Làn sóng Covid-19 thứ 2 đã quay trở lại sau khi ghi nhận liên tiếp những ca mắc mới tại Đà Nẵng. Các chuyên gia dịch tễ cho biết, đây là chủng Virus đột biến mới chưa xuất hiện ở Việt Nam có tốc độ lây lan nhanh hơn gấp nhiều lần chủng SARS-CoV-2 cũ. Chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản xấu nhất có thể xảy ra.
Vậy, người bệnh run chân tay cần chuẩn bị điều gì ngoài áp dụng những cách phòng tránh dịch hiệu quả đã được Bộ Y tế và các phương tiện truyền thông nhắc đi nhắc lại nhiều lần để tự bảo vệ bản thân (khẩu trang, rửa tay, hạn chế tới nơi đông người, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ)? Trong phạm vi bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới bạn đọc một số kiến thức căn bản để ứng xử với Covid-19 trong trường hợp không may mắc bệnh mà chưa kịp đi viện.
- Người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người nhà, người chăm sóc trong suốt thời gian điều trị tại nhà.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác là nguyên tắc bắt buộc để bảo vệ mình và người nhà khi mắc Covid-19
- Theo dõi hạ sốt: Trong các trường hợp mới phát hiện mắc Covid-19 đợt 2 mới đây tại Đà Nẵng và Quảng Nam, 100% bệnh nhân có biểu hiện sốt - một trong những biểu hiện đặc trưng điển hình khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Lúc này, người bệnh điều trị tại nhà nên chú ý hạ sốt 4 giờ một lần bằng thuốc hạ sốt chứa paracetamol (không dùng aspirin).
Lưu ý khoảng cách giữa các lần uống thuốc cần lau người bằng nước ấm, hoặc chườm lạnh để giúp hạ nhiệt cho cơ thể.
- Uống bù nước liên tục: Bao gồm cả nước lọc, oresol, nước ép trái cây, nước rau củ quả (bó xôi, cải xoăn….) với số lượng khoảng 2.5-3l/ngày, và nên uống liên tục, thường xuyên với từng ngụm nhỏ.
- Về chế độ ăn: Nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, ấm (ăn ấm, uống ấm), các loại thức ăn dễ hấp thu, hạn chế thịt bò, đồ chiên xào, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin.
- Về vệ sinh và nơi ở: Người bệnh nhiễm Covid-19 cần được bố trí ở phòng thoáng mát, ưu tiên có nhà vệ sinh riêng và lưu ý khi đi vệ sinh xong phải úp nắp bồn cầu xuống mới xả để tránh sự phát tán của virus trong không khí.
Ngoài hạ sốt, bù nước và lưu ý chế độ ăn, người bệnh còn cần chú ý nên thường xuyên súc họng bằng nước muối ấm hoặc dung dịch súc họng sát khuẩn.
- Một số lưu ý quan trọng khác trong sinh hoạt tại nhà:
+ Che miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy, sau đó bỏ khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác có lót bao rác và rửa tay ngay lập tức bằng xà phòng hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát trùng tay có chứa ít nhất 60% cồn.
+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; sau khi đi vào phòng vệ sinh; trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn.
+ Sử dụng dung dịch sát trùng tay nồng độ cồn ít nhất 60% nếu không có sẵn nước và xà phòng.
+ Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng
Không nên tự ý mua thuốc điều trị Covid-19
Bạn cũng lưu ý thêm, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị Covid-19 nào theo các thông tin được đồn thổi trên mạng. Hiện nay có thuốc Dexamethasone được sử dụng ở một số nước Châu Âu để giảm tỷ lệ tử vong ở người nhiễm Covid-19 nặng. Tuy nhiên thuốc không có tác dụng phòng bệnh và với người mắc bệnh nhẹ.
Trong quá trình tự điều trị tại nhà, quan trọng nhất vẫn là tinh thần của người bệnh. Không lo lắng cũng như không chủ quan thái quá, chủ động vận động và thực hiện theo các hướng dẫn này là cách tự điều trị tốt nhất!
Đối với người chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại nhà, ngoài việc giúp đỡ họ thực hiện tốt các hướng dẫn như đề cập ở phần trên (hạ sốt, chăm sóc ăn uống, vệ sinh…) thì người chăm sóc cần chú ý:
- Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo: Nếu người thân có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, hãy liên lạc ngay lập tức với bác sĩ và bệnh viện:
+ Khó thở
+ Đau hoặc tức ngực thường xuyên
+ Li bì, mất ý thức
+ Môi hoặc mặt xanh tái
Tự bảo vệ bản thân để không lây bệnh rất quan trọng khi chăm sóc người thân bị nhiễm Covid-19
- Người chăm sóc cần tự bảo vệ bản thân bằng cách:
+ Hạn chế sự tiếp xúc với người bệnh: Nên để người bệnh sử dụng phòng ngủ và vệ sinh riêng, cố gắng duy trì khoảng cách 2m khi tiếp xúc. Trong trường hợp bắt buộc ở chung phòng, hãy bảo đảm rằng phòng có thông gió tốt, mở cửa sổ để tăng cường lưu thông không khí sẽ giúp loại bỏ các giọt bắn từ đường hô hấp.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh và yêu cầu người bệnh đeo khẩu trang trước khi bước vào phòng.
+ Thay gang tay, khẩu trang sau mỗi lần tiếp xúc.
+ Tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng
+ Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt.
+ Rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi tháo găng tay hoặc xử lý các vật dụng người bệnh đã sử dụng.
- Không nên để người khác đến thăm, đặc biệt là những người có nguy cơ cao (như người cao tuổi, người mắc các bệnh nền tim mạch, tiểu đường, người có sức đề kháng yếu....)
- Chú ý vệ sinh xung quanh nhà:
+ Cần làm sạch và khử trùng những vật dụng và bề mặt "thường bị đụng chạm" hàng ngày như: bàn ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn, tay cầm, bồn cầu, vòi nước, bồn rửa và thiết bị điện tử.
+ Sử dụng thùng rác có lớp lót
+ Dùng găng tay khi lấy túi rác, xử lý và vất bỏ rác và rửa tay ngay sau đó.
+ Cho tất cả găng tay dùng một lần, khẩu trang đã sử dụng và các vật dụng nhiễm bẩn khác vào thùng rác có lớp lót.
Điều quan trọng hơn cả khi chăm sóc người bệnh Covid-19 là theo dõi sức khỏe của chính mình để cả hai cùng khỏe mạnh. Hy vọng rằng, bằng việc chuẩn bị những kiến thức hữu ích này để sẵn sàng ứng phó với làn sóng Covid-19 đợt 2, chúng ta sẽ không bị lúng túng và luôn trong thế chủ động để chiến thắng!
Nguồn: