Ngón tay, bàn tay run khi cầm đũa, khi chan canh, khi viết, khi làm việc. Đôi chân run rẩy đi đứng không vững. Giọng nói run run mỗi khi phát biểu nơi đông người... Tất cả đều khiến bạn lo lắng không biết mình mắc bệnh gì? Liệu đi khám bệnh run chân tay ở đâu thì tốt? Việc chọn đúng địa chỉ khám bệnh sẽ giúp bạn an tâm khi được chẩn đoán và điều trị hơn. Dưới đây là 7 địa chỉ khám run tay chân tốt nhất tại Việt Nam mà bạn nên tham khảo.
Lựa chọn đúng bệnh viện khám run tay chân sẽ giúp người bệnh an tâm hơn.
Bất cứ ai khi phát hiện mình bị run tay chân, việc đầu tiên cần làm là đến bệnh viện thăm khám. Thế nhưng trong hàng trăm bệnh viện nhà nước và tư nhân, bạn nên chọn địa chỉ khám bệnh run chân tay ở đâu tốt nhất?
Theo các chuyên gia Thần kinh, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong 7 bệnh viện khám run tay chân dưới đây. Đây là 7 địa chỉ khám run tay, khám run chân và bệnh Parkinson tốt nhất tại Việt Nam.
Nếu bạn ở Hà Nội, đây là bệnh viện hàng đầu trong điều trị các bệnh Nội khoa, trong đó có run tay chân, Parkinson mà bạn nên lựa chọn.
Bệnh viện Bạch Mai có rất nhiều giáo sư, chuyên gia đầu ngành giỏi chuyên môn. Đây cũng là địa chỉ sở hữu các kỹ thuật hiện đại để chẩn đoán nguyên nhân gây run tay, run chân một cách chính xác cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Tuy nhiên theo kinh nghiệm của những người đã từng khám chữa bệnh tại đây, số lượng bệnh nhân tại Bạch Mai khá đông. Khi đi khám, bạn nên đến sớm để xếp hàng lấy số thứ tự và nhớ giữ gìn tài sản cá nhân như: ví tiền, điện thoại cẩn thận… để tránh trường hợp xấu xảy ra.
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 02438693731
- Lịch làm việc:
+ Bệnh viện hoạt động từ 6h30 - 18h (nghỉ trưa 12h - 13h30)
+ Khu khám thường: Làm việc từ thứ 2 - thứ 6.
+ Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu: Hoạt động các ngày trong tuần, kể cả thứ 7, CN.
Nếu được hỏi “Ở Hà Nội, khi bị run tay chân khám ở đâu?”, Khoa Nội thần kinh – bệnh viện 108 chính là địa chỉ thứ 2 được các chuyên gia gợi ý. Đây là nơi chuyên điều trị các bệnh về chuyên ngành Nội thần kinh như: bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh thực vật và các bệnh lý thoái hóa khác có thể dẫn đến tình trạng run tay. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn nơi đây để khám và điều trị triệu chứng run tay chân.
- Địa chỉ: Số 1, Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Điện thoại: 069572400
- Lịch làm việc: Bệnh viện làm việc các ngày từ thứ 2 - thứ 7 (07h00 – 17h30).
Bệnh viện 108 là một địa chỉ khám run tay, khám run chân tốt tại Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cũng là nơi khám chữa bệnh run tay chân, Parkinson uy tín tại Hà Nội. Tại đây luôn cập nhật các chẩn đoán, phương pháp điều trị mới về các bệnh lý run chân tay, Parkinson nói riêng và nhiều bệnh khác nói chung. Do vậy, bạn có thể an tâm về chất lượng khám/chữa bệnh khi đến thăm khám.
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 19006422 và 0982873112
- Lịch làm việc: Bệnh viện làm việc từ thứ 2 - thứ 6, trường hợp muộn nhất là sáng thứ 7 vì bệnh viện không làm việc vào chủ nhật.
Đây là nơi chuyên khám và điều trị các bệnh lý thoái hóa, lão hóa thần kinh, bệnh Parkinson, chứng rối loạn khả năng vận động, trong đó có run tay chân ở người già. Hơn nữa, bệnh viện còn có trung tâm phục hồi chức năng, vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị và phục hồi khả năng cầm, nắm, đi lại tốt hơn cho người bệnh. Nếu bạn đang ở khu vực Phương Mai, Đống Đa, bạn có thể đến khám run chân tay, khám bệnh Parkinson tại bệnh viện Lão Khoa thay vì bệnh viện 108.
- Địa chỉ: số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại: 0243-5773888 hoặc 0243-5764172
- Lịch làm việc: Bệnh viện làm việc trong giờ hành chính, từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần.
