Run tay chân là bệnh gì, có chữa khỏi được không?

A- A+

Run tay chân có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh khác như run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, cường giáp hay Parkinson… Ngoài ra, nhiều trường hợp bị run là do căng thẳng khi đứng trước đám đông, khi tập trung quá mức, hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Bài viết này là toàn bộ thông tin bạn cần biết về chứng run tay chân để điều trị hiệu quả.

Rất nhiều người nghĩ rằng bệnh run tay chân ở người già chứ không gặp ở những người trẻ tuổi. Sự thực là bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị run tay chân, từ trẻ em, thanh niên cho đến người cao tuổi.

Biểu hiện run có thể xuất hiện ở ngón tay, sau đó lan đến bàn tay, cánh tay với thứ tự thường gặp là run tay trái rồi chuyển qua tay phải. Bạn có thể bị run ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau, chẳng hạn như run chân, run đầu (theo kiểu gật gật, lắc lắc) hoặc là run toàn thân. Nếu chủ quan không sớm điều trị, tình trạng run có thể chuyển biến nặng khiến bạn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

 Bệnh run chân tay cần được điều trị sớm

Bệnh run chân tay cần được điều trị sớm

Tay chân hay bị run là bệnh gì?

Nếu run tay, run chân xuất hiện thường xuyên mà không phải do lạnh, do đói thì đó có thể là dấu hiệu của các căn bệnh sau đây:

Rối loạn thần kinh thực vật

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Thông - Phó chủ tịch Hội thần kinh Việt Nam, run do rối loạn thần kinh thực vật thường gặp ở người trẻ do mất cân bằng giữa quá trình làm việc - nghỉ ngơi, ăn uống không đủ chất, thường xuyên căng thẳng, áp lực. Một số trường hợp bị run tay, run chân sau những biến cố lớn về tinh thần.... Những sang chấn này gây áp lực lên hệ thần kinh, kích thích tăng tiết ad-renaline và cor-tisone vào máu, làm rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật (cường giao cảm). Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây run tay chân ở người trẻ.

Rối loạn thần kinh thực vật thường gây run tay chân khi hồi hộp, lo âu, run khi đứng trước đám đông hoặc khi làm việc có người khác nhìn vào. Ngoài run tay chân, người bệnh còn có thể thấy tim đập nhanh, giọng nói run rẩy, ấp úng, vã mồ hôi…

Bệnh Parkinson

Sự thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh do-pamin trong não ở người mắc bệnh Parkinson đã gây ra hiện tượng run tay chân. Giai đoạn đầu, người bệnh thường bị run ngón tay ở một bên khi ngồi nghỉ (ngồi đặt tay lên bàn hoặc lên đùi) và giảm run khi hoạt động. Theo thời gian, tình trạng run sẽ tiến triển và “lan” sang cả bàn tay, xuống chân cùng bên và sang tay, chân phía đối diện. Ở những giai đoạn sau, triệu chứng run có thể xuất hiện ở mọi thời điểm, kèm theo đó là tình trạng co cứng cơ bắp và vận động chậm chạp.

Trước đây, người ta thường coi Parkinson là một bệnh gây run tay chân ở người già. Tuy nhiên ngày nay, độ tuổi mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa, số người bệnh Parkinson dưới 40 tuổi đang ngày càng gia tăng đáng kể.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh Parkinson

Bệnh run vô căn

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh run vô căn đến nay vẫn chưa được tìm ra. Chỉ biết rằng căn bệnh này có tỷ lệ di truyền lên đến 50%.

