Bệnh Parkinson ở nam và nữ có khác nhau không?

A- A+

Ước tính trên thế giới hiện có khoảng gần 10 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson. Đây là bệnh lý xảy ra do thoái hóa tế bào não gây thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamin, do đó xuất hiện tình trạng run tay chân, co cứng cơ và rối loạn vân động ở người bệnh. Trong số những người được chẩn đoán bệnh Parkinson, tỉ lệ nam giới cao gấp 1,5 lần so với nữ. Vậy các triệu chứng của bệnh parkinson ở 2 giới có gì khác nhau không? Và việc điều trị ở mỗi giới cần lưu ý nhũng gì? Bài viết sau đây sẽ trả lời những câu hỏi trên một cách đầy đủ:

1. Triệu chứng của bệnh Parkinson khác nhau giữa 2 giới

-    Thời điểm khởi phát bệnh: Thống kê nhiều trường hợp cho thấy thời điểm khởi phát bệnh giữa nam và nữ có nhiều khác biệt. Phụ nữ thông thường sẽ có dấu hiệu khởi phát bệnh Parkinson sớm hơn nam giới khoảng gần 2 năm. Nắm được đặc điểm này sẽ giúp các bác sĩ điều trị dễ dàng hơn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

-    Tăng run ở nữ và chậm vận động ở nam giới: Khác biệt lớn nhất ở bệnh Parkinson giữa nam và nữ đó chính là các dấu hiệu ban đầu, hay các đặc điểm lâm sàng dùng cho chẩn đoán bệnh. Trong khi nữ có xu hướng tăng run chân tay, thì nam giới lại có nhiều hơn dấu hiệu cứng cơ khớp (chậm vận động). Ở cả 2 trường hợp, run và cứng cơ đều tăng khi bệnh tiến triển dần.

Triệu chứng bệnh parkinson có sự khác biệt giữa nam và nữ

Triệu chứng bệnh parkinson có sự khác biệt giữa nam và nữ

-    Rối loạn hành vi ở nam và trầm cảm ở nữ: Bệnh Parkinson khi bước vào những giai đoạn sau, thường làm người bệnh thay đổi nhận thức, loạn cảm xúc. Đối với nam giới, các biểu hiện rối loạn hành vi như thay đổi chuyển động mắt hay kém tập trung sẽ xuất hiện thường xuyên hơn so với ở phụ nữ.. Ngược lại, với nữ giới mắc Parkinson thì gặp phải chứng trầm cảm phổ biến hơn.

Dù là nam hay nữ thì người bệnh Parkinson sớm hay muộn vẫn gặp phải tình trạng run chân tay, co cứng khớp và rối loạn vận động. Để tránh bệnh tiến triển nặng và giảm triệu chứng, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm tpcn Vương Lão Kiện cùng thuốc điều trị bệnh Parkinson. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

-    Khả năng nhận thức: Bệnh Parkinson có thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, các giác quan cũng như kiểm soát hoạt động của cơ bắp ở người bệnh. Nhưng một số bằng chứng cho thấy sự ảnh hưởng khác nhau của tình trạng này lên 2 giới: đàn ông mắc bệnh có khả năng tốt hơn về định hướng không gian, nhưng gặp vấn đề về giọng nói, trong khi phụ nữ lại nói lưu loát hơn. Những kỹ năng khác của cơ thể không chỉ chịu ảnh hưởng của giới tính mà còn phụ thuộc vào tác dụng phụ của thuốc điều trị, vùng não thiếu hụt dopamin nhiền nhất…

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

-    Khả năng biểu đạt cảm xúc: Người bệnh Parkinson có thể bị co cứng cơ mặt, khiến “khuôn mặt trở nên vô hồn”, khó biểu đạt cảm xúc, đặc biệt là nam giới có nguy cơ mất khả năng thể hiện được sự tức giận hoặc sợ hãi hơn nữ. Tình trạng có thể khắc phục được bằng vật lý trị liệu.