Một góc của bệnh viện Trung ương Huế - địa chỉ khám bệnh run tay chân uy tín
Người bệnh Hà Nội và các tỉnh miền Bắc có thể chọn Bạch Mai, 108, Đại học Y để khám run tay chân. Vậy ở Huế và các tỉnh miền Trung, người bị run tay đi khám ở đâu, bị rung chân khám ở đâu? Câu trả lời là Bệnh viện Trung ương Huế.
Đây là một trong ba Bệnh viện trung ương lớn nhất cả nước. Mặc dù số bệnh nhân đổ về Bệnh viện Trung ương Huế khám và điều trị hàng ngày rất đông khiến bạn có thể phải chờ rất lâu để được khám và nhận kết quả xét nghiệm. Nhưng bù lại đây là bệnh viện lớn nhất có nhiều bác sĩ chữa bệnh Parkinson, run chân tay giỏi nhất và cơ sở hiện đại nhất khu vực miền Trung..
- Địa chỉ:
+ Cơ sở 1: 16 Lê Lợi, Vĩnh Ninh, Tp. Huế, Thừa Thiên Huế
+ Cơ sở 2: QL1A Xã Phong An huyện Phong Điền - tỉnh Thừa Thiên Huế
- Điện thoại: 0234 - 3822325
- Lịch làm việc: từ thứ 2 - thứ 6, sáng: 7h – 11h và chiều: 13h – 17h
Đây là bệnh viện hạng 1 tiếp nhận các bệnh nhân bị run tay chân hay Parkinson tại Đà Nẵng và các khu vực lân cận. Mặc dù không phải bệnh viện tuyến trung ương nhưng bệnh viện Đà Nẵng cũng sở hữu cho mình đội ngũ bác sĩ và phương pháp mới điều trị bệnh Parkinson, run chân tay. Vì vậy, nếu là một người con của mảnh đất miền Trung, bạn cũng có thể đến khám và điều trị run tay chân tại bệnh viện.
- Địa chỉ: 124 Hải Phòng, Thạch Thang, Thành Phố Đà Nẵng
- Điện thoại: 1900 9095 hoặc 0236 382 1118
- Lịch làm việc: 7 giờ 30 – 16 giờ
Ở Đà Nẵng khám bệnh run tay chân ở đâu? Câu trả lời là Bệnh viện Đà Nẵng
Tham khảo thêm: 11 bước cần làm khi bị run tay
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược HCM, bạn sẽ được trực tiếp thăm khám và chữa trị với các bác sĩ nhiều kinh nghiệm và là giảng viên của bộ môn Nội Thần kinh Đại học Y Dược TP HCM. Điều này đã khiến nơi đây trở thành địa chỉ được nhiều người bệnh miền Nam lựa chọn khi băn khoăn “khám bệnh run tay ở đâu tốt? khám bệnh Parkinson ở đâu TPHCM?”.
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh.
- Điện thoại: 028 3855 4269 hoặc 1900 7178 (trong giờ hành chính)
- Lịch làm việc: 6 giờ 30 – 16 giờ 30 từ thứ 2 - thứ 6 và thứ 7 là 6 giờ 30 – 11 giờ 30..
Ngoài bệnh viện Đại học Y dược HCM, trong TP HCM để thăm khám bệnh run tay chân hay Parkinson, bạn còn có thể đến một số bệnh viện khác. Điển hình như: Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Nhân dân 115… Trong đó bệnh viện Nguyễn Tri Phương là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam thực hiện thành công kỹ thuật kích thích não sâu. Đây là một trong những phương pháp mới chữa Parkinson hiệu quả, có thể cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Run tay chân không phải là bệnh, đó là biểu hiện do nhiều căn bệnh khác nhau gây ra (Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn). Mỗi nguyên nhân sẽ tương ứng với các xét nghiệm chẩn đoán, biện pháp thăm khám khác nhau. Vì vậy sau khi xác định “bị run tay khám ở đâu”, bạn cần tìm hiểu thêm quy trình thăm khám để phối hợp tốt với bác sĩ. Quy trình khám run tay, khám run chân thường gồm 4 bước cơ bản sau:
Khai thác tiền sử là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất giúp bác sĩ dự đoán nguyên nhân gây run tay chân của bạn là gì. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thông tin tiền sử gia đình xem có ai mắc bệnh như bạn không. Bởi với bệnh run vô căn, có đến 50% trường hợp là do di truyền. Tỷ lệ di truyền ở bệnh Parkinson là 15 - 20%.
Triệu chứng run tay chân đôi khi cũng có thể xảy ra do tác dụng phụ của một số loại thuốc. Chẳng hạn như thuốc điều trị bệnh động kinh, thuốc an thần, thuốc chống loạn thần… Việc khai thác tiền sử cũng giúp bác sĩ loại trừ nguyên nhân này.
Khi đi khám run chân tay, bạn nên chia sẻ cho bác sĩ tiền sử bệnh tật của mình
Bác sĩ sẽ cho bạn thực hiện thêm bài test. Ví dụ như vẽ vòng xoắn ốc, test vận động, di chuyển, giữ thăng bằng, đứng lên ngồi xuống…. Kết quả test sẽ giúp bác sĩ phân biệt một số nguyên nhân gây run tay chân như run do bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson, run vô căn.
Sau quá trình test vận động, khai thác tiền sử, bạn sẽ được làm các xét nghiệm, chụp chiếu. Xét nghiệm thường quy nhất là xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tim - phổi… Nếu nghi ngờ vấn đề liên quan đến não có thể làm điện não đồ, chụp CT hoặc quét DAT để giúp phát hiện bệnh Parkinson trong giai đoạn sớm (bệnh Parkinson ở người trẻ).
Đây là bước cuối cùng sau khi bác sĩ đã tổng hợp thông tin từ 3 bước kể trên. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ cũng sẽ đưa ra cách chữa bệnh run chân tay hay điều trị bệnh Parkinson phù hợp với bạn. Tuy nhiên cũng có những trường hợp không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Khi đó bạn có thể tiếp tục đến các bệnh viện tuyến trên để kiểm tra lại cho chắc chắn.
Với các bạn trẻ tuổi, tình trạng run tay thường do tâm sinh lý bất ổn, do lo lắng, căng thẳng nên không được kết luận bệnh chính xác. Lúc này bác sĩ chỉ hướng dẫn cách thức thay đổi lối sống, giảm căng thẳng để làm giảm run.
Trả lời đầy đủ các câu hỏi của bác sĩ sẽ giúp bạn có kết quả khám run chân tay tốt nhất
Để giúp cho việc chẩn đoán của bác sĩ chính xác hơn, khi đi khám bạn nên chú ý những điều sau:
Trước và trong khi thăm khám
- Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ gồm sổ bảo hiểm y tế (nếu có), chứng minh thư nhân dân.
- Không sử dụng cà phê hoặc nhịn đói trước khi khám vì có thể khiến biểu hiện run trở nên nghiêm trọng hơn.
- Trình bày với bác sĩ về tất cả các triệu chứng mà bạn gặp phải, tất cả các thuốc, vitamin bạn đang dùng.
- Mang theo đơn thuốc hoặc giấy tờ xét nghiệm/kết luận tại bệnh viện mà bạn đã từng khám trước đó.
Sau khi thăm khám
- Nếu bạn chưa tin tưởng kết quả khám, bạn có thể di chuyển đến các bệnh viện tuyến cao hơn hoặc yêu cầu khám chuyên gia. Hiện nay có rất nhiều chuyên gia về thần kinh giỏi mà bạn có thể tham khảo như Gs Nguyễn Văn Liệu (Bạch Mai), Gs Lê Đức Hinh (BV Nông nghiệp), Gs Nguyễn Văn Thông… ngoài miền Bắc. Trong Nam có Gs Lê Văn Thành, Ts Đinh Vinh Quang (BV 115), Phó Giáo sư/Tiến sĩ Cao Phi Phong…
- Bên cạnh việc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng nên chủ động tìm hiểu các thông tin liên quan đến bệnh run chân tay của mình, liên quan đến chế độ dinh dưỡng hoặc lối sống để đạt được kết quả cao trong điều trị.
Dù là run do nguyên nhân gì thì nguồn gốc sâu xa đều là sự tổn thương hoặc thoái hóa các tế bào thần kinh, dẫn đến rối loạn quá trình điều khiển vận động của cơ thể. Vì vậy để giảm run hiệu quả, ngoài việc dùng thuốc điều trị, nhiều chuyên gia còn khuyến khích sử dụng thêm các thảo dược Thiên ma, Câu đằng.
Hai thảo dược này sẽ giúp cung cấp tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi các tổn thương trong não. Đồng thời, làm chậm lại quá trình thoái hóa, lão hóa não bộ. Từ đó giúp giảm run tay chân ở cả người trẻ, người già và làm chậm tiến trình của bệnh theo thời gian.
Vương Lão Kiện là TPCN đầu tiên tại Việt Nam có thành phần chính Thiên ma, Câu đằng kết hợp thêm nhiều thảo dược quý khác. Sản phẩm đã có mặt hơn 5 năm trên thị trường và trong thời gian đó đã giúp cho nhiều người bị run tay chân làm chủ được cuộc sống của mình. Thông tin chi tiết về sản phẩm, bạn có thể tìm hiểu thêm tại các bài viết sau:
- Tìm hiểu về TPCN Vương Lão Kiện - giúp giảm run tay chân
- Xem đánh giá của GS.TS Lê Đức Hinh về TPCN Vương Lão Kiện
- Chia sẻ của người bệnh run tay chân sau khi sử dụng Vương Lão Kiện
Như vậy câu hỏi “bệnh run tay nên khám ở đâu? Khám bệnh run chân tay ở đâu tốt?” đã được giải đáp. Mong rằng bạn có thể dành thời gian đi khám sớm để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.