Trầm cảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson

A- A+

Bệnh Parkinson với các triệu chứng run, cứng nhắc, đi đứng chậm chạp, phối hợp các động tác của chân tay khó khăn. Cho đến nay người ta cũng chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này, nhưng đã có khá nhiều nghiên cứu lớn trên thế giới nhằm làm sáng tỏ các mối liên quan giữa căn bệnh này với stress, trầm cảm.

Trầm cảm càng nặng, nguy cơ mắc parkinson càng lớn

Mới đây, một nghiên cứu lớn từ Thụy Điển tìm thấy mối liên quan qua lại giữa bệnh trầm cảm với bệnh parkinson và phát hiện ra rằng người bị trầm cảm có nhiều khả năng để phát triển bệnh này.

Từ cuối năm 2005, các nhà nghiên cứu đã xem xét các hồ sơ trong vòng 20 năm của tất cả các công dân Thụy Điển tuổi 50 trở lên. Sau đó, họ đã xác định có 140.688 người đã được chẩn đoán là mắc bệnh trầm cảm, và để đối chứng, họ chọn tiếp tương ứng với mỗi người mắc trầm cảm là 3 người khỏe mạnh cùng tuổi, cùng giới tính. Như vậy, tổng cả hai nhóm được lựa chọn trong nghiên cứu lên đến 422.064 người.

Sau gần 7 năm phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy: Trong số bệnh nhân trầm cảm có 1.485 người phát triển bệnh Parkinson. Trong khi nhóm không bị trầm cảm chỉ có 1.775 người mắc căn bệnh này. Như vậy, nghiên cứu cho thấy những người bị trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh parkinson cao gấp 3 lần so với những người bình thường. Trầm cảm càng nặng thì khả năng mắc bệnh càng lớn.

Xem thêm: TPCN Vương Lão Kiện – Giúp làm giảm run ở người bệnh Parkinson

Bệnh trầm cảm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh parkinson

Trầm cảm - dấu hiệu nhận biết sớm trong bệnh Parkinson

Trầm cảm - dấu hiệu nhận biết sớm trong bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson là một kết quả của quá trình thoái hóa các tế bào não sản xuất dopamine. Nhưng các nhà khoa học không hiểu những gì đã gây ra những thay đổi trong não dẫn đến bệnh Parkinson. Tuy nhiên, họ biết rất rõ bệnh thường xuất hiện sau tuổi 55 và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới lớn hơn so với phụ nữ.

Ở những người thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mà không liên quan đến độ tuổi. Đối với lý do này, các nhà khoa học suy đoán có một sự pha trộn của các yếu tố di truyền và môi trường góp phần thúc đẩy nhanh hơn tiến triển của bệnh.

Khi phân tích sâu hơn các dữ liệu tại Thụy Điển, các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh trầm cảm làm tăng nguy cơ về Parkinson. Bất cứ ai đã bị nhập viện vì trầm cảm đến 3,5 lần, có nhiều khả năng phát triển bệnh Parkinson so với những người bị trầm cảm chỉ phải điều trị ngoại trú.

Tiến sĩ Peter Nordstrom của Đại học Umea cho biết: Kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng ở việc phát hiện mối liên quan giữa trầm cảm và bệnh Parkinson. Rất có thể trầm cảm là một triệu chứng rất sớm của bệnh Parkinson hoặc một yếu tố nguy cơ gây bệnh.

Chia-se-benh-nhan-chua-Parkinson

 Ds. Thu Thảo
Nguồn: http://www.medicaldaily.com