bệnh Parkinson giai đoạn 2: Triệu chứng lan ra hai bên cơ thể
Đây là giai đoạn mà các biểu hiện bệnh bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn ở cả 2 bên cơ thể. Người bệnh sẽ nhận thấy:
- Khó khăn khi đi lại và duy trì trạng thái thăng bằng khi đứng.
- Các cơ bắp xuất hiện tình trạng cứng, khó cử động.
- Biểu hiện run, lắc xuất hiện nhiều, rõ hơn.
- Dáng đứng và đi bị thay đổi.
Bạn cũng có thể sẽ bắt đầu gặp khó khăn nhiều hơn khi thực hiện các hoạt động vốn rất dễ dàng trước đây. Ví dụ như lau dọn nhà cửa, mặc quần áo hoặc tắm gội. Tuy nhiên, đa số các bệnh nhân trong giai đoạn này vẫn có thể sống một cuộc sống bình thường. Và đây cũng là giai đoạn mà bạn phải dùng thuốc điều trị bệnh Parkinson để kiểm soát các triệu chứng.
Giai đoạn bệnh Parkinson càng tăng, các triệu chứng càng trầm trọng
Bệnh Parkinson giai đoạn 3: Triệu chứng ngày một rõ hơn
Đây là giai đoạn giữa trong quá trình tiến triển bệnh Parkinson. Ngoài các triệu chứng ở những giai đoạn trước, người bệnh có thêm một số dấu hiệu đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự tiến triển của bệnh:
- Vận động chậm chạp một cách rõ rệt.
- Rối loạn thăng bằng khi đi hoặc đứng.
Đây cũng là lý do người bệnh hay ngã ở giai đoạn này. Công việc hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều nhưng họ vẫn có thể tự hoàn thành chúng, chưa cần nhờ sự giúp đỡ từ người khác. Đồng thời, việc điều trị bằng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu vẫn có thể làm giảm các triệu chứng ở giai đoạn này.
TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm run tay chân và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh Parkinson. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết.
Bệnh Parkinson giai đoạn 4: Triệu chứng ngày càng nghiêm trọng
Trong giai đoạn 4, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn. Việc đi lại cực kỳ khó khăn, các cơ bị co cứng, triệu chứng “bật – tắt” hiện rõ khi lúc di chuyển. Ngoài ra, hàng loạt biến chứng như khô miệng, rối loạn cảm giác, da khô, loạn thần, ảo giác xuất hiện do bệnh bệnh tiến triển cùng với tác dụng phụ của thuốc.
Trong giai đoạn này triệu chứng run có thể ít hơn so với các giai đoạn trước đó. Một vài người bệnh vẫn có thể đứng hoặc đi bộ một đoạn ngắn nếu sử dụng một khung tập đi hoặc các thiết bị hỗ trợ mà không cần trợ giúp. Tuy nhiên, phần đông người bệnh không thể sống một mình ở giai đoạn này vì các cơ bị cứng và vận động chậm chạp khiến họ không thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng ngày một nặng khiến người bệnh Parkinson khó khăn trong vận động
Bệnh Parkinson giai đoạn 5: Người bệnh gần như gắn liền với chiếc xe lăn
Đây là giai đoạn nặng nhất trong tiến triển bệnh hay còn gọi là giai đoạn cuối của bệnh Parkinson. Các cơ bắp cứng đờ, người bệnh thường không thể đứng hay đi được mà cần phải sử dụng xe lăn, phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của người thân.
Ngoài khó khăn trong vận động, người bệnh còn gặp phải các vấn đề khác liên quan đến khả năng giao tiếp và trí nhớ. Ví dụ như: nói lắp, khó nói rõ chữ, suy giảm trí nhớ (không thể nhận thức mọi thứ xung quanh). Điều này khiến họ giống như bị đóng băng hoàn toàn.
Việc sử dụng các phương pháp nội khoa như thuốc đặc trị Parkinson như Mad0par trong giai đoạn này cũng gần như không có ý nghĩa. Bởi người bệnh đã bị nhờn thuốc, dùng thuốc nhưng không thể kiểm soát được triệu chứng bệnh.
Ở giai đoạn 5, người bệnh Parkinson gần như phải gắn liền với chiếc xe lăn
Thông tin hữu ích: Cách chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn muộn
Theo cách chia này, bệnh Parkinson sẽ được chia thành 3 giai đoạn thay vì 5 như trước. 3 giai đoạn này bao gồm Parkinson mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Có thể mô tả các biểu hiện trong từng giai đoạn bệnh Parkinson theo cách chia mới như sau.
Parkinson giai đoạn nhẹ (Mild Parkinson’s)
Giai đoạn này kéo dài từ lúc khởi phát đến khi một vài triệu chứng xuất hiện với các đặc điểm bao gồm:
- Xuất hiện triệu chứng run ở một bên cơ thể
- Thay đổi trong tư thế, dáng khi đi bộ hoặc biểu hiện trên khuôn mặt
Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ cảm thấy bất tiện khi vận động nhưng vẫn có thể duy trì hoạt động hàng ngày. Các thuốc điều trị Parkinson cũng phát huy được hiệu quả trong việc ngăn chặn các triệu chứng run ở người bệnh.
