Thuốc Sinemet trong điều trị Parkinson và cách sử dụng hiệu quả, an toàn

A- A+

Năm 1988, Sinemet chính thức được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đưa vào danh sách thuốc thiết yếu trong điều trị bệnh parkinsonhội chứng Parkinson. Kể từ đó cho tới nay, Sinemet vẫn được biết đến là loại thuốc đầu bảng trong việc quản lý triệu chứng của căn bệnh này. Thuốc mang lại hiệu quả đáng kể trong việc cải thiện các rối loạn vận động ở người bệnh như run rẩy, cứng cơ và chuyển động chậm chạp.

Sinemet (Levodopa/Carbidopa) – thuốc điều trị rối loạn vận động trong Parkinson

Sự suy giảm nồng độ của chất dẫn truyền thần kinh dopamine trong não được biết đến là nguyên nhâ n chính gây ra bệnh Parkinson, nhưng dopamine không được sử dụng trực tiếp để điều trị Parkinson vì nó không đi được qua được hà ng rào máu não. Vì vậy, người ta phải sử dụng Levodopa – một tiền chất của dopamine, có khả năng đi qua hàng rào máu não và chuyển hóa thành Dopamin để hoạt động. Tuy nhiên khi sử dụng, một lượng lớn Levodopa bị phân hủy ở ngoại vi trước khi đi tới não. Do đó, Carbidopa được đưa vào để ngăn chặn quá trình này, giúp cải thiện nồng độ và sinh khả dụng của Levodopa.

Thuốc Sinemet là sự kết hợp giữa levodopa và carbidopa, giúp làm giảm và kiểm soát hiệu quả rối loạn vận động ở khoảng 90% người bệnh Parkinson.

Thuốc Sinemet giúp kiểm soát hiệu quả các rối loạn vận động trong bệnh Parkinson

Thuốc Sinemet giúp kiểm soát hiệu quả các rối loạn vận động trong bệnh Parkinson

Sinemet nên được sử  dụng như thế nào? 

Mặc dù giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng ở người bệnh Parkinson, nhưng Sinemet có nhược điểm là chỉ có đáp ứng tốt trong giai đoạn đầu sử dụng. Sau “tuần trăng mật” kéo dài khoảng 5 năm, đáp ứng của thuốc trở nên kém hiệu quả ở những liều điều trị thông thường. Nhiều người bệnh dùng thuốc lâu năm thường xuất hiện tình trạng “bật-tắt”, tức là các cơ đột ngột bị đông cứng khi đang vận động.

Vì vậy, ngay từ ban đầu, người bệnh chỉ nên bắt đầu dùng thuốc với liều thấp nhất có thể, sau đó dò liều cho đến khi có đáp ứng và duy trì, như vậy vừa giúp giảm thiểu các tác dụng phụ của Levodopa, vừa hạn chế được tình trạng nhờn thuốc và đảm bảo hiệu quả điều trị trong những giai đoạn sau. Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, liều tối ưu ban đầu là 1 viên 25mg/100 mg, dùng 3 lần/ngày. Tuy nhiên liều khởi đầu này có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ đáp ứng và tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người, vì vậy người bệnh cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Hiện nay, trên thị trường, sinemet có 2 dạng bào chế là: Viên nén phóng thích nhanh (với các hàm lượng 12.5mg carbidopa/50mg levodopa, 10mg/100mg, 25mg/100mg, 25mg/250mg), và viên nén phóng thích chậm (hàm lượng 50 mg carbidopa/200 mg levodopa). Người bệnh không được phép bẻ đôi hay nghiền nhỏ viên thuốc phóng thích chậm khi uống.

Nếu người bệnh đang dùng thuốc levodopa đơn độc và chuyển sang Sinemet, thì phải ngừng Levodopa ít nhất 12h với viên tác dụng nhanh và 24 h với viên tác dụng chậm. Cách đơn giản nhất là dùng Sinemet vào buổi sáng sau một đêm không dùng Levodopa, liều Sinemet nên bằng khoảng 20% liều Levodopa trước đây.

Nếu bạn đang sử dụng thuốc Sinemet trong điều trị Parkinson mà chưa nhận thấy hiệu quả, hãy gọi tới tổng đài 0904.904.660 để được các dược sĩ tư vấn!

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Đối tượng thận trọng khi sử dụng Sinemet

Bệnh lý gan – thận, bệnh phổi (viêm phổi, hen suyễn), người có rối loạn nhịp tim, sau cơn nhồi máu cơ tim, rối loạn nội tiết, tiền sử co giật - động kinh, tiền sử loét dạ dày, Glaucoma góc mở.

