Co cứng cơ là tình trạng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về chứng cơ cơ (nguyên nhân, cách điều trị) trong bài viết này!
Co cứng là tình trạng cứng cơ bất thường (tăng trương lực cơ) gây khó chịu và cản trở đến cử động, lời nói hoặc dáng đi của bạn. Tình trạng co cứng ở mỗi người sẽ có ảnh hưởng khác nhau, một số người cảm thấy co cứng nhẹ như căng cơ, ngược lại nhiều người cảm giác đau đớn, cứng cơ và co thắt không kiểm soát được.
Co cứng cơ tay gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày
Các triệu chứng co cứng bao gồm:
Bạn hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám sớm khi nhận thấy các triệu chứng co cứng khớp. Bởi lẽ tình trạng co cứng cơ lâu ngày có thể dẫn đến co rút (khớp đông cứng hoặc bất động), gãy xương, trật khớp (một phần hoặc toàn bộ), nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón kinh niên…
Co cứng khớp thường xảy ra tổn thương các đường dẫn truyền thần kinh trong não hoặc tủy sống kiểm soát chuyển động của cơ và phản xạ co giãn. Co cứng khớp có thể là dấu hiệu hoặc hậu quả của một số bệnh lý:
Tổn thương dẫn truyền thần kinh có thể là nguyên nhân gây co cứng cơ
Mục tiêu điều trị là thư giãn các cơ càng nhiều càng tốt, giảm đau, cứng khớp và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Hiện nay, các phương pháp cải thiện co cứng cơ hiệu nhất là vật lý trị liệu, thuốc Tây, tiêm Botox và phẫu thuật.
Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập tăng cường sức mạnh của chi dưới và rèn luyện khả năng vận động (di chuyển, đứng và đi bộ). Với những người bệnh bị ảnh hưởng đến cơ miệng, mặt và cổ họng thì sẽ được tiếp nhận trị liệu ngôn ngữ để giúp họ cải thiện khả năng nói, giao tiếp và nuốt.
Trong trường hợp tình trạng co cứng cơ làm gián đoạn hoạt động hàng ngày hoặc giấc ngủ, bác sĩ có thể kê một số các loại thuốc như Baclofen (Lioresal), Tizanidine (Zanaflex), Dantrolene natri (Dantrium)... Thuốc điều trị có thể giảm co cứng hiệu quả nhưng thường gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn ngủ, suy nhược nên bạn cần sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Baclofen (Lioresal) là thuốc đầu tay trong điều trị co cứng cơ
Phương pháp tiêm tại chỗ độc tố botulinum (Botox) hoặc phenol rất hiệu quả trong điều trị chứng co cứng. Phương pháp này có thể làm giảm trương lực cơ một cách có chọn lọc gây ra tình trạng căng hoặc co thắt nhất. Tiêm botox thường được chỉ định nếu người bệnh bị co cứng ở một vài nhóm cơ.
Tiêm botox là liệu pháp khá hiệu quả và an toàn trong điều trị co cứng cơ. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn có thể xảy ra một số tai biến như yếu cơ, thậm chí liệt nếu dùng quá liều. Vì vậy, bạn nên đến các bệnh viện trung ương để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết khi điều trị run, co cứng cơ bằng Botox
Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi tình trạng co cứng cơ quá nặng hoặc đáp ứng kém với những phương pháp khác. Hiện nay, ba loại phẫu thuật điều trị co cứng cơ phổ biến nhất là:
Phương pháp này giúp giảm đáng kể chứng co cứng và đau với nguy cơ buồn ngủ thấp hơn so với dùng baclofen bằng đường uống.
Tình trạng co cứng cơ gây nhiều đau đớn và khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và chung sống hòa bình với bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về căn bệnh này và lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp với mình.
Nguồn tham khảo:
https://www.ninds.nih.gov, https://www.hopkinsmedicine, https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/14346-spasticity, https://www.pennmedicine.org