Bệnh run vô căn là gì? Run vô có căn nguy hiểm không?

A- A+

Run vô căn khiến người bệnh khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày (như cầm, nắm, viết vẽ) và gặp phải không ít rào cản tâm lý, ngại ngùng, tự ti. Vậy run vô căn là bệnh gì? Bệnh run vô căn có nguy hiểm không? Tất cả thông tin về run vô căn có trong bài viết này!

Bệnh run vô căn - Nguyên nhân phổ biến nhất gây run tay chân

Bệnh run vô căn - Nguyên nhân phổ biến nhất gây run tay chân

Run vô căn là gì?

Run vô căn là một bệnh rối loạn vận động cơ của hệ thần kinh trung ương nhưng chưa rõ nguyên nhân chính xác, đặc trưng bởi biểu hiện run không kiểm soát ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể như: run tay, run đầu, run lưỡi, cằm, thanh quản…..

Run vô căn khiến người bệnh vận động tay chân, cầm nắm khó khăn và luôn mang tâm lý ngại ngùng, thiếu tự tin khi giao tiếp, làm việc. Điều này có thể khiến họ mất nhiều cơ hội trong công việc hoặc các mối quan hệ xã hội.

Bệnh run vô căn có nguy hiểm không?

Run vô căn không nguy hiểm đến tính mạng tính mạng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như bệnh Parkinson. Tuy nhiên, mối nguy hiểm nằm ở chỗ chưa tìm được ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh nên chưa có phương pháp chữa khỏi dứt điểm.

Triệu chứng bệnh run tay vô căn khiến mọi sinh hoạt hằng ngày như cầm bát cơm, rót ly nước và giao tiếp xã hội đều trở nên bất tiện. Đây chính là lý do khiến người bệnh trở nên mặc cảm, tự ti, sống khép kín hơn và mất nhiều cơ hội trong công việc, cuộc sống.

Nguyên nhân gây run vô căn là gì?

Hiện nay khoa học chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh run vô căn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng những bất thường ở tế bào thần kinh não và gen di truyền có thể là nguyên nhân gây ra run tay vô căn. Cụ thể, nếu gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử run vô căn, nguy cơ mắc bệnh của con là 50% (do 2 loại gen FET1 và ETM2). Đây là nghiên cứu bước đầu cho thấy gen đóng một vai trò quan trọng trong các nguyên nhân gây run tay.

Ngoài ra, tuổi tác cũng là một nhân tố gây bệnh run vô căn. Nếu ở độ tuổi 40-60, tỷ lệ mắc là 4% thì những người từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc khoảng 14%. Trên thực tế bệnh run vô căn có thể xuất hiện ở tất cả các độ tuổi, kể cả run vô căn ở trẻ em.

Các yếu tố khiến bệnh run vô căn nghiêm trọng hơn

Tương tự các bệnh lý thần kinh khác, triệu chứng của bệnh run vô căn nghiêm trọng hơn khi:

  • Căng thẳng, stress kéo dài.
  • Làm việc nặng quá sức, mệt mỏi hay cơ thể suy nhược.
  • Thiếu năng lượng do nhịn đói hoặc chế độ ăn ít dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Lạm dụng chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc…

Căng thẳng stress có thể khiến triệu chứng bệnh run vô căn trở nên trầm trọng hơn

Căng thẳng stress có thể khiến triệu chứng bệnh run vô căn trở nên trầm trọng hơn

Triệu chứng run vô căn điển hình ở người bệnh

Đặc trưng của run vô căn là run tư thế – run khi vận động với biên độ nhỏ. Bạn có thể cảm thấy tình trạng run tại các phần khác nhau của cơ thể như run tại bàn tay, cánh tay, run đầu – cổ và mức độ run hai bên cơ thể cũng khác nhau. Những triệu chứng run cụ thể như sau:

  • Run theo kiểu gật đầu hoặc lắc đầu.
  • Run miệng ảnh hưởng tới giọng nói, có thể kèm theo giật nhẹ mí mắt, môi, hoặc tại mũi.
  • Khó khăn khi viết, vẽ, cầm, nắm và sử dụng các dụng cụ sinh hoạt khác vì cơn run tay. Có thể thấy rõ biểu hiện run khi người bệnh duỗi thẳng và để ngửa bàn tay; nếu đặt lên bàn tay một tờ giấy biên độ run sẽ rõ rệt hơn.
  • Một vài nghiên cứu cho thấy nữ bị run ở đầu nặng hơn nam. Trong khi nam bị run tư thế ở chi nặng hơn nữ.
  • Ở giai đoạn nặng, người bệnh sẽ khó cầm tách hoặc cốc mà không đánh đổ nước ra ngoài; khó trang điểm ở nữ và khó cạo râu ở nam; viết khó, chữ viết có thể to dần, nghiêng ngả khó đọc; đi đứng khó khăn, nói năng không lưu loát rõ ràng; mất khả năng thực hiện những việc làm đòi hỏi kỹ năng vận động khéo léo như đánh đàn hoặc vẽ…

Triệu chứng run tay vô căn thường tăng lên khi tập trung làm một công việc nào đó, đặc biệt là những việc yêu cầu độ chính xác cao, run tăng khi mệt mỏi, lo âu và thường hết khi ngủ hoặc nghỉ ngơi. Bệnh run vô căn có diễn tiến khác nhau ở mỗi người. Một số người có triệu chứng khá nhẹ suốt đời, trong khi có người lại bị run nhiều hơn và tăng theo thời gian.

