Vẫn biết bệnh Parkinson đến nay vẫn chưa thể chữa khỏi nên việc chủ động tìm cách phòng ngừa là điều cần thiết nếu bạn không muốn chung sống với sự run rẩy tay chân, cứng đờ cơ bắp trong suốt phần còn lại của cuộc đời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng thường xuyên các kim loại nặng, thuốc trừ sâu hay là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Trước tỷ mắc bệnh Parkinson ngày càng gia tăng, các chuyên gia cho rằng việc chủ động chọn lựa thực phẩm sạch, tập thể dục thường xuyên, tránh xa các hóa chất độc hại là cách giúp bạn giảm bớt nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Omega - 3, chất chống oxy hóa, vitamin là những chất có khả năng chống lại sự thoái hóa các tế bào sản sinh dopamin - nguyên nhân chính bệnh Parkinson. Một trong những nguồn bổ sung tự nhiên các chất này cho cơ thể chính là từ thực phẩm
Rau củ quả tươi là những thực phẩm hàng đầu giúp phòng ngừa bệnh Parkinson
Chất chống oxy hóa, vitamin E, vitamin nhóm B và acid folic đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về khả năng làm ổn định hệ thống dẫn truyền thần kinh, tăng cường khả năng ghi nhớ và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson.
Bằng cách ăn nhiều rau lá xanh (súp lơ xanh, rau cải xanh, măng tây), hoa quả nhiều màu sắc (dâu tây, gấc, ổi, kiwi, quả bơ) và ngũ cốc nguyên hạt, bạn sẽ bổ sung một hàm lượng lớn các chất này cho cơ thể.
Tuy nhiên, khi sử dụng rau củ quả tươi, tốt hơn hết là bạn nên chế biến dưới dạng trộn salad, ép lấy nước, không nên nấu chín quá kỹ tránh làm mất hàm lượng dinh dưỡng trong rau củ.
Nghiên cứu trên tạp chí bệnh Parkinson (Parkinson New’s Today) cho thấy, axit béo omega-3 không những làm giảm quá trình viêm mạn tính trong não, giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson mà còn giúp cải thiện các triệu chứng ở người đã mắc bệnh. Ngoài tác dụng chống viêm, chống thoái hóa các tế bào thần kinh, Omega-3 còn được biết đến với lợi ích hạ cholesterol máu, phòng ngừa các bệnh lý tim mạch, đột ngụy.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bổ sung các loại thực phẩm giàu omega-3 vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt là cá (cá thu, cá hồi, cá tuyết), trứng hay một số loại quả hạch như óc chó, hạnh nhân, các loại dầu thực vật. Trong trường hợp không có sẵn những thực phẩm này, bạn có thể bổ sung omega 3 dưới dạng viên uống dầu cá omega 3
Bổ sung vitamin D đầy đủ cũng là một cách bảo vệ bản thân trước bệnh Parkinson
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, khoảng 70% bệnh nhân Parkinson có hàm lượng vitamin D thấp. Vì vậy, trong phòng ngừa bệnh parkinson thì việc bổ sung vitamin D là một điều không thể thiếu. Một số loại thực phẩm có hàm lượng vitamin D cao là cá, trứng, sữa, các loại đậu…. Trên thị trường có một số chế phẩm dạng phối hợp để bổ sung vitamin D và omega - 3 bạn có thể tham khảo lựa chọn.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh một số hợp chất có trong trà xanh rất hiệu quả trong việc bảo vệ các tế bào thần kinh, duy trì mức dopamine trong mô não, qua đó giúp làm giảm mức độ nặng của bệnh Parkinson.
Người ta cũng khuyến cáo những người có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson nên tăng cường sử dụng trà xanh để nâng cao khả năng phòng bệnh. Bạn có thể sử dụng trà xanh bằng cách đun nước để uống hoặc dưới dạng bột lá trà xanh ví dụ làm bánh trà xanh.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, một số thảo dược truyền thống như Thiên ma, Câu đằng chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, làm chậm quá trình thoái hóa, lão hóa não, đồng thời duy trì lượng dopamin ổn định trong não, nhờ đó có giúp phòng ngừa bệnh Parkinson hiệu quả.
Thảo dược Câu đằng đã được chứng minh giúp phòng ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh Parkinson
Tập luyện sẽ làm tăng lưu lượng máu, tăng nồng độ oxy cung cấp cho não, giúp nuôi dưỡng, phục hồi và bảo vệ các tế bào thần kinh tốt hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất có tỷ lệ mắc bệnh Parkinson thấp hơn.
Một chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc bổ sung quá nhiều chất sắt sẽ khiến bạn có nguy cơ cao mắc bệnh Parkinson sau này. Mặc dù sắt là một nguyên tố rất quan trọng trong tạo máu nhưng nếu dư thừa sắt lại là điều có hại đối với hệ thần kinh. Bởi lượng sắt dư thừa sẽ tham gia vào quá trình oxy hóa, gây tổn thương các tế bào thần kinh. Chính bởi vậy, hãy hạn chế tiêu thụ thường xuyên các loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao như trai, sò, hàu, gan, thịt bò,… và không nên tự ý uống các viên bổ sung sắt mà không có ý kiến của bác sĩ.
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các chất bảo quản thực phẩm, các dung môi hóa dầu, các loại sơn, keo, nhựa đường… đều là những chất làm tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson. Vì thế nên bạn hãy mặc đồ bảo hộ, đeo găng tay, bịt khẩu trang cẩn thận khi tiếp xúc với các hóa chất này, tốt nhất là không nên sống trong khu vực bị ô nhiễm hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tiếp xúc thường xuyên với những hóa chất này để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Đồng thời, hãy là một nhà nội trợ thông minh, luôn lựa chọn thực phẩm sạch từ các nhà cung cấp uy tín, hạn chế tối đa việc tiêu thụ các thực phẩm “bẩn” chứa tồn dư hóa chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản thực phẩm....
Như vậy, mặc dù parkinson là một bệnh chưa thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa và bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này bằng các biện pháp và bài viết này đã chia sẻ.
Nguyễn An
Nguồn: https://www.thebestbrainpossible.com/8-things-you-need-to-know-about-preventing-parkinsons/
https://www.judsonsmartliving.org/blog/7-scientifically-backed-ways-to-prevent-parkinsons-disease/