Lo lắng, buồn phiền, sợ hãi, giận dữ là những cung bậc của cảm xúc tự nhiên không có lợi cho sức khỏe. Có nhiều cách điều tiết để hóa giải chúng nhanh chóng và đơn giản như chia sẻ với bạn bè, người thân hoặc nói cho xả stress, khóc cho trôi giận dữ, hay đơn giản là tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi. Nhưng với một số người, nhất là những người mắc bệnh run, họ rất khó khăn để giải tỏa những cảm xúc này và chính điều đó làm cho bệnh tình của họ có thể trở nên tồi tệ hơn. Do vậy, bài tập giúp quản lý hành vi, cảm xúc đã trở nên quan trọng, giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn
Bài tập thư giãn cảm xúc giúp người bệnh run có thể độc lập đối phó với những cảm xúc tuyệt vọng, đau buồn và điều chỉnh được hành vi mình mong muốn. Bài tập này được ứng dụng trong nhiều trường hợp rối loạn tâm lý, đặc biệt là lo lắng và trầm cảm ở bệnh nhân run chân tay và Parkinson.
Stress là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh run tay chân. Stress được hình thành không chỉ do những tác động bên ngoài mà còn do các điều kiện nội tại bên trong cơ thể và tinh thần. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, đau bụng, ói mửa, lo âu, sợ hãi và là nguyên nhân gây các bệnh chứng khác như tăng huyết áp, tăng nhịp tim, bệnh tim mạch. Bài tập thư giãn dưỡng sức giúp bạn cân bằng stress, có được cảm giác thảnh thơi, có tinh thần làm việc, ngủ sâu hơn và hài lòng với cuộc sống xung quanh hơn.
Bài tập thư giãn cảm xúc rất hữu ích cho người run chân tay
Đối với bệnh nhân Parkinson, lo lắng là một triệu chứng thường gặp mà nguyên nhân được cho là do thoái hoá tế bào não. Lo lắng tiến triển làm tăng các rối loạn vận động, gây suy giảm chất lượng cuộc sống ở người bệnh. Vì vậy, giảm lo lắng và điều trị tâm lý giữ vai trò không nhỏ trong điều trị căn bệnh này.
Nghiên cứu khoa học cho thấy, áp dụng bài tập thư giãn làm giảm hiệu quả mức độ run và cải thiện việc thực hiện sinh hoạt hàng ngày của người bệnh parkinson, đồng thời cũng làm giảm chứng run liên quan đến cảm xúc ở người bệnh run vô căn.
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng run chân tay và nó ảnh hường nhiều tới sinh hoạt, bạn nên kết hợp giữa điều chỉnh cảm xúc với việc sử dụng tpcn Vương Lão Kiện để giúp hỗ trợ làm giảm dần các chứng run. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy gọi ngay cho chúng tôi 0904.904.660 (trong giờ hành chính).
Bài tập thư giãn giúp phục hồi nguồn sinh lực cơ thể về thể trạng lẫn tinh thần. Bài tập giúp bạn không phải hoạt động các thần kinh cơ bắp và gặp phải tình trạng mệt mỏi, đuối sức khi thực hiện. Đây cũng là bài tập giảm tiêu thụ oxy, cải thiện tiêu hóa, khiến người bệnh có thể thở chậm dần đều và lưu thông mạch máu, cải thiện cảm xúc dẫn đến một cảm giác hạnh phúc và bình yên.
Bài tập thư giãn rất đa dạng, trong đó người thực hiện được tập luyện hành vi liên quan đến các bộ phận trên cơ thể như: đầu, mắt, miệng, vai, cổ họng, thân mình, bàn tay, bàn chân; cách giữ yên lặng và thở. Dưới đây là một số bài tập mà bạn có thể áp dụng hằng ngày:
- Hít vào: Bạn giữ tư thế đứng hoặc ngồi thoải mái, hai lòng bàn tay ôm sát vào bụng. Bạn từ từ hít hơi vào cơ thể bằng đường mũi, đưa hơi thở sâu xuống đến bụng cho đến khi bụng dưới phình to và cứng lên và giữ hơi thở vài giây đồng hồ trước khi thở ra.
-Thở ra: Bạn thở ra từ từ, bằng đường miệng, miệng khép nhẹ để đẩy hơi ra ngoài, cho đến khi bụng dưới xẹp xuống bình thường, và phổi không còn không khí nữa. Hít sâu thở chậm giúp người bệnh run chân tay kiểm soát chứng run
Bạn lặp lại động tác hít vào- thở ra trên trong năm lần mỗi chu kỳ và duy trì 3 đến 4 chu kỳ trong một ngày.
Bạn tìm một không gian yên tĩnh, lựa chọn tư thế thoải mái nhất (đứng hoặc ngồi) và hít vào thở ra nhẹ nhàng. Bạn nhắm nhẹ đôi mắt, giữ tinh thần tập trung chỉ nghĩ đến hơi thở ra vào. Hãy để tâm trí bạn tồn tại những hình ảnh đẹp nhất, những lời xướng êm nhẹ nhàng và mọi điều an lành trong suy nghĩ.
Bài tập thư giãn giúp người bệnh run chân tay phần nào giải tỏa những cảm xúc từ bên trong từ đó có sự điều tiết hành vi ra ngoài. Tuy nhiên, để kiểm soát và điều trị các chứng run, hội chứng Parkinson bạn cần duy trì một chế độ dinh dưỡng đảm bảo khoa học, kiểm soát thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lí. Hơn bao giờ hết bạn cần giữ một thái độ tích cực, tinh thần lạc quan trước mọi điều trong cuộc sống.
Xem thêm:
- Bài tập giúp làm giảm run tay hiệu quả
Thu Hương Trích nguồn: http://files.eric.ed.gov/