Người bệnh Parkinson tập thể dục mỗi ngày sẽ giảm được các triệu chứng run, cứng cơ, khó di chuyển do bệnh gây ra và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bài viết dưới đây tổng hợp tất cả những bài tập tốt nhất cho người Parkinson.
Khi tập dưỡng sinh thường xuyên sẽ giúp người bệnh duy trì sự hài hòa, mang lại sự khỏe khoắn về cả thể chất lẫn tinh thần.
Người bệnh Parkinson hay gặp phải tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu và đặc biệt là mất ngủ. Tập dưỡng sinh hoặc ngồi thiền giúp họ thư giãn và có giấc ngủ tốt hơn. Mỗi người bệnh cần căn cứ vào khả năng và thể trạng của mình để lựa chọn một loại hình phù hợp nhất.
Tập thể dục tốt cho người bệnh Parkinson
Đây là một trong những bài tập đơn giản nhất với người Bệnh parkinson, bạn có thể tập vài lần mỗi ngày. Do bài tập này không mất nhiều thời gian và dễ thực hiện nên bạn chỉ cần bỏ ra vài phút trong ngày để kéo căng các cơ bắp là có thể cải thiện đáng kể phạm vi chuyển động, giảm tình trạng co thắt, cứng, yếu cơ, giảm viêm khớp xương và tăng sự linh hoạt.
Làm vườn thực sự là một phương pháp tập thể dục tuyệt vời cho người bệnh Parkinson. Bạn không mất quá nhiều sức mà chỉ cần dành ra 10 phút mỗi ngày để cắt tỉa cỏ dại hoặc chăm sóc khu vườn, thậm chí không làm gì cả mà chỉ đi bộ trong vườn cũng giúp xương khớp trở nên linh hoạt hơn, toàn bộ các cơ lưng, cánh tay, vai, ngực, chân… cũng được vận động đều đặn và toàn diện.
Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thiên nhiên trong vườn còn giúp cải thiện tâm trạng, tạo tâm lý thư thái, thoải mái và nâng cao trạng thái tinh thần cho người bệnh.
Đi bộ là một lựa chọn tốt để tập luyện thể dục, không chỉ đối với người bệnh parrkinson mà còn với nhiều bệnh khác.
Đi bộ giúp làm giảm tình trạng viêm khớp, giảm co cứng cơ bắp, hạn chế căng thẳng và là liệu pháp thư giãn, giúp người bệnh Parkinson có một giấc ngủ tốt hơn.
Vì vậy, nếu muốn duy trì và cải thiện khả năng vận động, giảm tình trạng co cứng cơ thì bạn nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày cho việc đi bộ.
Xem thêm: 4 cách làm giảm co cứng cơ ở người bệnh parkinson
Khiêu vũ là một trong những cách hay để người bệnh Parkinson tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Khi khiêu vũ, họ phải liên tục di chuyển, đây là chìa khóa để duy trì sự bền bỉ và linh hoạt của cơ khớp. Đồng thời, tham gia các lớp khiêu vũ cũng giúp người bệnh có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, giúp họ hòa nhập với cộng đồng và làm giảm đáng kể tình trạng trầm cảm, mất ngủ.
Khiêu vũ tốt cho người bệnh Parkinson
Tập Yoga có nhiều lợi ích với sức khỏe và tinh thần người bệnh. Các bài tập thở giúp thư giãn tâm lý và toàn bộ cơ khớp trong cơ thể, từ đó giúp giảm lo lắng, giảm các triệu chứng trầm cảm. Các bài tập tư thế đòi hỏi phải căng dãn cơ thể cũng giúp cải thiện tính linh hoạt xương khớp và phạm vi chuyển động, đặc biệt là khả năng giữ thăng bằng khi di chuyển.
Xem thêm: Một số bài tập yoga cho người bệnh run
Các bài tập dưới nước rất phù hợp với người bệnh Parkinson, đặc biệt với những người lớn tuổi vì các khớp xương không phải chịu nhiều áp lực.
Bài tập này còn tương đối an toàn, giảm thiểu được nguy cơ chấn thương, đặc biệt khi tình trạng bệnh đã ở giai đoạn nặng.
Tập luyện thể dục dưới nước còn giúp cải thiện phạm vi chuyển động, duy trì sự linh hoạt của các khớp xương, giúp người bệnh giữ thăng bằng tốt hơn, giảm tình trạng viêm khớp và thư giãn các bắp cơ.
Run tay là triệu chứng 90% người bệnh Parkinson đều gặp phải. Để kiểm soát tốt triệu chứng cũng những vấn đề mà người bệnh có thể sẽ phải đối mặt, nhóm bài tập vận động chi trên như hướng dẫn dưới đây là thực sự cần thiết.
Bài tập phần cánh tay giúp giảm run do Parkinson
Không chỉ run tay, nhiều người bệnh Parkinson còn run cả chân dẫn đến tình trạng thường xuyên bị té ngã hoặc đứng không vững, phải ngồi xe lăn.
Nhóm bài tập vận động chân trong video dưới đây sẽ giúp những người bệnh ở giai đoạn nặng đang phải dùng xe lăn hỗ trợ có cải thiện đáng kể. Khi tập, bạn nên chú ý không tập ở khu vực trơn trượt và cần có sự giám sát của người thân để đảm bảo sự an toàn.
Tập nhiều động tác chân giúp giảm té ngã khi bị Parkinson
Di chuyển với người bệnh Parkinson chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhóm bài tập về di chuyển sẽ giúp bạn cải thiện khả năng di chuyển, hạn chế phụ thuộc vào người xung quanh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Xem hướng dẫn chi tiết trong video sau:
Những người bệnh Parkinson giai đoạn sau đều gặp khó khăn trong việc biểu lộ cảm xúc trên nét mặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giao tiếp và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục, bạn có thể tập theo nhóm động tác cơ mặt như hướng dẫn trong video dưới đây.
Bài tập giúp cải thiện cảm xúc trên khuôn mặt người bệnh Parkinson
Run giọng nói - run dây thanh quản là tình trạng khá phổ biến ở người bệnh Parkinson. Triệu chứng này khiến người bệnh gặp phải khó khăn trong giao tiếp, diễn đạt hằng ngày. Hãy tập theo các bài luyện thanh sau đây, mọi thứ có thể sẽ được cải thiện đáng kể.
Bài tập giúp cải thiện giọng nói, chứng khó thở và khó nuốt cho người bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối thường ngồi nhiều một chỗ, hạn chế vận động. Điều này dễ khiến người bệnh rơi vào trạng ì. Để cải thiện khả năng vận động, di chuyển, người bệnh nên thực hiện các động tác cổ - lưng vào buổi sáng sớm và chiều tối trước khi ăn tối.
Xem hướng dẫn chi tiết trong video sau:
Bạn cũng có thể tham khảo thêm 5 bài tập thể dục đơn giản, dễ dàng thực hiện hàng ngày để cải thiện khả năng vận động và làm chậm tiến triển của bệnh Parkinson được hướng dẫn trong video dưới đây:
Hướng dẫn 5 bài tập thể dục giúp cải thiện vận động cho người bệnh Parkinson
Tập luyện thể dục bằng một số phương pháp trong bài viết này là cách tuyệt vời không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh Parkinson, mà còn tạo cơ hội cho người bệnh được tiếp xúc với cộng đồng và cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn trong cuộc sống,. Đây cũng là chìa khóa giúp người bệnh làm chậm tiến triển của căn bệnh này.
Xem thêm:
- Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.
- Chữa bệnh parkinson bằng đông y
Nguồn: http://www.parkinsonsassociation.org/
(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.