-    Rối loạn hành vi mắt chuyển động nhanh (RBD): Thường xảy ra khi ngủ, trong đó cơ bắp không thả lỏng mà vẫn hoạt động, mắt chuyển động nhanh, bệnh nhân có thể đá, đấm, nói chuyện hoặc khóc trong lúc ngủ. Thống kê cho thấy khoảng 15% người bệnh Parkinson xảy ra hiện tượng này và nam giới gặp nhiều hơn phụ nữ.

2. Tại sao bệnh Pakinson khác nhau giữa nam và nữ

Một nghiên cứu trên tạp chí Tâm thần kinh học cho rằng sự khác biệt trong triệu chứng, thời gian khởi phát, tác dụng phụ, đáp ứng điều trị ở cả nam và nữ giới có liên quan tới estrogen – một loại hormon sinh dục nữ. Và dường như hormon này có vai trò bảo vệ phụ nữ khỏi tiến triển của bệnh Parkinson: nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh muộn hoặc sinh nhiều con sẽ trì hoãn được sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parkinson. Lý giải mối liên quan giữa estrogen với triệu chứng bệnh Parkinson, một nghiên cứu trên tạp chí Tâm thần học của Mỹ đã chỉ ra rằng phụ nữ có nồng độ Dopamin cao hơn nam ở các khu vực chủ chốt của não, và estrogen có vai trò như một chất bảo vệ thần kinh cho hoạt động của Dopamin.

Bài liên quan: •    10 triệu chứng nhận biết bệnh Parkinson sớm •    Trầm cảm – dấu hiệu cảnh báo của bệnh Parkinson

 Trầm cảm có thể là triệu chứng sớm nhận biết Parkinson ở phụ nữ 

 Trầm cảm có thể là triệu chứng sớm nhận biết Parkinson ở phụ nữ

3. Khác nhau trong điều trị Parkinson giữa nam và nữ

Những khác biệt trong triệu chứng bệnh làm nam giới mắc bệnh Parkinson luôn có xu hướng hung hăng và gặp các vấn đề về hành vi cao hơn nữ. Điều này có thể do bệnh Parkinson tác động khác nhau theo giới tính, hoặc cũng có thể căn nguyên là sự khác biệt giữa các vận hành trong não bộ của nam giới và phụ nữ. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ đưa ra những phỏng đoán về sự khác biệt trong triệu chứng mà chưa có kết luận chính xác nào. Tuy vậy, những khác biệt về triệu chứng bệnh này chắc chắn sẽ ảnh hường đến hướng điều trị giữa nam và nữ:

-    Vấn đề về vận động, hành vi gặp nhiều ở nam giới nên các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc giúp ổn định hành vi và làm mềm khớp cơ để vận động linh hoạt hơn. Trong khi đó, ở phụ nữ, thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp tâm lý được áp dụng thường xuyên. Các vấn đề về cảm xúc, tâm thần luôn khó điều trị, vì vậy phụ nữ thường gặp phải nhiều vấn đề hơn trong quá trình điều trị bệnh Parkinson.

-    Sử dụng phương pháp phẫu thuật trong điều trị Parkinson: Nữ giới thường ít được áp dụng hơn nam, các triệu chứng của họ thường nặng nề hơn vào thời điểm phẫu thuật, nhưng không mấy cải thiện sau khi điều trị bằng phương pháp này.

-    Sự khác biệt về thể trạng giữa nam và nữ cũng ảnh hưởng đến nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ do thuốc điều trị gây ra. Do nữ có khối lượng cơ thể thấp hơn nên nồng độ thuốc tại mỗi cơ quan cao hơn ở nam giới, đặc biệt là levodopa. Do đó nữ giới có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson cao hơn, điển hình như rối loạn vận động, hiện tượng bật tắt…

Dù là giới tính hay độ tuổi nào thì việc phát hiện sớm bệnh Parkinson và định hướng điều trị phù hợp, sẽ giúp người bệnh dễ dàng đối phó với bệnh hơn. Những nghiên cứu về sự khác biệt trong tiến triển của giữa nam và nữ sẽ là bước đầu để các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân gây bệnh Parkinson cũng như cách trị khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Nguồn tham khảo:

http://www.healthline.com http://www.pdf.org http://www.ncbi.nlm.nih.gov

chia sẻ bệnh nhân Parkinson