Hội chứng Parkinson và những điều người bệnh cần biết để điều trị hiệu quả

A- A+

Hội chứng Parkinson không phải là bệnh Parkinson tuy có rất nhiều điểm tương đồng giống nhau. Vậy Hội chứng Parkinson (hay còn gọi là Parkinson thứ phát) là gì, nguyên nhân, dấu hiệu phân biệt với bệnh Parkinson cũng như cách nào điều trị hiệu quả? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Hội chứng parkinson là gì?

Hội chứng Parkinson hay Parkinson thứ phát là tập hợp các triệu chứng tương tự Bệnh parkinson, gồm run tay chân, cứng đờ, chậm chạp vận động… Tình trạng này gây ra bởi sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh D0PAMlNE bắt nguồn từ sự tổn thương não bộ do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Parkinson thứ phát hay còn gọi là hội chứng Parkinson

Parkinson thứ phát hay còn gọi là hội chứng Parkinson

Nguyên nhân gây hội chứng Parkinson

Hội chứng Parkinson là một trong những rối loạn hệ thần kinh vận động phổ biến nhất hay gặp ở người cao tuổi. Các nhà khoa học cho rằng hội chứng này xảy ra khi một nhóm tế bào thần kinh trong não bị tổn thương, thiếu nuôi dưỡng hoặc thoái hóa, làm thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh D0PAMlNE. Khi đó, các tế bào thần kinh một phần của não bộ không thể truyền tín hiệu điện năng đến tế bào thần kinh khác hoặc cơ quan vận động, gây nên các rối loạn vận động cơ.

Một số đối tượng sau cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng Parkinson:

- Người tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại (đặc biệt là hóa chất diệt cỏ)

- Người bệnh bị chấn thương não (đột quỵ, viêm não, nhiễm khuẩn nội sọ)

- Người bị tác dụng phụ của thuốc điều trị chống loạn thần, thuốc an thần, thuốc điều trị co giật….

- Người bị ngộ độc Carbon monoxide, cyanid, cồn, methanol, thuốc diệt côn trùng…

- Người bệnh xơ gan, ung thư…

Triệu chứng cảnh báo hội chứng Parkinson

Các triệu chứng thông thường bao gồm:

- Run khi nghỉ ngơi

- Cứng khớp

- Di chuyển chậm chạp

- Một số triệu chứng khác như giảm biểu cảm trên khuôn mặt, khó khăn khi điều khiển cử động, tư thế không vững.

Nhầm lẫn, giảm trí nhớ cũng thường gặp phải ở những bệnh nhân Parkinson thứ phát, thậm chí nhiều trường hợp có thể dẫn đến chứng mất trí.

Xem thêm: 4 cách làm giảm co cứng cơ ở người bệnh parkinson

Phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson

Trên thực tế, bệnh và hội chứng Parkinson dễ bị chẩn đoán nhầm. Bệnh Parkinson do thoái hóa thần kinh tiến triển, xuất hiện khi các tế bào sản xuất chất dẫn truyền thần kinh trong não bị chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân.

Còn hội chứng Parkinson (hay còn gọi là Parkinson thứ phát) cũng có những triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson nhưng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên (Hội chứng parkinson sau tai biến mạch máu não, đột quỵ, dùng thuốc…)..

Sự tổn thương não bộ có thể làm xuất hiện hội chứng Parkinson

Sự tổn thương não bộ có thể làm xuất hiện hội chứng Parkinson

Bệnh và hội chứng Parkinson đều liên quan đến sự mất mát của các tế bào thần kinh vùng hạch nền của não bộ. Tuy nhiên, trong hội chứng Parkinson thì sự thoái hóa này diễn ra sâu và rộng hơn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của não.

Chẩn đoán hội chứng Parkinson thế nào?

Bác sĩ thường chẩn đoán hội chứng Parkinson sau khi kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và khai thác tiểu sử của người bệnh. Nếu chỉ căn cứ vào triệu chứng thì việc đánh giá sẽ khó khăn hơn, đặc biệt ở người cao tuổi và ở giai đoạn sớm.

Phát hiện ở giai đoạn sớm

Trước kia, chỉ cần có 2 trong 3 triệu chứng chính (run giật, cứng khớp và di chuyển chậm chạp) đã đủ để chẩn đoán xác định hội chứng bệnh Parkinson. Những tiêu chuẩn này nếu đứng riêng rẽ sẽ sai lầm trong khoảng 25% trường hợp.

Nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra triệu chứng chính giúp chẩn đoán chính xác hội chứng Parkinson là run giật với tính chất không đối xứng (run chỉ xuất hiện ở 1 bên của cơ thể) và đáp ứng tốt với thuốc thuộc nhóm tiền chất của dopamin.

Để gia tăng tỷ lệ chẩn đoán chính xác trong giai đoạn sớm, người bệnh cần thăm khám một cách đầy đủ hơn về các chức năng vận động, khứu giác và tâm thần.

Chẩn đoán ở giai đoạn muộn

Ở giai đoạn muộn của bệnh thì các triệu chứng thường rất điển hình, khó nhầm lẫn. Biểu hiện di chuyển khó khăn và chậm chạp trở nên rõ ràng hơn, hầu hết người bệnh đều có triệu chứng run giật.

Bác sĩ thường chẩn đoán xác định tình trạng bệnh qua bệnh sử và khám lâm sàng hoàn chỉnh. Trong một số trường hợp, những chẩn đoán hình ảnh như MRI và CT Scan cũng cần được thực hiện để loại trừ những nguyên nhân khác.

Hiện nay, kỹ thuật chụp cắt lớp vi tính phát xạ (PET và SPECT) là phương tiện chẩn đoán hình ảnh có độ nhạy và độ đặc hiệu cao giúp xác định và phân biệt bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson ở giai đoạn sớm khi chưa có triệu chứng. Điều này rất có ý nghĩa với người bệnh Parkinson, do phần lớn người bệnh không thấy bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi não bị mất trên 80% tế bào sản xuất dopamin.

Kỹ thuật PET và SPECT sẽ giúp tầm soát sự thay đổi của dopamin trước khi bạn có triệu chứng. Tuy nhiên, nó vẫn không thể dùng để tiên đoán khả năng sự thay đổi trên có thể tiến triển thành bệnh Parkinson được hay không?

Các nhà khoa học hy vọng trong tương lai gần sẽ có một phương tiện chẩn đoán hình ảnh đặc hiệu có khả năng tầm soát bệnh cả ở giai đoạn sớm và muộn, giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn.

Ở giai đoạn muộn, người mắc hội chứng Parkinson cần sự hỗ trợ rất lớn từ người thân

Ở giai đoạn muộn, người mắc hội chứng Parkinson cần sự hỗ trợ rất lớn từ người thân

Làm cách nào để phân biệt bệnh Parkinson và hội chứng Parkinson?

Tương tự như bệnh Parkinson, hội chứng Parkinson làm xuất hiện một số các triệu chứng như run rẩy, cứng đờ tay hoặc chân, giảm nhận thức và mất trí nhớ… Do đó, việc chẩn đoán của bác sĩ trong giai đoạn đầu gặp khá nhiều khó khăn, dễ bị nhầm.

Điểm khác biệt có thể dùng để chẩn đoán là ở người mắc hội chứng Parkinson có một vài triệu chứng như giảm vận động mắt (khó nhìn lên xuống), rối loạn chức năng tự động (hạ huyết áp tư thế, tiểu tiện kém tự chủ, rối loạn cương ở nam giới)…

Hiện nay, có một liệu pháp rất hữu ích thường được sử dụng trong chẩn đoán phân biệt hai bệnh này, đó là cho người bệnh sử dụng thuốc bổ sung trực tiếp chất dẫn truyền thần kinh Levo-dopa Savà theo dõi xem kết quả đáp ứng điều trị. Nếu là bệnh Parkinson ở giai đoạn đầu sẽ đáp ứng rất nhanh với thuốc, ngược lại người bị hội chứng Parkinson dường như không có đáp ứng hoặc rất kém.

Hội chứng Parkinson có nguy hiểm không?

Sự tiến triển của hội chứng Parkinson nhanh hơn so với bệnh Parkinson, nhất là với nguyên nhân do các bệnh liên quan tới mạch máu não gây ra.  Nếu không phát hiện và điều trị sớm, hội chứng Parkinson có thể mang lại một số biến chứng nguy hiểm như: - Khoảng 1/3 số người bị hội chứng Parkinson cuối cùng sẽ bị sa sút trí tuệ đặc trưng bởi tình trạng mất trí nhớ, giảm sức phán đoán và thay đổi tính cách.

- Các thuốc điều trị hội chứng Parkinson cũng có thể gây một số biến chứng, gồm những cử động máy giật không tự chủ của tay và chân (loạn vận động), ảo giác, buồn ngủ, và tụt huyết áp khi đứng.

- Các biến chứng khác của hội chứng Parkinson giống như biến chứng bệnh Parkinson nhưng nhẹ hơn, bao gồm:

+ Khó nhai và nuốt: Ở giai đoạn muộn của bệnh, các cơ dùng để nuốt có thể bị ảnh hưởng, khiến ăn uống khó khăn.

+ Các vấn đề về tiết niệu: có thể gây tiểu không tự chủ hoặc bí đái. Một số thuốc điều trị bệnh, nhất là những thuốc chống tiết cholin, có thể gây tiểu tiện khó.

+ Rối loạn và suy giảm thính lực, thị lực.

+ Táo bón: Nhiều người Parkinson thứ cấp bị táo bón vì đường tiêu hóa hoạt động chậm hơn. Táo bón cũng là một tác dụng phụ của thuốc dùng điều trị bệnh.

+ Các vấn đề về giấc ngủ: Người bệnh thường khó ngủ và hay thức giấc vào ban đêm. Họ ngủ không ngon giấc và thường cử động trong khi mơ (rối loạn hành vi giấc ngủ chuyển động mắt nhanh). Một số vấn đề về giấc ngủ có liên quan với trầm cảm.

+ Rối loạn chức năng tình dục: Một số người có thể giảm ham muốn tình dục. Điều này bắt nguồn từ sự kết hợp nhiều yếu tố tâm lý và thể chất, hoặc có thể là hậu quả của các yếu tố thể chất.

Điều trị hội chứng Parkinson có khó không?

Đâu là cách điều trị hội chứng Parkinson hiệu quả?

Đâu là cách điều trị hội chứng Parkinson hiệu quả?

Khác với bệnh Parkinson vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn thì người bị hội chứng Parkinson vẫn có khả năng chữa khỏi hoặc thuyên giảm trong thời gian dài nếu loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, nếu là do tác dụng phụ của thuốc điều trị, việc ngưng thuốc có thể chữa khỏi hội chứng Parkinson. Chính vì lý do đó, mà việc phát hiện sớm nguyên nhân gây hội chứng Parkinson và tìm cách loại bỏ chúng sẽ giúp cải thiện đáng kể triệu chứng, thậm chí là chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Các thuốc điều trị Parkinson ít có hiệu quả với hội chứng Parkinson. Thuốc kháng cholin được xem là nhóm thuốc ưu tiên lựa chọn trong điều trị hội chứng Parkinson. Những thuốc này sẽ gián tiếp làm tăng nồng độ chất dẫn truyền thần kinh trong não, do ức chế tiết hormon acetyl-cholin.

- Điều trị hội chứng Parkinson do thuốc: Các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi thay đổi hoặc ngừng các thuốc đang điều trị. Tuy nhiên, cần cân nhắc lợi ích của thuốc với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thuốc chỉ nên ngừng hoặc thay đổi nếu rủi ro lớn hơn cả lợi ích mà nó mang lại cho bệnh nhân.

- Điều trị hội chứng Parkinson do tổn thương não: Điều trị tốt tình trạng đột quỵ hoặc nhiễm trùng có thể làm giảm triệu chứng. Nhưng trong trường hợp các triệu chứng vẫn xuất hiện gây khó khăn cho hoạt động hàng ngày của người bệnh mặc dù đã điều trị tốt bệnh lý nền, bác sĩ có thể khuyên nên dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần chấp nhận một thực tế là thuốc điều trị Parkinson gây ra không ít những tác dụng không mong muốn. Nếu gặp phải vấn đề này bạn cần thông báo cho bác sĩ điều trị biết.

Thông thường, hội chứng Parkinson có xu hướng kém đáp ứng với điều trị nội khoa hơn so với bệnh Parkinson. Tuy nhiên, thuốc vẫn được coi là giải pháp tối ưu nếu nguyên nhân của tình trạng này là không thể điều trị được.Dù về lý thuyết là vậy nhưng thực tế điều này lại không dễ dàng đến thế. Bởi những tổn thương lâu ngày của hệ thần kinh sẽ khó điều trị dứt điểm.Parkinson thứ cấp được gây ra bởi các thuốc chống loạn thần kinh hay các thuốc khác, thường hồi phục nếu xác định được đúng nguyên nhân. Ngược lại tất cả các nguyên nhân khác hầu như không thể hồi phục mà xu hướng bệnh ngày càng nặng hơn theo thời gian, ví dụ như:

- Tổn thương não liên quan đến ma túy.