Run tay vô căn thường xuất hiện hoặc tăng lên khi người bệnh hoạt động, run khi cầm nắm đồ vật hoặc khi tập trung làm những việc tỉ mỉ như cầm kéo cắt tóc, làm nails, viết chữ… Bệnh có thể gặp ở cả trẻ em, thanh niên lẫn người già. Ngoài run tay, bệnh run vô căn còn có thể gây run ở đầu, nói run run, run toàn thân làm thay đổi dáng đi

Triệu chứng run tay vô căn xuất hiện khi cầm nắm đồ vật

Triệu chứng run tay vô căn xuất hiện khi cầm nắm đồ vật

Tổn thương, chấn thương não

Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của cơ thể, bao gồm cả các cử động của cơ bắp… Do vậy, bất kỳ nguyên nhân nào gây tổn thương, chấn thương não như: đột quỵ, chấn thương đầu, thoái hóa tiểu não, thoái hóa chất trắng hay đơn thuần là sự lão hóa não tuổi già cũng có thể dẫn đến biểu hiện run tay, run chân. Trong các trường hợp này, người bệnh thường run kèm theo yếu các cơ bắp, phối hợp động tác không chính xác, khó khăn khi di chuyển và có thể suy giảm khả năng ghi nhớ, nhất là với người cao tuổi.

Xem thêm: Những điều cần biết về run chân tay sau tai biến

Hội chứng tiểu não

Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương tiểu não đều có thể gây run, nhất là khi người bệnh  thực hiện các hoạt động có chủ đích như ấn công tắc điện, hay chạm đầu ngón tay lên đầu mũi. Một số dấu hiệu khác gồm nói run, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi theo hình zíc zắc như người say rượu.

Bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp thường gây run bàn tay, ngón tay, kèm theo nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút), vã mồ hôi, mắt lồi, bướu giáp phình to, người bệnh hay cáu gắt, căng thẳng.

Một số nguyên nhân khác khiến tay chân bị run

Ngoài những nguyên nhân kể trên, tình trạng run tay chân không kiểm soát còn xảy ra do:

- Thiếu vitamin và khoáng chất, ví dụ vitamin B1, B6, B12, khoáng chất Magie

- Tác dụng phụ của thuốc điều trị trầm cảm, thuốc an thần, thuốc điều trị hen…

- Do sự tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các kim loại nặng...

- Run do các bệnh mạn tính như suy gan, suy thận, tăng huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ….

- Do lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, caffeine, ma t.úy,...

Bạn cần đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân gây run tay chân

Bạn cần đi khám để tìm ra chính xác nguyên nhân gây run tay chân 

Người bị run tay chân nên đi khám ở đâu?

Khi thấy dấu hiệu run chân tay, bạn nên đến khoa Nội thần kinh hoặc Lão khoa (đối với người cao tuổi) của các bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc bệnh viện tuyến trung ương để thăm khám. Một số bệnh viện tuyến trung ương bạn có thể tham khảo là:

Tại Miền Bắc

- Bệnh viện Bạch Mai

- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

- Bệnh viện trung ương quân đội 108

- Bệnh viện Lão khoa TW

Tại Miền Nam

- Bệnh viện Đại học Y Dược HCM

- Bệnh viện Nhân dân 115

- Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

Bệnh viện nhân dân 115 là một trong những địa chỉ khám run tay chân uy tín cho người dân khu vực TP HCM

Bệnh viện nhân dân 115 là một trong những địa chỉ khám run tay chân uy tín cho người dân khu vực TP HCM

Chi tiết về địa chỉ cũng như những lưu ý khi thăm khám tại các bệnh viện này, mời bạn đọc thêm bài viết: 7 địa chỉ khám run tay chân uy tín tại Việt Nam.

Bị run tay chân có nguy hiểm không?

Ngoại trừ bệnh Parkinson thì phần lớn các nguyên nhân gây run tay chân đều không nguy hiểm và không để lại nhiều biến chứng nặng nề. Vậy tại sao phải ngoại trừ bệnh Parkinson? Thực tế, ngoài run tay chân, Parkinson còn gây ra một loạt các triệu chứng như: cứng đờ cơ bắp, vận động chậm, khó giữ thăng bằng tư thế… Nếu không điều trị tích cực thì chỉ sau 5 - 10 năm, người bệnh Parkinson có thể bị mất khả năng vận động và đối mặt với nguy cơ tàn thế.

Mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng tay chân run rẩy lại là một rào cản lớn khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, tình trạng này còn ảnh hưởng đến sự tự tin, nhất là khi người bệnh đứng ở nơi đông người.Theo thời gian tình trạng run sẽ tiến triển nặng dần nếu bạn không có phương pháp điều trị phù hợp.

