Tôi đã sống với căn bệnh Parkinson như vậy

A- A+

Thật kỳ lạ! Thậm chí tôi còn nghĩ đó là một kết luận đầy hài hước, làm sao tôi có thể bị Parkinson khi mới 46 tuổi! Nhưng đó lại là sự thực, và hành trình sống với bệnh Parkinson của tôi bắt đầu từ đây. 

Những biểu hiện run đầu tiên xuất hiện

Tháng Hai năm 2010, ở tuổi 46 tôi được chẩn đoán Parkinson. Nhưng trước đó chừng 4, 5 năm tôi đã bắt đầu có những biểu hiện khác lạ, khi tôi ngáp dài những biểu hiện run xuất hiện bên cánh tay trái. Tôi không quan tâm lắm đến điều này cho tới Giáng sinh năm 2007. Khi đang trong nhà bếp với gia đình, tôi bỗng nhiên ngáp và cánh tay trái run lên. Cháu dâu của tôi khi đó là sinh viên y khoa năm 3 ngay lập tức nhận ra điều bất thường. Cô hỏi tôi một vài câu hỏi và thực hiện một bài kiểm tra phản xạ để kiểm tra sức mạnh cơ bắp, sau đó khuyên tôi nên đi kiểm tra vì cô không chắc chắn được lý do tại sao tôi run khi ngáp. Tôi khi đó thực sự không quá quan tâm tới vấn đề này nên bỏ qua.

Phil và người bạn Steve trong câu chuyện

Phil và người bạn Steve trong câu chuyện

Cho tới mùa hè năm 2008, tôi có kế hoạch đạp xe đường dài trong 4 ngày cùng anh bạn Steve - đối tác của tôi, để vận động gây quỹ cho chiến dịch phòng chống HIV/AIDS vào tháng Tám. Nhưng quả thật, thể chất của tôi không ở mức tối ưu. Khi đạp xe cùng nhóm, có những lúc tôi phải ra dấu hiệu để dừng lại nghỉ, vì khi đó tôi cảm thấy chân bên trái bị run . Tôi suy nghĩ, có thể do glucose thấp và mình bị tiểu đường hay do tôi đã uống quá nhiều caffein, mà cũng có thể run chỉ là một phản ứng bình thường của cơ thể khi căng thẳng về thể chất. Tôi mua một máy đo đường huyết và theo dõi chỉ số đường huyết trong nhiều tuần và kết quả bình thường. Vì vậy, tôi tự kết luận rằng mình bị run khi đi xe đạp là phản ứng tự nhiên khi cơ thể bị mệt mỏi. Quả thật, khi thời gian huấn luyện qua, tôi cũng bớt run hơn nhiều. Tôi đã rất an tâm.

Tuy nhiên, đến mùa đông năm 2008 câu chuyện lại trở nên khác hẳn. Tôi bắt đầu thấy tay trái bị run khi tắm và gội đầu, đôi chân nhiều khi cũng trở nên nặng nề, các ngón tay trái gõ bàn phím không còn chuẩn nữa, ngay cả việc cài cúc áo cũng trở nên khó khăn hơn… Ngón út bên tay trái của tôi bị co giật, bàn tay trái thỉnh thoảng cũng run ngay cả khi không mệt mỏi.

Tôi quyết định đã đến lúc phải tìm ra nguyên nhân gây run

Cuối tháng 1 năm 2009, tôi đến gặp bác sĩ gia đình của mình, tuy nhiên ông không thể chẩn đoán chính xác điều gì đang xảy ra với tôi nên ông giới thiệu tôi tới gặp một bác sĩ thần kinh. Nhưng để gặp vị bác sỹ này thì phải đợi đến tận tháng 4. Trong thời gian đó, tôi tự tìm hiểu trên internet, liệu mình có bị u não, hay do cuộc sống quá căng thẳng, do bệnh parkinson (PD) hoặc một bệnh thần kinh nào khác? Tôi đã tìm hiểu đêm này qua đêm khác, đọc và phân loại ra các thông tin uy tín và dồn nghi ngờ vào việc có thể mình đã bị PD.

Chờ đợi mãi, cuối cùng tôi đã gặp được bác sĩ thần kinh vào ngày 20 tháng tư năm 2009. Tôi đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc gặp này: liệt kê tất cả các triệu chứng của mình cũng như các câu hỏi liên quan. Cô bác sỹ hỏi tôi một số câu và tiến hành khám thần kinh. Cô bác bỏ tôi bị một khối u não và cho biết sẽ phải theo dõi thêm các triệu chứng trong thời gian cho tôi sử dụng thuốc chẹn beta, hẹn tôi tái khám trở lại sau sáu tháng.

Suốt mùa xuân và mùa hè năm ấy, những cơn run rẩy vẫn xuất hiện. Tôi và Steve lại lên kế hoạch đạp xe lần nữa và cần 12 tuần luyện tập. Tuy nhiên, đến ngày thứ ba của chuyến đi, các triệu chứng của tôi xuất hiện nhẹ, ngày thứ 4 thì tôi bị run liên tục khi đạp xe. Trong những tháng sau, các triệu chứng run bên trái vẫn rất thường xuyên.

Tôi gặp lại bác sĩ thần kinh lần hai vào tháng 9 năm 2009. Cô cũng tiến hành kiểm tra và hỏi về hiệu quả thuốc beta blocker. Tôi cho biết thuốc này có vẻ không có tác dụng với tình trạng run của mình. Cô bác sỹ một lần nữa không thể chẩn đoán và khuyên tôi trở lại trong sáu tháng.

Tôi bị run do parkinson

Sau cuộc hẹn, khi trở lại với công việc tôi bắt đầu nhận thấy khi đi thì cánh tay trái cứng đờ và không di chuyển theo nhịp cơ thể như bình thường. Một vài ngày sau khi đang đi bộ tại chỗ làm thì một nhân viên nhận thấy dáng đi khác lạ và hỏi thăm tôi có phải đã bị một cơn đột quỵ. Câu hỏi thực sự khiến tôi khá sốc và tôi giải thích rằng mình có vấn đề về thần kinh. Sau đó, tôi nhanh chóng trở lại bàn làm việc và gọi ngay cho bác sĩ thần kinh. Trong vòng một giờ sau, tôi được chỉ định sử dụng Sinemet – một loại thuốc điều trị PD. Tôi hỏi bác sỹ điều đó có nghĩa là tôi bị PD có phải không và được trả lời có vẻ PD chính là chẩn đoán của tôi và kết quả của việc sử dụng thuốc sẽ xác nhận lại điều này. Tôi chia sẻ với bác sỹ về sự lo lắng của mình, tôi chấp nhận việc bị PD nhưng liệu có loại thuốc nào khác thay thế cho bệnh nhân khởi phát sớm PD như tôi không? Cô giới thiệu cho tôi một phòng khám rối loạn vận động. Tại đó, tôi lại được kiểm tra, hỏi các câu hỏi và được khẳng định bị PD. Tôi bày tỏ mối quan tâm về việc uống levodopa, bác sỹ đồng ý và thảo luận các lựa chọn điều trị với tôi.

Sau khi quyết định về kế hoạch điều trị, tôi trở về nhà và bắt đầu cuộc sống với bệnh PD. Từ đó, đã hơn hai năm đã trôi qua và cuộc sống vẫn tiếp diễn.

Tới thời điểm hiện tại, các triệu chứng của tôi gây ra khá nhiều phiền toái, nhưng tôi biết rằng nó sẽ thay đổi. Tôi tiếp tục làm việc và hy vọng. Steve và tôi thích đi du lịch, chúng tôi có kế hoạch tới rất nhiều địa điểm khác nhau trên bản đồ thế giới trong nhiều năm tới. Tôi gặp thêm nhiều người mới, tập thể dục nhiều hơn và tham gia vào một lớp tập thể dục dành riêng cho người PD hàng tuần và một lớp học khiêu vũ Zumba, cũng riêng cho người PD. Và tôi vẫn đang tiếp tục luyện tập cho hành trình 300 dặm/bốn ngày gây quỹ đi xe. Chắc chắn tương lai sẽ có những điều kỳ lạ hơn nữa trên con đường tôi đang đi. Mong rằng sẽ có thật nhiều niềm vui. Tôi rất biết ơn sự hỗ trợ, yêu thương của bạn bè và gia đình, đặc biệt là Steve và người bạn đời hai mươi ba năm của tôi. Tất cả họ đều đi cùng tôi trên hành trình sống chung với PD, giúp cuộc sống của tôi thực sự tươi vui!

XEM THÊM CHIA SẺ BỆNH NHÂN BỊ RUN TAY CHÂN

Phil!

Theo nguồn: http://www.apdaparkinson.org/phil/