Ngoài ra, nếu người bệnh thường xuyên tập thể dục ở giai đoạn này, họ có thể duy trì sự nhanh nhẹn, linh hoạt, cải thiện phạm vi di chuyển, khả năng giữ thăng bằng và giảm được trầm cảm hay táo bón.
Tập thể dục, vật lý trị liệu giúp giảm các triệu chứng khi bệnh Parkinson tiến triển nặng dần
Parkinson giai đoạn trung bình (Moderate Parkinson’s)
Các triệu chứng bệnh Parkinson bắt đầu tiến triển nặng dần ở giai đoạn này. Người bệnh bắt đầu gặp khó khăn nhiều hơn di chuyển, vận động và sinh hoạt. Cụ thể:
- Các triệu chứng như run tay chân, co cứng cơ xảy ra ở cả hai bên cơ thể
- Người bệnh đi lại, di chuyển chậm hơn
- Khó khăn trong việc giữ thăng bằng và phối hợp các hoạt động vận động như đứng lên ngồi xuống, cầm nắm vật dung…
- Có thể xuất hiện triệu chứng "đóng băng" do cứng đờ cơ bắp, người bệnh bất ngờ trong tư thế bất động lúc di chuyển hoặc khó xoay người hay xoay đầu...
Trong giai đoạn này, thuốc có thể bị mất tác dụng tại khoảng thời gian giữa các liều. Tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson bao gồm rối loạn vận động, ảo giác, suy giảm trí nhớ, khô miệng, tiểu ít… bắt đầu manh nha xuất hiện. Tuy nhiên, nếu chủ động làm các công việc như vệ sinh cá nhân, chăm sóc vườn cây, nấu ăn… người bệnh vẫn có thể tăng cường khả năng tự lập và làm chậm sự phát triển của các rối loạn vận động do bệnh Parkinson gây ra.
Thông tin hữu ích: 7 bài tập thể dục tốt nhất cho người bệnh Parkinson
Parkinson giai đoạn nặng (Advanced Parkinson’s)
Khi bệnh Parkinson tiến triển vào giai đoạn nặng (hay còn gọi là giai đoạn muộn), các vấn đề suy giảm nhận thức và giảm chức năng vận động biểu hiện rất rõ rệt:
- Người bệnh có thể bị trầm cảm, ảo giác và hoang tưởng nặng.
- Các rối loạn vận động dần tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể bị té ngã, rung lắc toàn thân, đặc biệt ở chân khiến việc đi lại rất khó khăn, thường phải ngồi một chỗ hoặc buộc phải dùng xe lăn nếu di chuyển.
- Người bệnh hầu như không còn khả năng tự làm công việc sinh hoạt cá nhân hàng ngày và phụ thuộc phần lớn vào người chăm sóc.
Thuốc điều trị gần như mất tác dụng trong giai đoạn Parkinson nặng này. Chưa kể đến, nhiều người bệnh còn gặp tác dụng phụ do chính các thuốc này gây ra.
May mắn rằng nếu được chăm sóc tốt, người bệnh Parkinson có thể cải thiện các triệu chứng, tăng khả năng tự lập của bản thân trong sinh hoạt và làm chậm tiến triển bệnh. Bên cạnh các phương pháp Tây Y, việc tận dụng thế mạnh của y học cổ truyền với sản phẩm Vương Lão Kiện từ Thiên ma Câu đằng để giảm run là giải pháp được nhiều người lựa chọn.
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, thành phần Thiên Ma Câu Đằng trong Vương Lão Kiện có thể điều chỉnh các rối loạn chức năng của não bộ, đặc biệt là ức chế ức chế enzym phá hủy Do-pamin (thiếu hụt Do-pamin là nguyên nhân gây bệnh Parkinson). Nhờ đó, giúp người bệnh giảm run chân tay, cứng cơ, phục hồi khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày yêu cầu sự chính xác như cầm đồ vật, viết vẽ, ký tên, cài cúc áo, rót nước, gắp thức ăn…
Thực tế, hiệu quả giúp giảm run chân tay của Vương Lão Kiện đã thuyết phục được nhiều chuyên gia Thần kinh khó tính và giúp nhiều người bệnh Parkinson nâng cao chất lượng cuộc sống. Câu chuyện của bác sĩ Đỗ Bình Dương (8/153 Ngõ chợ Khâm Thiên – Hà Nội) là một minh chứng điển hình.
Chia sẻ của bác sĩ Đỗ Bình Dương về hiệu quả của Vương Lão Kiện với Parkinson
Thông tin hữu ích: Đánh giá của chuyên gia và nhiều người bệnh khác về Vương Lão Kiện
Nắm rõ các giai đoạn của bệnh Parkinson là bước đầu giúp bạn chiến thắng bệnh Parkinson. Đừng quên kết nối với các chuyên gia của Runchantay để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích về Parkinson cũng như cách giúp bạn chiến thắng căn bệnh này nhé!
Nguồn tham khảo: pdf.org