Các trường hợp không được sử dụng Sinemet

  • Glaucoma góc đóng
  • Ung thư da ác tính hoặc các tổn thương da đáng nghi không rõ nguyên nhân
  • Bệnh lý tâm thần
  • Phụ nữ có thai và cho con bú
  • Những người đã dùng thuốc chống trầm cảm,ức chế men Monoamine – oxidase trong vòng 2 tuần qua.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, do chưa có bằng chứng về hiệu quả và tính an toàn.
  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

10 lưu ý quan trọng để dùng Sinemet điều trị Parkinson hiệu quả, an toàn

Sau đây là 10 lưu ý người bệnh Parkinson cần nhớ khi dùng Sinemet:

  • Sinemet có thể gây hạ huyết áp tư thế khi người bệnh đột ngột đứng lên hoặc ngồi dậy, đặc biệt khi mới bắt đầu dùng thuốc. Người bệnh có thể cảm thấy choáng váng hoặc ngất xỉu. Để tránh tình trạng này, người bệnh nên đứng hoặc ngồi dậy thật chậm, nếu còn cảm thấy chóng mặt, choáng váng nên giữ nguyên tư thế đến khi triệu chứng qua đi.
  • Sinemet gây buồn ngủ, thậm chí khiến người bệnh ngủ gật khi đang hoạt động. Do vậy khi dùng Sinemet người bệnh được khuyến cáo không nên lái xe, vận hành máy, công việc kỹ thuật phức tạp và nguy hiểm khác. Bạn nên hạn chế dùng rượu và các thuốc an thần để tránh làm tăng nguy cơ gây buồn ngủ.
  • Sinemet làm tăng mức dopamine trong não nhiều hơn so với dùng Levodopa đơn độc, nó gây nên cử động vặn xoắn mất kiểm soát, hoặc chứng co giật cơ (loạn động). Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng đến gặp bác sỹ điều trị để giảm liều cho phù hợp
  • Trao đổi với bác sỹ nếu cảm thấy chán nản, lo lắng hoặc có những suy nghĩ lệch lạc bất thường. 
  • Không được dừng thuốc đột ngột trừ khi có chỉ định của bác sỹ
  • Sinemet làm biến màu nước tiểu và các dịch tiết khác trong cơ thể như mồ hôi hay nước bọt, đây là hiện tượng bình thường nên người bệnh không nên quá lo lắng
  • Theo dõi thường xuyên chức năng gan thận, máu, tim mạch khi dùng Sinemet.
  • Nếu mắc Glaucoma góc mở, nên kiểm tra áp lực nội nhãn thường xuyên khi dùng thuốc.
  • Thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm Glucose trong máu và nước tiểu. Người bệnh mắc bệnh tiểu đường hoặc làm các xét nghiệm đường huyết, hãy thông báo với bác sỹ khi đang dùng Sinemet.
  • Sinemet có thể gây ra một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, táo bón, buồn nôn hoặc nôn, mất cảm giác ngon miệng, chảy máu hoặc loét dạ dày; thay đổi cảm xúc, hành vi và nhận thức,lú lẫn hoặc trầm cảm; rối loạn giấc ngủ; hoang tưởng và ảo giác; rối loạn công thức máu; khó thở và tăng ham muốn tình dục… Nếu gặp những dấu hiệu này, người bệnh nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí và điều chỉnh thuốc.

 Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sỹ khi dùng Sinemet 

Tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sỹ khi dùng Sinemet

Các tương tác thuốc và thức ăn cần tránh khi sử dụng Sinemet

Tương tác với thức ăn

Các thức ăn giàu đạm làm giảm hấp thu Sinemet ở đường tiêu hóa, do vậy bạn không nên ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein như tôm, thịt, trứng, sữa… khi uống thuốc, tốt nhất nên uống thuốc trước các bữa ăn giàu đạm 30p – 1h.

Xem thêm:

 

Tương tác với thuốc

Sinemet có thể xảy ra nguy cơ tương tác nếu sử dụng chung với:

  • Các thuốc hạ huyết áp khác: Làm tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế đứng.
  • Sắt làm giảm hấp thu Sinemet tại ruột, nếu người bệnh đang dùng các chế phẩm sắt bổ sung, nến dùng cách xa Sinemet từ 2 – 3h.
  • Các thuốc chống loạn thần, giãn cơ, an thần gây ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể làm  giảm tác dụng điều trị của Sinemet.
  • Các thuốc kháng cholinergic (procyclidine, atropine, hyoscine, propantheline, orphenadrine, benzhexol) làm giảm hấp thu thuốc tại ruột, từ đó giảm hiệu quả điều trị.
  • Các thuốc chống Parkinson khác: có thể dùng chung khi cân bằng được giữa lợi ích và rủi ro dưới chỉ định cụ thể của bác sỹ điều trị.

Mặc dù, Sinemet được xem là thuốc đầu bảng trong điều trị Parkinson nhưng việc dùng thuốc luôn đi kèm những rủi ro nhất định. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thuốc để hạn chế tối đa các tác dụng bất lợi khi sử dụng lâu dài.

XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

Nếu bạn đang sử dụng thuốc Sinemet trong điều trị Parkinson mà chưa nhận thấy hiệu quả, hãy gọi tới tổng đài 0904.904.660 để được các dược sĩ tư vấn!

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Tham khảo:

https://www.drugs.com/cdi/sinemet.html

http://www.netdoctor.co.uk/medicines/brain-and-nervous-system/a7528/sinemet/