Giao tiếp với người bệnh Parkinson

A- A+

Ngôn ngữ trị liệu (LSVT) có thể giúp làm giảm những khó khăn về giao tiếp ở người bệnh Parkinson bằng cách giúp người bệnh nói chuyện to và rõ ràng hơn.

Làm thế nào để nhận ra vấn đề trong giọng nói và lời nói ở người bệnh Parkinson?

Bệnh Parkinsonm giảm sự linh hoạt của cơ ở vùng miệng, cổ họng, lưỡi và môi. Điều này khiến cho người bệnh khó nói và giọng nói nhỏ hơn. Khi bệnh phát triển nặng, lời nói của họ có thể trở nên khó hiểu, khiến người giao tiếp gần như không thể nghe thấy.

Người bệnh Parkinson cần đến gặp bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng sau:

- Giọng nói đều đều, lưỡi cứng. - Ngại nói chuyện và giao tiếp. - Giọng nói kèm tiếng thở mạnh hoặc tiếng khàn. - Nói lẩm bẩm, phát âm không chính xác. - Nói lắp. - Cảm giác hụt hơi khi nói.

Người bệnh Parkinson gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp

Người bệnh Parkinson gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp

Bản thân người bệnh Parkinson thường không cảm nhận được những vấn đề trong giao tiếp mà họ gặp phải. Vì vậy, họ có thể cảm thấy thất vọng khi người khác luôn yêu cầu lặp lại lời nói - thậm chí, có thể nghĩ người nói chuyện với mình cần đeo máy trợ thính.

Trong khi đó, những loại thuốc cho người bệnh Parkinson lại không có khả năng giúp người bệnh cải thiện được vấn đề này. Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy Levodopa giúp cải thiện tính dẫn truyền trong tế bào thần kinh nhưng với nhiều người bệnh, điều này vẫn không thể giúp việc nói dễ dàng hơn. Phẫu thuật kích thích não sâu cũng không mang lại nhiều kết quả về việc khắc phục những khó khăn trong giao tiếp ở bệnh nhân Parkinson.

Biện pháp tốt nhất là điều trị bằng thuốc kết hợp với ngôn ngữ trị liệu. Theo các chuyên gia, phương pháp ngôn ngữ trị liệu giúp tập trung vào nhiều khía cạnh riêng biệt của giọng nói và lời nói, chẳng hạn như thở đúng cách, nối nhịp tốt, tăng số lượng và làm chậm tốc độ của lời nói. Tuy nhiên, người bệnh cần duy trì thường xuyên những bài tập để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngôn ngữ trị liệu khác với những phương pháp khác thế nào?

LSVT là phương pháp đòi hỏi khắt khe về thời gian và lịch tập là bốn buổi một tuần, mỗi buổi một giờ - và các bài tập tiếng nói hàng ngày trong một tháng.

Bệnh nhân tập trung vào một mục tiêu duy nhất - tăng cường độ lớn tiếng nói với nỗ lực tối đa - chứ không phải là suy nghĩ về một số khía cạnh của việc nói bằng giọng nói và lời nói cùng một lúc. Khi được gợi ý "nói to lên", bệnh nhân Parkinson tự động lấy một hơi thở sâu hơn, mở miệng nhiều hơn cho độ cộng hưởng tốt hơn và phát âm rõ ràng.

Mỗi buổi tập luyện bắt đầu với nhiều lần lặp lại bằng cách nói to "aaaahhhs", tiếp theo lặp lại 10 cụm từ hoặc câu nói hàng ngày. Trong tuần, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hướng dẫn để bệnh nhân có giọng nói to hơn với các từ riêng lẻ, cụm từ, câu và bài đọc đàm thoại.

Hiệu quả của phương pháp ngôn ngữ trị liệu?

Nghiên cứu của LSVT cho thấy trong cuộc trò chuyện, giọng nói của bệnh nhân to hơn khoảng 5-6 decibel. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho thấy các hiệu quả từ phương pháp LSVT kéo dài hai năm. Lý tưởng nhất, bệnh nhân theo kịp các bài tập tiếng nói có thể duy trì hiệu quả suốt đời.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người bệnh nên tham gia ngôn ngữ trị liệu sớm để có thể hoạt động bình thường ngay cả khi làm việc, hoạt động xã hội và tận hưởng cuộc sống.

Những lời khuyên giúp bạn trò chuyện với người bệnh Parkinson

- Cắt giảm tiếng ồn xung quanh: Tắt TV, đóng cửa sổ, và chọn nơi yên tĩnh khi nói chuyện. - Nói chuyện mặt đối mặt, nhìn vào miệng họ khi nói. - Cố gắng kiên nhẫn lắng nghe và không ngắt lời họ. Suy giảm nhận thức trong bệnh Parkinson có thể làm chậm quá trình tư duy và khả năng nghe của người bệnh. - Khuyến khích họ nói chuyện, để họ nói lại những vấn đề mà họ muốn truyền tải.

Các bác sĩ chuyên khoa nói cũng có thể giới thiệu một loạt các thiết bị trợ giúp, chẳng hạn như một hệ thống micro cá nhân nhỏ để khuếch đại một giọng nói nhẹ nhàng. Đối với bệnh nhân có thể sử dụng một máy tính, giao tiếp qua e-mail có thể là một cách đáp ứng để kết nối với bạn bè và gia đình.

Xem thêm:

Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.

Chữa bệnh parkinson bằng đông y

Nguồn tham khảo: http://www.caring.com/