Các triệu chứng của Parkinson giai đoạn muộn

  • Xin hỏi bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn có những triệu chứng như thế nào? Bố tôi bị Parkinson hơn 10 năm rồi, giờ tay chân ông bị cứng cử động khó khăn, đi lại phải có người đỡ. Có phải bệnh của bố tôi đã ở giai đoạn muộn không?

    Icon

    Chào bạn,

    Theo thời gian, bệnh Parkinson có xu hướng tiến triển nặng dần. Ở những giai đoạn muộn, các triệu chứng cứng cơ, chậm vận động sẽ ngày càng nghiêm trọng, kèm theo đó người bệnh có thể gặp phải nhiều biến chứng như rối loạn tâm thần và rối loạn hệ thần kinh tự chủ.

    Các triệu chứng nhận biết bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn bao gồm:

    -    Giảm vận động: ở giai đoạn muộn khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế trầm trọng. Họ vận động chậm chạp một cách rõ rệt, không thể tự thực hiện các sinh hoạt thường ngày như ăn uống, mặc quần áo, hay tắm rửa.

    -    Rối loạn thăng bằng khi đi hoặc đứng: đây là lý do khiến người bệnh rất dễ bị té ngã trong giai đoạn này. Khi đi lại họ có thể cần đến sự giúp đỡ của người khác hoặc các thiết bị hỗ trợ như khung tập đi.

    -    Rối loạn vận động: Người bệnh Parkinson giai đoạn muộn thường bị rối loạn vận động do tác dụng phụ của thuốc điều trị điển hình như hiện tượng bật – tắt (đang vận động thì đột ngột bị khựng lại, cứng đờ), hoặc biểu hiện xoắn vặn, co giật chân tay và cả thân mình.

    -    Rối loạn tâm thần: Người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, ảo giác, hoang tưởng hoặc trầm cảm.

    -    Rối loạn thần kinh tự chủ: là biến chứng thường gặp trong giai đoạn muộn của bệnh. Người bệnh có thể bị táo bón, hạ huyết áp tư thế, khó nuốt, sặc thức ăn...

    Hiện bố bạn đã bị Parkinson 10 năm kèm theo các triệu chứng hạn chế vận động tương đối nặng, cho thấy bệnh Parkinson đang ở trong những giai đoạn muộn. Trong giai đoạn này, thuốc điều trị thường ít mang lại hiệu quả. Các biện pháp như vật lý trị liệu, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, động viên của gia đình sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, giúp cải thiện khả năng vận động, tăng chất lượng cuộc sống và tinh thần cho người bệnh. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh một số thảo dược tự nhiên như Thiên Ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn chặn sự giảm sút của chất dẫn truyền thần kinh Dopamin trong bệnh Parkinson; kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như Hà thủ ô, Câu kỳ tử, Đinh lăng có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ cơ thể, là một giải pháp hữu hiệu giúp phục hồi khả năng vận động và tăng cường sức khỏe toàn trạng cho người bệnh Parkinson giai đoạn cuối. Tại Việt Nam những thành phần này đã được kết hợp trong Tpcn Vương Lão Kiện, bạn có thể tham khảo cho bố sử dụng thêm.

    Bạn có thể xem chia sẻ của người bệnh Parkinson đã sử dụng kết hợp thêm các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược và đạt được kết quả tốt trong điều trị.

    XEM CHIA SẺ CÁCH TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

    Chúc gia đình bạn sức khỏe! Thân!

Câu hỏi chuyên gia