4 điều bạn cần biết về hội chứng chân không yên

A- A+

Khoảng 2 - 5% dân số thế giới mắc hội chứng chân không yên (restless legs syndrome). Hội chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, nhưng có xu hướng nặng lên khi bạn già đi. Dưới đây là 4 điều về hội chứng chân không yên mà bạn nên biết.

Hội chứng chân không yên gây xáo trộn giấc ngủ 

Hội chứng chân không yên gây xáo trộn giấc ngủ

Hội chứng chân không yên (RLS) là gì?

Hội chứng chân không yên còn được gọi là hội chứng chân không nghỉ hoặc hội chứng chân bồn chồn. Đây là một rối loạn liên quan đến cảm giác và chuyển động. 

Cụ thể, những người mắc hội chứng này thường xuyên có cảm giác khó chịu ở một bộ phận cơ thể khi bắt đầu bước vào giai đoạn ngủ sâu. Điều này thôi thúc họ phải di chuyển để giảm cảm giác khó chịu. RLS thường ảnh hưởng đến chân, một số trường hợp xảy ra ở cánh tay, thân mình hoặc ở “chi ảo” (phần chân/tay đã bị cắt cụt).

Hội chứng chân không yên được xếp vào nhóm rối loạn giấc ngủ vì khiến người mắc không thể ngủ sâu giấc, gây mệt mỏi, buồn ngủ và khó tập trung vào ngày hôm sau.

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng chân không yên?

Cho tới nay, nguyên nhân gây hội chứng chân không yên vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một số vấn đề sức khỏe có liên quan đến hội chứng này, bao gồm: 

  • Bệnh lý: Bệnh thận mạn tính, thiếu máu do thiếu sắt, tiểu đường, viêm khớp bệnh Parkinson.
  • Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần và thuốc chống trầm cảm.

Ngoài ra, khoảng một nửa số người mắc hội chứng chân không yên có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Nhận biết và chẩn đoán hội chứng chân không yên

Theo Nhóm Nghiên cứu Hội chứng Chân không yên Quốc tế (IRLSSG), hội chứng chân không yên được chẩn đoán khi một người có đầy đủ 5 đặc điểm dưới đây:

  1. Cảm giác muốn di chuyển chân thường kèm theo cảm giác khó chịu ở chân (đau nhức, châm chích, khó chịu, tê như có kiến bò…).
  2. Các triệu chứng khó chịu bắt đầu xuất hiện hoặc trầm trọng hơn trong thời gian nghỉ ngơi hoặc không hoạt động trong thời gian dài (như ngồi trên ô tô, máy bay…). 
  3. Triệu chứng giảm bớt khi vận động, chẳng hạn như đi bộ hoặc duỗi người.
  4. Triệu chứng chỉ xảy ra hoặc tồi tệ hơn vào buổi tối/ban đêm (thường bắt đầu khoảng 15 phút sau khi bạn nằm xuống giường).
  5. Có các vấn đề sức khỏe như: Đau cơ, ứ trệ tĩnh mạch, phù chân, viêm khớp, chuột rút ở chân, khó chịu về tư thế, thói quen gõ chân).

Hội chứng chân không yên gây cảm giác khó chịu ở chân khi bạn nằm nghỉ

Hội chứng chân không yên gây cảm giác khó chịu ở chân khi bạn nằm nghỉ

Ngoài ra, các đặc điểm khác có thể gợi ý chẩn đoán hội chứng chân không yên bao gồm:

  • Mắc kèm rối loạn chuyển động chân tay định kỳ khi ngủ.
  • Các triệu chứng cải thiện sau khi điều trị với chất chủ vận dopamine (dopaminergic).
  • Tiền sử gia đình có người bị RLS.

Các triệu chứng có thể bắt đầu ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, thậm chí ngay từ khi còn là trẻ sơ sinh. Chúng sẽ trở nên tồi tệ hơn khi mang thai (đặc biệt là sau tuần 20) và nặng dần lên theo thời gian. Sau 50 tuổi, triệu chứng sẽ xuất hiện hàng ngày và gây mất ngủ trầm trọng, mệt mỏi, lo lắng... 

Hội chứng chân không yên (RLS) được điều trị như thế nào?

Việc điều trị hội chứng chân không yên sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng/nhẹ của triệu chứng. Đối với các triệu chứng nhẹ, người bệnh chỉ cần tập thể dục thường xuyên và ngủ đủ giấc là sẽ hết. Trường hợp nặng hơn cần điều trị bằng thuốc.

Phương pháp không dùng thuốc

Đây là phương pháp đầu tiên cần được áp dụng để điều trị hội chứng chân không yên. Các biện pháp này bao gồm:

  • Không ngồi quá lâu một chỗ. Sau tối đa 30 phút, bạn nên đứng dậy đi lại, vươn vai…
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Giảm cân nếu bị thừa cân/béo phì
  • Tránh hút thuốc lá, uống rượu và uống cà phê, trà - đặc biệt là vào buổi tối.
  • Loại bỏ khỏi chế độ ăn các thực phẩm kích hoạt triệu chứng RLS như đồ ngọt, thực phẩm giàu triglyceride/gluten, aspartame (chất thay thế đường)
  • Tạo môi trường ngủ yên bình, thoáng mát.
  • Thảo luận với bác sĩ về việc bổ sung các chất như kali, magie, vitamin B12, folate, vitamin E và canxi. Những chất bổ sung này có thể làm dịu các triệu chứng RLS.
  • Sử dụng TPCN Vương Lão Kiện để giúp an thần, ngủ ngon hơn và giảm các rối loạn thần kinh gây hội chứng chân không yên.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện hội chứng chân không yên

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện hội chứng chân không yên

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng các mẹo giúp giảm triệu chứng khó chịu ở chân tức thì sau:

  • Duỗi thẳng chân và xoa bóp chân, cột sống.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên các cơ ở chân
  • Tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Đeo vớ (tất) nén hoặc quần tất khi đi ngủ
  • Đặt một chiếc gối giữa 2 đầu gối khi nằm trên giường
  • Đánh lạc hướng tâm trí bằng cách đọc sách hoặc nghe nhạc.

Điều trị bằng thuốc

Nếu triệu chứng RLS gây là bởi các bệnh lý khác như tiểu đường hay thiếu máu thiếu sắt, bạn cần điều trị bằng thuốc tiểu đường hoặc bổ sung viên sắt. Bên cạnh đó, một số loại thuốc khác được chỉ định để điều trị hội chứng chân không yên bao gồm:

Các loại thuốc điều trị RLS, chẳng hạn như chất chủ vận dopamine sẽ giảm dần hiệu quả sau một thời gian sử dụng. Điều này đồng nghĩa với các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn, dữ dội hơn hoặc lan sang các bộ phận khác. Chính vì vậy, bạn cần theo dõi và thông báo ngay cho bác sĩ khi nhận thấy triệu chứng tăng nặng lên. Bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc vì có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng.

Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Bên cạnh việc thay đổi lối sống và sử dụng thuốc, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm các thiết bị hỗ trợ như máy nén ép khí trị liệu, đệm rung…  Hội chứng chân không yên có thể cải thiện rất nhanh chóng nếu bạn tìm được phương pháp điều trị phù hợp với mình. Vậy nên, đừng quá lo lắng nếu bạn đang gặp phải tình trạng này. Nếu bạn đã thử nhiều cách nhưng không đỡ, hãy liên hệ ngay với chuyên gia để được hỗ trợ.

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Tham khảo: stanfordhealthcare.org, healthdirect.gov, epda.eu, sleephealthfoundation.org