Run vô căn, run do loạn trương lực cơ, run trong bệnh và hội chứng Parkinson... có thể điều trị bằng Toxin botulinum.
Trong thực hành lâm sàng, run được phân làm hai loại là run khi nghỉ và run khi làm động tác. Tình trạng “khi nghỉ” chỉ là tương đối vì thực ra sự cân bằng tư thế dù ở trạng thái tĩnh vẫn đòi hỏi ít nhiều mức độ tăng trương lực. Run khi làm động tác lại được chia làm ba loại là run khi duy trì một tư thế, run khi làm động tác hướng đến mục tiêu (run chủ ý hay run vận động) và run chỉ thấy khi làm các động tác chuyên biệt như viết, cầm đũa, đánh máy chữ...
Toxin Botulinum (BTX) là hoạt chất gây liệt thần kinh cơ rất mạnh và đã có vai trò nổi bật trong điều trị thần kinh từ nhiều năm nay. Toxin này được áp dụng trong thẩm mỹ giúp điều trị chứng co cơ làm giảm bớt các vết nhăn trên mặt, ngoài ra còn điều trị thành công chứng lé mắt, loạn trương lực cơ cổ, bại não,… và gần đây đã cho thấy tác dụng trong điều trị chứng run vô căn đặc biệt là run giọng nói, run ở đầu và cả run ở tay. Toxin Botulinum được tiêm vào cơ thể người bệnh lặp đi lặp lại khoảng 3 tháng 1 lần, tác dụng phụ của liệu pháp này là gây yếu cơ, tuy vậy không thể phủ nhận lợi ích của phương pháp này trong điều trị run đặc biệt với run vô căn.
Toxin botulinum sử dụng trong điều trị thần kinh có tác dụng gây liệt thần kinh cơ rất mạnh
Là loại run thường gặp nhất trong bệnh lý rối loạn vận động, có tính chất gia đình, có khả năng di truyền theo tự nhiễm sắc thể trội. Nghiên cứu trên một số gia đình cho thấy run là triệu chứng phổ biến, nhưng một số gia đình khác còn ghi nhận có loạn trương lực cơ khu trú. Một số trường hợp tiền căn gia đình ghi nhận có bệnh Parkinson, SCA12. Điển hình lâm sàng là run tư thế, một số xuất hiện cả khi làm động tác, xuất hiện khi nghỉ thì hiếm hơn. Sinh lý bệnh học chưa rõ ràng, tần số thay đổi từ 4 đến 12 Hz. EMG thường thấy hoạt động điện đồng bộ của các cơ đối kháng, nhưng hoạt động điện luân phiên cũng được ghi nhận.
Điều trị nội khoa cho thấy có hiệu quả bằng thuốc ức chế thụ thể hay Primidone. Primidone cũng có tác dụng ở liều 250 mg/ngày nhưng có nhiều tác dụng phụ. Các thuốc ức chế thụ thể có hiệu quả rõ rệt ở liều từ 40-120 mg/ngày. Một số thuốc khác như Gabapentin, Clonazepan, Aprazolam, Quetiapine, Methazolamide, Topiramate, Octanol cũng có hiệu quả trong một chừng mực nhất định.
Các nghiên cứu của Jankovic, Mancini, Brin, Pahwa lần đầu tiên cho thấy BTX cũng có hiệu quả điều trị run vô căn với liều lượng 50 hay 100 đơn vị Botox tiêm ở cẳng tay vào các cơ đối kháng như FCU, FCR, ECU và ECR. Tác dụng phụ là yếu cơ tay khi cầm nắm.
Run ở đầu gặp trong 30% bệnh nhân bị run vô căn. Điều trị thuốc thường không có hiệu quả, các dạng tư thế đầu ở trị trí “không - không" hay “có - có" đáp ứng tốt hơn với BTX, có thể giảm đến 50% triệu chứng run đầu. Kỹ thuật ngoại khoa mới đây là kích thích điện não sâu cũng làm giảm đáng kể triệu chứng run ở các trường hợp kháng trị.
Xem thêm:
• TPCN Vương Lão Kiện – Hy vọng cho người mắc bệnh run
• Thiên ma - Câu đằng vị thuốc quý trong điều trị bệnh run
Run trong loạn trương lực cơ rất hay gặp ở các bệnh nhân bị loạn trương lực cơ cổ dạng xoay, hay bệnh nhân bị loạn trương lực cơ tay khi viết. Khi đó BTX có hiệu quả hơn thuốc uống rất nhiều, vì vừa làm giảm sự co thắt, giảm đau mà còn cải thiện được các triệu chứng run.
Là loại run khi nghỉ, có tần số thấp 3 - 5 Hz, thấy ở tay, cằm, cẳng chân, bàn chân, ít thấy ở đầu và cổ, khi làm động tác hướng về mục tiêu thì run giảm đi. Cần lưu ý run tư thế và run động tác có thể thấy ở một số bệnh nhân Parkinson. Điều trị tất nhiên bằng Madopar, Propanolol. Các tác giả Anh Mỹ ít sử dụng thuốc kháng cholinergic. Kỹ thuật kích thích điện não sâu (DBS) cải thiện rõ rệt triệu chứng run ở các bệnh nhân Parkinson có sử dụng thuốc nhưng không hiệu quả. Kinh nghiệm điều trị run trong bệnh Parkinson bằng BTX còn ít. Một nghiên cứu của Trosch điều trị run bằng BTX trên 7 bệnh nhân cho thấy 3 bệnh nhân giảm hơn 50% mức độ nặng của triệu chứng run qua thang điểm đánh giá run và phương pháp định lượng khách quan (TD EMG, accelerometry). Các cơ được tiêm là cơ duỗi cẳng tay, tác dụng phụ cũng là yếu cơ.
Tiêm Toxin botulinum giúp điều trị run hiệu quả trong nhiều trường hợp
Run với tổn thương ở tiểu não có thể vừa là loại run tư thế và loại run động tác. Đây là rối loạn thần kinh rất khó điều trị. Phẫu thuật mở đồi thị có thể giảm bớt triệu chứng run nhưng không cải thiện được tình trạng thất điều.
Là rối loạn vận động chỉ xảy ra khi viết và một số ít động tác tinh tế khác. Rối loạn này không xuất hiện ở tất cả các động tác tinh tế và thông thường không thấy khi duy trì tư thế hay làm động tác hướng đến mục tiêu. Rối loạn này có thể bị bỏ sót vì dễ lầm lẫn với run vô căn hay run của chứng bệnh loạn trương lực cơ tay khi viết (writer’s cramp). Có thể phân biệt làm ba phân nhóm của loại run nguyên phát khi viết (1) liên hệ với run vô căn (2) liên hệ đến loạn trương lực cơ tay khu trú (3) không liên hệ với các trạng thái trên. Như vậy, có nhiều cách tiếp cận điều trị tùy thuộc vào căn nguyên.
Là trạng thái run ở chân khi đứng, tần số khoảng 16Hz, căn nguyên chưa rõ, có thể có nguồn gốc từ vùng hố sau qua một số nghiên cứu kích thích não bộ. Điều trị kinh điển là Clonazepam, nghiên cứu điều trị với thuốc chủ vận Dopaminergic hay Gabapentin cũng cho một số kết quả nhất định.
ĐIỀU TRỊ CÁC LOẠI RUN | |
PHÂN LOẠI | ĐIỀU TRỊ |
Run tư thế bàn tay, cánh tay | P, PRI, A, B, TH, DBS |
Run động tác bàn tay, cánh tay | C, P, PRI, B, BU, TH, DBS |
Run khi nghỉ | T, L, B, TH, DBS |
Run khi làm động tác chuyên biệt | T, P, PRI, B |
Run đầu | C, PRI, P, B |
Run tiếng nói | P, B |
Run mặt, lưỡi | P, PRI, L, B |
Run tư thế đứng | G, C, PRI, PH, L |
Kí hiệu
A: Aprazolam B: Botulinum Toxin BU: Bus pirone C: Clonazepam DBS: Kích thích điện não sâu G: Gabapentin L: Levodopa P: Propanolol PH: Phenobarbital PRI: Primidone T: Trihexy phenidyl TH: Thalamus (Phẫu thuật mở đồi thị)
Như vậy có thể thấy phương pháp tiêm Toxin Botulinum có hiệu quả với hầu hết trường hợp trừ run tư thế đứng. Đây là một tín hiệu tích cực với người bệnh.
XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ
PGS.TS. Nguyễn Phi Hùng Trưởng khoa Nội thần kinh Bv Nguyễn Tri Phương