Bệnh Parkinson ảnh hưởng tới tư duy, trí nhớ như thế nào?

  • Bà em bị Parkinson nhiều năm rồi, một năm trở lại đây trí nhớ của bà rất kém, có những sự việc mới xảy ra nhưng bà không nhớ được. Bà hay quên uống thuốc nên phải có người nhà theo dõi để nhắc bà. Một số vấn đề đơn giản nhưng phải giải thích nhiều bà mới hiểu được. Cho em hỏi đây có phải là do ảnh hưởng của bệnh Parkinson không? Bệnh này ảnh hướng tới tư duy, trí nhớ như thế nào ạ?

    Icon

    Chào bạn,

    Parkinson là một bệnh lý gây ra bởi sự giảm sút nồng độ Dopamine trong não bộ, đây là một chất dẫn truyền thần tối quan trọng giúp tế bào não chỉ huy và kiểm soát các cử động của bắp thịt ở tay, chân và mặt, đồng thời điều hòa cảm xúc, tăng khả năng tập trung, tư duy, chú ý,... Theo thời gian, nồng độ chất Dopamin trong bệnh Parkinson ngày càng bị sụt giảm nghiêm trọng, khiến cho người bệnh không chỉ bị rối loạn vận động, mà khả năng tư duy trí nhớ cũng bị ảnh hưởng.

    Có tới khoảng 2/3 người bệnh Parkinson bị suy giảm trí nhớ, khả năng nhận thức sau hơn 10 năm mắc bệnh. Khoảng 20% số bệnh nhân Parkinson bị giảm năng lực trí óc nặng, 50% gặp vấn đề nhỏ về khả năng suy luận. Các khả năng lưu trữ, ghi nhớ ký ức, tư duy, học hỏi, hình thành các khái niệm, sắp xếp và giải quyết vấn đề của người bệnh bị suy giảm. Bắt đầu bằng một vài khiếm khuyết trong nhận thức, sau đó các triệu chứng tăng dần nếu không được quan tâm điều trị kịp thời. Cuối cùng sẽ dẫn đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

    Không chỉ do ảnh hưởng của bệnh, mà chính tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson sau nhiều năm sử dụng cũng là nguyên nhân làm cho các vấn đề về trí tuệ, tâm thần trở nên trầm trọng hơn.

    Bà của bạn đã bị mắc bệnh Parkinson lâu năm và những biểu hiện bệnh hiện tại tương đối nặng. Trong giai đoạn này, thuốc điều trị thường ít có hiệu quả kèm theo nhiều tác dụng không mong muốn. Vì vậy việc điều trị đòi hỏi phải kết hợp đồng bộ nhiều phương pháp, bao gồm cả dùng thuốc, vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu. Đặc biệt là sự chăm sóc của gia đình, người thân trong giai đoạn này đóng vai trò rất quan trọng. Bạn có thể đọc thêm bài viết sau đây để biết các lên kế hoạch chăm sóc cho bà, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm bớt những khó khăn do bệnh gây ra:

    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/cham-soc-nguoi-benh-parkinson-o-giai-doan-muon.html

    Cùng với các biện pháp kể trên, những giải pháp hỗ trợ từ Đông y cũng mang lại lợi ích đáng kể cho người bệnh Parkinson giai đoạn muộn. Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, một số thảo dược truyền thống của các nước Á Đông như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng ức chế enzym phân hủy Dopamin, nhờ đó ngăn chặn sự mất đi của Dopamin trong não; đồng thời chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh và làm chậm quá trình thoái hóa não của người bệnh Parkinson. Sự kết hợp của 2 loại thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên hữu hiệu giúp làm giảm các triệu chứng run, co cứng và cải thiện chức năng não bộ cho người bệnh Parkinson. Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 2 thảo dược này trong Tpcn Vương Lão Kiện đã được nhiều người bệnh sử dụng có hiệu quả tốt như chia sẻ dưới đây:

    http://runchantay.com/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri/hanh-trinh-tim-lai-suc-khoe-cua-nguoi-benh-parkinson.html

    Chúc bà bạn sớm khỏe!

Câu hỏi chuyên gia