Đặc biệt, một số ít trường hợp gặp phải tình trạng run ngay cả khi nghỉ ngơi khiến các bác sĩ dễ nhầm với bệnh và hội chứng Parkinson. Tuy nhiên, run vô căn xảy ra khi viết và làm động tác tinh vi nhưng không thấy dạng chữ viết nhỏ dần đi như bệnh Parkinson.

Người bệnh run vô căn khó vẽ được một hình tròn xoáy ốc (hình bên trái) mà vẽ thành hình răng cưa (bên phải)

Người bệnh run vô căn khó vẽ được một hình tròn xoáy ốc (hình bên trái) mà vẽ thành hình răng cưa (bên phải)

Chẩn đoán run vô căn

Bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách kiểm tra triệu chứng lâm sàng và hỏi về tiền sử bệnh. Một số yếu tố được chú ý khi chẩn đoán:

– Run: run tư thế hoặc run khi hoạt động ở hai bên bàn tay và cẳng tay, cũng có thể là run đơn độc ở đầu không kèm theo dấu hiệu rối loạn trương lực cơ; run tăng lên khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

– Khám thần kinh không thấy dấu hiệu bất thường.

– Tiêu chuẩn chẩn đoán thứ yếu là thời gian kéo dài của bệnh từ 3 năm trở lên, có tiền sử gia đình, đáp ứng tốt với rượu. Chẩn đoán run vô căn là chẩn đoán lâm sàng, không có các dấu ấn sinh học hay công cụ chẩn đoán hình ảnh nào có thể hỗ trợ cho chẩn đoán.

– Tiêu chuẩn loại trừ bao gồm: Run khi nghỉ một bên, cứng, chậm vận động, run khu trú với tư thế bất thường hoặc là run khởi phát đột ngột.

Một số xét nghiệm được bác sĩ chỉ định để loại trừ các nguyên nhân gây run khác như:

+ Bệnh cường giáp

+ Đột nhiên ngừng rượu sau khi uống rất nhiều trong một thời gian dài

+ Dùng quá nhiều caffein

+ Run do sử dụng một số thuốc tây

+ Xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh (như chụp CT đầu, MRI não và chụp X-quang) để loại trừ các nguyên nhân như: u não, viêm não,…

Bạn chỉ nhận được chẩn đoán run vô căn sau khi bác sĩ đã loại trừ tất cả các nguyên nhân khác có thể gây ra những triệu chứng của bạn.

Những cách điều trị run vô căn hiệu quả

Cho tới nay, run vô căn chưa có thuốc đặc trị và không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có nhiều cách điều trị run vô căn giúp bạn kiểm soát triệu chứng run, và nhiều người đã tìm ra cách giảm run hiệu quả.

Điều trị bằng thuốc

Run vô căn có thể không cần điều trị bằng thuốc Tây y trừ khi run ngày càng tăng làm ảnh hưởng nhiều đến đời sống hàng ngày của người bệnh.

Việc điều trị hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng các loại thuốc giúp làm giảm triệu chứng cùng với chế độ chăm sóc thích hợp.

Các thuốc điều trị run vô căn phổ biến nhất bao gồm: .

Thuốc chẹn beta (hay dùng là Propranolol): Thuốc làm giảm tiết adrenalin và thư giãn cho mạch máu. Nhờ đó người bệnh sẽ bớt run tay chân, lo lắng, giảm nhịp tim và đỡ hồi hộp hơn. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc là mệt mỏi, choáng váng, mất ngủ, nhịp tim chậm, co thắt phế quản…

Thuốc chống co giật (hay dùng là Primidone): Thường là các thuốc dùng để điều trị động kinh, giúp giảm các triệu chứng run giật. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là giảm khả năng tập trung, buồn ngủ, buồn nôn, khó khăn khi giữ thăng bằng và thực hiện các động tác phối hợp.

– Thuốc chống động kinh

– Thuốc an thần (hay dùng là Alprazolam)

– Thuốc chẹn kênh canxi

– Tiêm Botox (thường được tiêm dưới da): Tiêm hoạt chất gây liệt thần kinh cơ vào phần tay bị run giật để giảm triệu chứng do có tác dụng làm giãn cơ tại chỗ.

Nếu run nghiêm trọng hơn, bạn hãy thông báo với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời như đổi thuốc hoặc ngừng thuốc. Trong thực tế, bác sĩ cũng hạn chế kê đơn thuốc điều trị run vô căn thì các thuốc này gây nhiều tác dụng phụ và lệ thuộc thuốc khi dùng thời gian dài.