Run tay chân có chữa khỏi không?

Việc có chữa khỏi được hoàn toàn bệnh run tay chân hay không còn tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ví dụ, nếu là run tay do bệnh cường giáp thì có thể chữa khỏi khi tuyến giáp ổn định; run do tác dụng phụ của thuốc cũng có thể hết khi được chuyển sang một nhóm thuốc khác.

Tuy nhiên, đại đa số các bệnh gây run đều chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Mục tiêu điều trị là làm giảm run để người bệnh sinh hoạt, làm việc dễ dàng hơn, đồng thời làm chậm sự tiến triển của bệnh theo thời gian.

chia-sẻ-VLK.jpg

Run chân tay nên được điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp chữa bệnh run chân tay khác nhau như uống thuốc, tiêm hay phẫu thuật. Vậy có những nhóm thuốc điều trị run tay chân nào, khi nào dùng thuốc, khi nào thì phẫu thuật? Mời bạn theo dõi tiếp trong các phần dưới đây.

 
GS Lê Đức Hinh - Nguyên chủ tịch Hội thần kinh học Việt Nam - giải đáp về các phương pháp điều trị bệnh run chân tay

Thuốc điều trị run tay chân

Không có thuốc điều trị chung cho tất cả các trường hợp run. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn những loại thuốc điều trị cụ thể.

Thuốc điều trị Parkinson

Bệnh Parkinson gây ra bởi sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin. Bởi vậy, các thuốc điều trị Parkinson đều có chung một mục đích là làm tăng lượng do-pamin trong não. Chi tiết về các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh Parkinson.

Thuốc điều trị run vô căn

Các thuốc thường được lựa chọn trong điều trị run vô căn bao gồm: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống động kinh hay tiêm nội độc tố To-xin Botu-linum. Một số lựa chọn khác cho thuốc điều trị run vô căn gồm có: thuốc an thần nhẹ hoặc thuốc thuốc chẹn kênh canxi.

Thuốc điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Run do rối loạn thần kinh thực vật tương đối lành tính, nhưng hiệu quả điều trị thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý và cảm xúc. Các thuốc điều trị đều nhằm mục đích cân bằng lại hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm, giúp người bệnh giảm bớt lo âu, hồi hộp như thuốc an thần hoặc thuốc chẹn beta giao cảm.

Thuốc điều trị run tay chân được kê toa dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể

Thuốc điều trị run tay chân được kê toa dựa trên từng nguyên nhân gây bệnh cụ thể

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc trị bệnh run tay chân

Bạn phải có sự kết hợp chặt chẽ với bác sỹ điều trị sao cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tham khảo những hướng dẫn chung trong việc sử dụng thuốc trị run dưới đây:

- Uống đủ liều, đúng thời gian là điều quan trọng nhất để thuốc đạt được hiệu quả điều trị.

- Uống thuốc cùng với một cốc nước to để tránh bị nghẹn, nhất là bệnh nhân Parkinson trong giai đoạn cuối thường gặp chứng khó nuốt.

- Đừng tự ý ngưng sử dụng thuốc khi bạn cảm thấy tình trạng của mình đã tốt lên hay khi thuốc không có tác dụng, vì việc đó có thể làm bệnh tình của bạn trở nên nặng nề hơn.

- Nếu bạn bỏ quên một liều, hãy  uống nó ngay khi bạn nhớ ra. Nhưng nếu nó đã quá gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn hãy bỏ qua nó và tiếp tục dùng liều như bình thường.

- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết những tác dụng không mong muốn mà bạn có thể gặp phải để biết cách phòng tránh, Hãy nhớ trao đổi với bác sỹ ngay khi bạn cảm thấy thuốc đang gây ra bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Bạn có quyền và trách nhiệm cần phải biết những loại thuốc mình đang được chỉ định. Càng biết nhiều về thuốc cũng như cách mà nó hoạt động bao nhiêu sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc sử dụng.

