Loạn trương lực cơ (Dystonia) là một rối loạn vận động thần kinh trong đó các cơ co thắt một cách liên tục, thường gây ra các cử động xoắn vặn dẫn đến các tư thế bất thường. Đặc trưng của chứng rối loạn trương lực cơ là các cử động được lặp đi lặp lại một cách vô thức, liên tục trong thời gian khá dài.
Nguyên nhân chính xác gây rối loạn trương lực cơ vẫn chưa được biết rõ. Nó có thể liên quan đến gen di truyền hoặc bệnh bẩm sinh làm ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh điều khiển sự vận động của cơ bắp (loạn trương lực cơ nguyên phát).
Loạn trương lực cơ thứ phát có thể xảy ra như một triệu chứng của nhiều bệnh tiềm ẩn khác nhau hoặc do chấn thương chẳng hạn như đột quỵ, bệnh Parkinson…
Run do rối loạn trương lực cơ (dystonic tremor) là một triệu chứng xuất hiện trong bệnh rối loạn trương lực cơ. Đó là một dạng rối loạn vận động nghiêm trọng do việc gửi tín hiệu không chính xác từ não khiến các cơ làm việc quá tích cực dẫn đến các tư thế bất thường hoặc chuyển động không mong muốn. Run do rối loạn trương lực cơ thường xảy ra ở những người trẻ hoặc trung niên.
Rối loạn trương lực cơ do có sự bất thường trong hệ thống não bộ
Run do rối loạn trương lực cơ gây khó khăn trong công việc và cuộc sống hàng ngày, làm người bệnh mệt mỏi hoặc cảm thấy thiếu tự tin trong các mối quan hệ xã hội. Run thường bị ảnh hưởng và tăng lên khi stress hoặc căng thẳng. Run sẽ giảm đi khi bạn nghỉ ngơi, thư giãn và không xuất hiện khi bạn ngủ.
Rối loạn trương lực cơ khiến bạn bị run chân tay, run đầu, run cổ… và khó khăn trong vận động. Bạn có thể sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện để hỗ trợ điều trị làm giảm chứng run và cải thiện chức năng vận động. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904 904 660 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Có một số dạng run khác nhau do rối loạn trương lực cơ:
- Run xảy ra ở phần cơ thể bị rối loạn trương lực cơ. Ví dụ loạn trương lực cơ ở cổ gây ra các động tác vặn đầu (1 triệu chứng phổ biến trong loạn trương lực cơ ở cổ) đồng thời cũng gây ra các động tác rung lắc ở đầu.
- Run xuất hiện ở một phần cơ thể khác với nơi bị rối loạn trương lực cơ. Ví dụ rối loạn trương lực cơ ở cổ có thể gây các động tác vặn đầu nhưng không gây run ở đầu mà gây run ở bàn tay.
- Run có thể xuất hiện nhưng không kèm theo bất kỳ triệu chứng rối loạn trương lực cơ nào nhưng vẫn có lý do nghi ngờ là bệnh rối loạn trương lực cơ, ví dụ như khi trong gia đình có thành viên đã từng mắc bệnh.
- Run xuất hiện nhưng không kèm theo triệu chứng rối loạn trương lực cơ nào khác hoặc không xuất hiện nguyên nhân nghi ngờ nào nhưng các chuyển động này mang đặc điểm của rối loạn trương lực cơ. Ví dụ các động tác run chỉ ảnh hưởng đến một bên của cánh tay mà không phải là hai tay. Thực tế loại run do rối loạn trương lực cơ này rất khó phân biệt với bệnh run thông thường.
Các phương pháp điều trị run do rối loạn trương lực cơ tương tự như các phương pháp điều trị rối loạn trương lực cơ.
Không có cách nào có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn trương lực cơ và bạn có thể được áp dụng các giải pháp giúp hạn chế sự ảnh hưởng của bệnh. Các phương pháp điều trị hiện nay đều hướng đến tác dụng với mong muốn làm giảm các triệu chứng, điều chỉnh lại điệu bộ bất thường, ngăn ngừa nguy cơ co cứng cơ và mục tiêu hướng vẫn chính là cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Một số thuốc khác nhau có thể có hiệu quả đối với một số bệnh nhân như các thuốc dopaminergic (Sinemet), thuốc kháng cholinergic (Broflex), thuốc an thần, chống co giật… Chúng tỏ ra khá có hiệu quả với trẻ em và thanh thiếu niên giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng. Tuy nhiên hầu hết các thuốc này đều có thể gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến thần kinh của bạn. Vì vậy bạn cần nhớ tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sỹ và quan trọng nhất là báo ngay với bác sỹ khi bạn thấy có bấy kỳ dấu hiệu cảnh báo trước bạn có nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn.
Nếu run chỉ xuất hiện ở một hoặc hai bộ phận của cơ thể, tiêm nội độc tố Botulinum có thể làm giảm cường độ các cơ bắp hoạt động quá mức. Nội độc tố này thường rất hữu ích trong trường hợp run đầu nhưng kém hiệu quả hơn trong run cánh tay. Quá trình điều trị cần được lặp lại từ 3 – 6 tháng /lần hoặc lâu hơn tùy thuộc vào sự đáp ứng của bạn với thuốc.
Trong trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm nhiều so với trước tiêm, có thể bạn không phù hợp hoặc cần tăng liều lên chút ít. Đôi khi điện cơ đồ (EMG) hoặc siêu âm có thể được chỉ định trước đó để xác định những vị trí cơ bắp phù hợp để tiêm botulinum.
Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) trong điều trị rối loạn trương lực cơ
Phẫu thuật kích thích não sâu có thể được chỉ định nếu như run do rối loạn trương lực cơ không đáp ứng với thuốc điều trị và các phương pháp khác. Phương pháp này sử dụng dòng điện để phát ra xung điện bằng một cục pin nhỏ được đặt tại ngực giống như một máy tạo nhịp tim. Các điện cực sau khi được cấy vào não sẽ giúp cân bằng lại các rối loạn, đưa người bệnh trở về trạng thái bình thường.
Ở giai đoạn sớm, vật lý trị liệu bằng các bài tập phục hồi chức năng rất tốt đối với người bệnh run do rối loạn trương lực cơ. Ban đầu bạn có thể tập luyện các bài tập đơn giản và nhẹ nhàng sau đó nâng dần mức độ khó của bài tập. Ngoài ra bạn có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ để thích nghi với triệu chứng run trong công việc và cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, để có hiệu quả tốt nhất bạn cần có sự hướng dẫn và tư vấn của bác sỹ.
Rối loạn trương lực cơ là bệnh lý không thể đoán trước, nó có xu hướng tiến triển chậm và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng có thể khác đi từng ngày. Vì vậy tuân thủ quá trình điều trị, tập luyện như hướng dẫn của bác sỹ có thể giúp bạn sớm cải thiện được triệu chứng của bệnh.
Xem thêm một số cách giảm run chân tay:
- 7 cách giảm run chân tay nhờ cải thiện chức năng hệ thần kinh
- Run tay khi hồi hộp, căng thẳng và cách trị hiệu quả
- Hướng dẫn cách chữa run tay bằng Đông y vừa an toàn lại hiệu quả
Theo nguồn: http://www.dystonia.org.uk/ http://www.nhs.uk/