- Tổn thương não do viêm nhiễm

- Tổn thương não do độc tố

Vậy liệu có cách nào đó giúp người Parkinson kiểm soát được triệu chứng run, tăng cường khả năng vận động và lấy lại tự tin trong cuộc sống?

Hướng dẫn cách kiểm soát hội chứng Parkinson không dùng thuốc hiệu quả

Người bị hội chứng Parkinson nếu chỉ điều trị bằng thuốc thôi là chưa đủ. Bạn nên kết hợp thêm những phương pháp điều trị không dùng thuốc như dinh dưỡng, luyện tập….

Dinh dưỡng, luyện tập phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng ở người bệnh Parkinson thứ phát

Dinh dưỡng, luyện tập phù hợp giúp kiểm soát triệu chứng ở người bệnh Parkinson thứ phát

Thực phẩm nên ăn, nên kiêng

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, bổ sung do-pamin nội sinh sẽ giúp làm chậm quá trình tiến triển của hội chứng Parkinson. Những thực phẩm chứa nhiều các chất dinh dưỡng này bao gồm các loại rau xanh, hoa quả nhiều màu sắc, các loại quả hạch, cá biển…

Bên cạnh đó, cũng có một số thực phẩm cần hạn chế bởi chúng có thể khiến triệu chứng bệnh trầm trọng hơn, bao gồm: Đồ ăn chứa nhiều đường, chất béo công nghiệp, chất béo có nguồn gốc từ động vật… các loại rượu, bia và đồ uống có gas, nước tăng lực...

Xem thêmBệnh Parkinson nên ăn uống như thế nào?

Tập luyện cho người Parkinson

Theo các chuyên gia, tập thể dục thường xuyên có thể giúp hỗ trợ điều trị hội chứng Parkinson hiệu quả. Các bài tập người bệnh nên áp dụng như yoga, tập thiền, hít sâu thở chậm, tập dưỡng sinh, đi bộ, bơi lội, khiêu vũ….

Một số lưu ý khi tập luyện đó là bạn nên bắt đầu từ các bài tập đơn giản cho tới phức tạp. Tập theo sức của cơ thể với cường độ tăng dần theo thời gian. Việc luyện tập cũng cần kiên trì, tránh nóng vội và duy trì thường xuyên để đạt hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: 6 bài tập giúp giảm run chân tay, cứng cơ, nói khó do bệnh Parkinson

Giảm căng thẳng

Thường xuyên bị căng thẳng, lo lắng, tâm trạng bực tức, nóng nảy… sẽ khiến triệu chứng bệnh khó thuyên giảm, thậm chí tiến triển trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên cố gắng điều tiết cảm xúc của mình bằng cách tích cực trò chuyện với bạn bè, thường xuyên tập thể dục, nghe nhạc hoặc làm bất kỳ công việc nào mà bạn yêu thích.

Với người thân có người bị bệnh nên cố gắng trấn an, động viên tinh thần người bệnh, giúp đỡ họ thực hiện những công việc mà họ khó khăn.Như vậy, người bệnh sẽ cảm thấy được an tâm, chia sẻ, bỏ bớt mặc cảm và gánh nặng bệnh tật để yên tâm điều trị.

Dùng TPCN Vương Lão Kiện  để làm giảm nhẹ bệnh

TPCN Vương Lão Kiện giúp giảm run chân tay và phục hồi chức năng vận động bình thường của cơ thể hiệu quả do nhiều nguyên nhân gây ra. Sản phẩm được bào chế từ 11 thành phần dược liệu và hoạt chất sinh học, trong đó thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng. Đây là 2 thảo dược truyền thống Thiên ma, Câu đằng đặc biệt được đánh giá cao trong hỗ trợ điều trị hội chứng Parkinson.

Nhiều nghiên cứu cho thấy Thiên ma, Câu đằng có chứa các hoạt chất sinh học thiên nhiên tương tự như tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp tăng cường nuôi dưỡng, ngăn ngừa quá trình oxy hóa, lão hóa, thoái hóa não. Đồng thời Thiên ma, Câu đằng còn giúp an thần, trấn tĩnh, làm giảm run giật và phục hồi khả năng vận động bình thường cho cơ thể.

Từ khi phát hiện mắc hội chứng rối loạn ngoại tháp (hội chứng Parkinson ở người cao tuổi), ông Đỗ Bình Dương (Hà Nội) đã rất lo lắng, thường xuyên mệt mỏi, ăn ngủ kém, phát âm khó; run hai tay, đặc biệt là tay trái, đi lại và mọi sinh hoạt đều khó khăn hơn trước.

