Chất dẫn truyền thần kinh trong điều trị bệnh Parkinson

A- A+

Năm 1921, phát hiện của nhà khoa học người Đức Otto Loewi về các chất trung gian hóa học, đã làm thay đổi hoàn toàn các quan điểm khoa học trước đó cho rằng phần lớn sự giao tiếp thần kinh trong não bộ  là thông qua xung điện. Phát hiện này đã đưa ra khái niệm về các chất dẫn truyền thần kinh và mở ra một kỷ nguyên mới trong việc nghiên cứu về các bệnh lý thần kinh có liên quan đến sự thay đổi nồng độ của các chất hóa học trong não, điển hình như bệnh Parkinson.

Chất dẫn truyền thần kinh là gì?

Bộ não của con người trung bình có trên 100 tỷ tế bào thần kinh, và mỗi tế bào được kết nối với hơn 10.000 tế bào khác. Tất cả mọi hoạt động của chúng ta bao gồm các chuyển động, tư duy và cảm xúc đều là kết quả của sự giao tiếp, trò chuyện giữa các tế bào thần kinh với nhau, thông qua các tín hiệu điện học và hóa học. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất hóa học trung gian đóng vai trò làm cầu nối giữa hai tế bào thần kinh, giúp các tế bào thần kinh truyền tải thông tin và giao tiếp với tế bào thần kinh khác. Các chất trung gian hóa học tương tác với các điểm mục tiêu, được gọi là các cơ quan thụ cảm nằm trên não và các cơ quan trong cơ thể, để điều chỉnh mọi quá trình bao gồm sự sợ hãi, niềm vui, sự tức giận, tâm trạng, trí nhớ, nhận thức, sự tập trung, ham muốn và nhận thức về đau…

Có nhiều loại chất dẫn truyền thần kinh, phổ biến nhất là Acetylcholine, DopamineSerotonin… Trong đó, Dopamin được biết đến là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò trọng trong các bệnh thoái hóa thần kinh, như bệnh Parkinson.

Chất dẫn truyền thần kinh giúp các tế bào thần kinh truyền tải thông tin và giao tiếp với nhau

Chất dẫn truyền thần kinh giúp các tế bào thần kinh truyền tải thông tin và giao tiếp với nhau

Vai trò của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin trong bệnh Parkinson

Dopamin là một chất dẫn truyền thần kinh tối quan trọng được phát hành ở nhiều khu vực trong não bộ, tại mỗi vị trí nó lại thể hiện những tác động khác nhau, giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát kiểm soát các cử động của bắp thịt ở tay, chân và mặt, đồng thời điều hòa cảm xúc, tạo nên cảm giác hưng phấn, kích thích, thúc đẩy sự đam mê, tăng khả năng tập trung và chú ý,...

Vì một lý do nào đó, nhóm tế bào thần kinh làm nhiệm vụ sản xuất ra Dopamin nằm ở một khu vực nhỏ của não (được gọi là liềm đen) bị thoái hóa và chết dần sẽ gây ra bệnh Parkinson. Các triệu chứng của bệnh thường chỉ bắt đầu khi có tới 80% các tế bào thần kinh trong liềm đen bị mất đi, với những biểu hiện điển hình sự run rẩy ở tay, chân, hàm và mặt, cứng cơ, chuyển động chậm chạp và khó giữ thăng bằng. Các triệu chứng thường bắt đầu ở một bên của cơ thể, sau đó ảnh hưởng đến cả hai bên. Ở giai đoạn cuối của bệnh parkinson, người bệnh có thể bị mất dần khả năng vận động và gặp phải nhiều vấn đề khác như rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, nuốt nghẹn, khó nói…

 Sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin gây ra các triệu chứng rối loạn vận động ở người bệnh Parkinson

Sự thiếu hụt của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin gây ra các triệu chứng rối loạn vận động ở người bệnh Parkinson

Ứng dụng Dopamin trong điều trị bệnh Parkinson

Sự thiếu hụt Dopamin là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng của bệnh Parkinson. Chính vì vậy, hầu hết các thuốc điều trị Parkinson hiện nay đều nhằm mục đích làm tăng nồng độ Dopamin trong não bằng cách bổ sung Dopamin hoặc ngăn chặn sự phân hủy Dopamin.

Tuy nhiên, Dopamin không được bổ sung trực tiếp vì nó không thể đi qua được hàng rào máu não. Do vậy người ta phải sử dụng tiền chất của nó là Levodopa, được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị Parkinson. Levodopa có khả năng đi qua được hàng rào máu não, tại đó nó được chuyển hóa thành Dopamin, giúp bổ sung cho lượng Dopamin bị thiếu hụt và cải thiện được các triệu chứng của bệnh Parkinson. Nhưng một nhược điểm của Levodopa mà dễ bị nhờn thuốc khi sử dụng lâu dài, thông thường sau tuần trăng mật của thuốc khoảng từ  3- 5 năm, thuốc sẽ trở nên kém hiệu quả, kéo theo nhiều tác dụng không mong muốn như loạn vận động, ảo giác... Đây vẫn là một khó khăn và thách thức trong điều trị bệnh Parkinson.

Qua nhiều nghiên cứu hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong hai thảo dược Thiên ma, Câu đằng có khả năng gián tiếp làm tăng nồng độ Dopamin nội sinh, bằng cách ức chế enzym phân hủy Dopamin trong não, nhờ đó giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm tình trạng nhờn thuốc và hạn chế các tác dụng phụ của Levodopa. Chúng cũng đóng vai trò quan trong việc bảo vệ tế thần kinh, làm chậm quá trình thoái hóa não ở người bệnh Parkinson. Hiện nay tại Việt Nam, Thiên ma, Câu đằng đã được phối hợp với nhiều thảo dược quý khác trong TPCN Vương Lão Kiện, giúp mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện triệu chứng và hạn chế tiến triển của bệnh Parkinson thông qua nhiều cơ chế tác động khác nhau.

Dựa trên những hiểu biết về tác động của các chất dẫn truyền thần kinh và Dopamin, các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển thêm nhiều loại thuốc mới giúp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả hơn và đảo ngược lại tiến trình của bệnh.

Xem thêm: Chia sẻ của ông Đỗ Bình Dương, Hà Nội về kinh nghiệm trị bệnh Parkinson hiệu quả, giảm run tay chân, cứng đờ và cải thiện khả năng vận động.

Xem thêm: 

Chữa run tay bằng đông y

Bài tập giúp làm giảm run tay hiệu quả

 

Nguồn tham khảo:

http://www.neurogistics.com/the-science/what-are-neurotransmitters

https://www.integrativepsychiatry.net/neurotransmitter.html

------------------------------------------------------------------

Thông tin cho bạn: Tpcn Vương Lão Kiện có chứa thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng giúp hỗ trợ làm giảm run tay chân, cải thiện khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson

Banner bài PR-02.png