Phẫu thuật chữa run tay chân

Phương pháp phẫu thuật thường áp dụng khi các thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng (nhờn thuốc), hay gặp nhất là thuốc điều trị bệnh Parkinson. Hai phương pháp phẫu thuật được dùng chủ yếu hiện nay là: Phẫu thuật kích thích não sâu (DBS) và phẫu thuật mở đồi thị não.

 Phẫu thuật não cũng là một phương pháp điều trị run tay chân

Phẫu thuật não cũng là một phương pháp điều trị run tay chân

Chữa run tay chân bằng thuốc nam

Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh - Giám đốc Học Viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tay chân run được xếp vào chứng ma mộc, chứng chấn chiên theo Đông y. Bản chất là do can huyết hư, thận âm hư, do suy nhược gây nên. Từ rất lâu, đông y đã sử dụng Thiên ma, Câu đằng trong các bài thuốc nam trị chứng run giật. Bởi đây là những vị thuốc vừa tác động vào phần huyết, vừa tác động vào tạng can và thận nên giúp khắc phục run tay, run chân rất hiệu quả.

Thực tế, nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, Thiên ma, Câu đằng có chứa các tiền chất dinh dưỡng của tế bào thần kinh, giúp nuôi dưỡng và phục hồi chức năng của não bộ. Đồng thời làm ổn định tính dẫn truyền thần kinh, làm chậm lại quá trình thoái hóa não, từ đó giúp giảm run chân tay do nhiều nguyên nhân.

Tại Việt Nam, hai thành phần này đã được ứng dụng thành công trong thực phẩm chức năng Vương Lão Kiện (*). Với hơn 6 năm có mặt trên thị trường, Vương Lão Kiện không chỉ là một giải pháp mà còn là một người bạn đồng hành giúp nhiều người bệnh giảm run, cầm nắm, sinh hoạt dễ dàng và tự tin làm chủ cuộc sống. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong video dưới đây:

Chia sẻ kinh nghiệm chữa run tay chân với Vương Lão Kiện

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Các mẹo giảm run tay hiệu quả

Giảm căng thẳng, thư giãn tinh thần

Dù bạn bị run do nguyên nhân gì thì biểu hiện run cũng sẽ tăng lên khi bạn lo lắng, căng thẳng. Vì vậy, trong điều trị run, bạn hãy cố gắng thư giãn tinh thần bằng cách:

- Giảm tải áp lực từ công việc và cuộc sống; hạn chế thức khuya

- Tham gia lớp học yoga, học thiền,  để điều tiết tinh thần, nhịp tim, nhịp thở ổn định hơn

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, giao lưu, trò chuyện với bạn bè, người thân

- Dành mỗi ngày tối thiểu 30 phút để đi bộ, chạy bộ, bơi lội...

- Nghe nhạc, đọc sách báo, nấu ăn cũng là những cách giúp giảm bớt căng thẳng bạn nên tham khảo.

Ăn uống lành mạnh giúp dưỡng não hiệu quả

Ăn uống khoa học là cách để nâng cao hiệu quả giảm triệu chứng run tay chân

Ăn uống khoa học là cách để nâng cao hiệu quả giảm triệu chứng run tay chân

Những thực phẩm bạn nên ăn gồm: các loại đậu, rau xanh, trái cây, hạt lanh, hạt óc chó; cá hồi, cá ngừ, cá mòi… Bởi đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho hoạt động của não bộ, làm ổn định quá trình dẫn truyền thần kinh - cơ , nhờ đó nâng cao hiệu quả điều trị run tay.

Xem thêm: Bị run tay nên ăn gì, kiêng gì – những siêu thực phẩm giảm run

Từ bỏ các chất kích thích

Cà phê, thuốc lá, rượu, bia, ma t.úy…. vừa là nguyên nhân gây run, vừa khiến triệu chứng run nặng lên. Vì vậy để não khỏe mạnh, hết run tay chân, tốt nhất là nên từ bỏ sớm những chất kích thích này.

Chỉ cần bạn kiên trì điều trị, tình trạng run tay chân sẽ được kiểm soát hiệu quả, bạn sẽ trở về cuộc sống bình thường và theo đuổi công việc, những đam mê mà trước kia còn dang dở.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Nguồn: Healthline, NYtimes