Phẫu thuật

Khi điều trị bằng thuốc kém hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật. Đối với run vô căn, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật kích thích não sâumở đồi thị. Vào tháng 7 năm 2017, FDA đã chính thức công nhận một phương pháp mới với ít rủi ro hơn phương pháp cũ, đó chính là mở đồi thị bằng sóng cao tần.

Thông thường chi phí phẫu thuật rất đắt đỏ, khoảng 700 – 800 triệu đồng. Vì vậy không phải ai cũng có đủ điều kiện để áp dụng. Trong trường hợp bạn có đủ kinh phí, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện như bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Huế… để thực hiện phẫu thuật.

Với trường hợp bệnh run vô căn nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật

Với trường hợp bệnh run vô căn nặng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật

Điều trị run vô căn tại nhà

Với run vô căn, một chế độ chăm sóc, luyện tập phù hợp sẽ giúp làm giảm triệu chứng và hạn chế sự phát triển của bệnh. Bạn nên:

– Ngủ đủ giấc.

– Tránh caffein vì có thể làm cơ thể sản sinh nhiều adrenalin khiến run nặng hơn.

– Hạn chế uống rượu: Một số người nhận thấy run được cải thiện trong một giờ sau khi uống rượu. Tuy nhiên, uống rượu không phải giải pháp tốt cho người bị run vô căn vì run thường nặng hơn khi tác dụng của rượu mất đi. Hơn nữa, lượng lớn rượu cần thiết để làm giảm run có thể dẫn đến nghiện rượu mạn tính.

– Tập thể dục: Người bệnh có thể nhờ các bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho các bài tập phù hợp. Ví dụ dùng những quả tạ từ 0,5-1kg buộc vào cổ tay để tập nâng lên xuống, đi bộ, múa quyền…

TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm run tay vô căn hiệu quả

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, một số hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong TPCN Vương Lão Kiện có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng run, bởi tác dụng an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền, đồng thời chúng còn có vai trò như tiền chất dinh dưỡng cho các tế bào thần kinh nên sẽ giúp cân bằng, điều chỉnh lại các rối loạn chức năng của não bộ, từ đó giúp giảm run chân tay hiệu quả.

Vương Lão Kiện được đánh giá là một giải pháp tự nhiên hữu hiệu cho chứng bệnh run vô căn cũng như chứng run do nhiều nguyên nhân khác như Parkinson, rối loạn thần kinh thực vật, run do tuổi già, run sau tai biến…

Chia sẻ kinh nghiệm giảm run vô căn đến 80% từ người trong cuộc

Sau thời gian thăm khám nhiều bệnh viện, đi nhiều nơi bốc thuốc lá mà bệnh run vô căn vẫn chỉ nặng thêm chứ không hề thuyên giảm. Ông Nguyễn Quốc Huy (Sóc Sơn, Hà Nội) đã nhiều lúc nghĩ quẩn vì cho rằng mình sống chỉ làm nặng gánh thêm cho con cháu.

Hiểu được khó khăn của bố, con trai ông đã tìm cách động viên, trong đó có việc khích lệ tinh thần bằng cách mua tặng ông chiếc điện thoại mới và hướng dẫn ông dùng mạng, vì “trên mạng cái gì cũng có”. Từ đó, ông Huy đã mày mò được nhiều phương pháp.

Ông bắt đầu hiểu rõ, việc ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tạo thói quen tốt khi bị run là rất quan trọng. Hàng ngày, ông đi bộ, tập các bài tập sử dụng tay, hoặc đứng hít sâu thở chậm để cải thiện sức khỏe. Ông cũng để ý việc ăn uống hơn, ăn nhiều rau, ít dùng rượu bia, không hút thuốc lá hay uống cà phê.

Trong một lần tình cờ tìm kiếm thông tin, ông thấy nhiều người bệnh chia sẻ về TPCN Vương Lão Kiện đã giảm được run. Ông nghĩ, “hay là còn nước còn tát, dùng thử xem sao”. Thế rồi sự cải thiện bắt đầu rõ rệt hơn sau 3 hộp, 5 hộp rồi 10 hộp. Giờ đây ông có thể tự gắp thức ăn, tự lái xe đưa cháu đi học. Ông vui lắm và không còn mặc cảm về bản thân, về đôi tay của mình nữa.

Để theo dõi câu chuyện của ông Huy, bạn có thể xem trong video dưới đây:

Ông Huy chia sẻ về hành trình chữa run vô căn cùng Vương Lão Kiện – TPCN hỗ trợ giảm run do mọi nguyên nhân

Căn bệnh run vô căn khiến nhiều người dần mất đi tự tin vào bản thân, sống khép kín và đánh mất niềm cuộc sống. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết sẽ giúp người bệnh hiểu rằng run vô căn không phải “cái kết cho cuộc sống độc lập”, chỉ cần kiên trì điều trị và áp dụng đúng phương pháp thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại sự tự tin và làm chủ cuộc sống.

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: 

Bài tập chữa run tay đơn giản mà hiệu quả

Cách giảm lo lắng căng thẳng khi bị run vô căn

Những “siêu thực phẩm” giảm run tốt nhất

Tham khảo: Webmd.com, En.wikipedia.org, Mayoclinic.org, Healthline.com