Lo lắng bệnh ngày càng tiến triển nặng, ông Dương đã bắt đầu tìm kiếm thêm những giải pháp hỗ trợ điều trị có nguồn gốc từ thảo dược và may mắn biết đến Vương Lão Kiện. Kiên trì dùng trong nhiều tháng, ông Dương dần thấy các biểu hiện bệnh thuyên giảm: “Đầu tiên là môi và lưỡi giảm run rất nhiều, răng đỡ lập cập vào nhau, nói chuyện cũng dễ dàng hơn. Tay phải hầu như không còn run, tay trái chỉ run còn nhẹ”.

Xem chia sẻ kinh nghiệm trị hội chứng Parkinson của ông Đỗ Bình Dương

 Chia sẻ của anh Sơn (Hà Nội) về cách cải thiện bệnh rối loạn ngoại tháp - một hội chứng Parkinson thường gặp

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng Parkinson. Dù chưa có thuốc chữa tận gốc  nhưng nếu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời sao cho phù hợp, tỷ lệ người bệnh có khả năng phục hồi là rất cao. Nếu bạn đang gặp phải khó khăn trong quá trình điều trị, hãy để lại bình luận hoặc liên hệ với chúng tôi qua số 0904.904.660 để được các chuyên gia hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm:

Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.

Chữa bệnh parkinson bằng đông y

 

 (*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh

Đáp ứng của thực phẩm nhanh hay chậm phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người

Nguồn: sharecare.com, hopkinsmedicine.org

Danh sách bình luận
  • Nguyễn Văn Hoàn
    Nguyễn Văn Hoàn
    17:31 06/11/2018
    Mẹ tôi 65 tuổi, mới đi khám và được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Hiện tại, mẹ tôi rất lo lắng vì căn bệnh này. Cho tôi hỏi Parkinson có khỏi hoàn toàn được không và có thể phẫu thuật để điều trị bệnh được không? Tôi cảm ơn.
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      20:18 06/11/2018
      Chào bạn,
      Rất tiếc là cho đến nay bệnh Parkinson chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị chính là giúp cải thiện triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh.
      Phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc, trong trường hợp không hoặc kém đáp ứng với thuốc, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật kích thích não sâu. Nhưng cũng phải nói rõ với bạn rằng chi phí của phẫu thuật này là khá tốn kém (khoảng 700.000 triệu đồng). Bạn có thể mổ tại Việt Đức, bệnh viện Trung Ương Huế, Nguyễn Tri Phương...
      Ngoài các phương pháp điều trị kể trên, thì ngày nay nhiều người bệnh Parkinson cũng có xu hướng kết hợp thêm với các giải pháp từ Đông Y. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau để hiểu rõ hơn về vấn đề này:
      http://runtaychan.co/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/tai-sao-chua-benh-parkinson-bang-dong-y-hieu-qua-cao.html
      Chúc bạn nhiều sức khỏe!
  • Nguyễn Duy Đan
    Nguyễn Duy Đan
    13:54 01/11/2018
    Tôi là một thợ mỏ đã 20 năm trong nghề. Gần đây tôi có cảm giác run ở một bên tay, tuy nhiên khi tôi làm việc thì triệu chứng run có vẻ giảm đi. Vậy cho tôi hỏi có phải tôi đã bị Parkinson không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      16:41 01/11/2018
      Chào bạn,
      Run đúng là một trong những triệu chứng khá điển hình của Parkinson. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh có thể gây run khác. Chẳng hạn như nhiễm độc trong môi trường làm việc tiếp xúc với nhiều kim loại nặng như bạn. Do đó, để khẳng định chắc chắn nguyên nhân gây run là gì, tốt nhất là bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi tìm ra nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị phù hợp.
      Dù là run do bệnh gì gây ra thì tâm lý, lối sống, chế độ ăn uống, luyện tập cũng ảnh hưởng khá nhiều tới kết quả làm giảm nhẹ run. Vì lý do này bạn nên cũng không nên lo lắng thái quá, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động đoàn xã, đồng thời trong chế độ ăn uống nên ăn thêm nhiều rau xanh, các loại hoa quả tươi. Hàng ngày, dành tối thiểu 30 - 45 phút luyện tập sẽ giúp thư giãn đầu óc, đồng thời hỗ trợ giúp tay chân, cơ bắp được linh hoạt hơn, nhờ đó biểu hiện run cũng được cải thiện.
      Nếu cần thêm thông tin hỗ trợ, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0904 904 660.
      Chúc bạn sớm khỏe!