Bệnh Parkinson và những vấn đề về da

A- A+

Parkinson là bệnh lý xảy ra do sự thiếu hụt chất dân truyền thần kinh dopamin trong não. Việc điều trị bệnh Parkinson bắt buộc người bệnh phải sử dụng thuốc suốt đời, đồng nghĩa với nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn. Bởi vậy, không chỉ gặp các rối loạn về vận động như co cứng cơ, run chân tay, di chuyển chậm chạp; các rối loạn về tâm lý: ảo giác, trầm cảm, lo âu mà họ còn phải đối mặt với các vấn đề về da. Sau đây là những vấn đề thường gặp, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh trên da ở người bị Parkinson:

Da nhờn, bong, viêm da ở người bệnh Parkinson

Bình thường, phía dưới bề mặt da luôn có các tuyến bã nhờn để tiết ra chất dầu thấm vào lỗ chân lông và bảo vệ da. Tuy nhiên, sự thay đổi cấu trúc da hoặc số lượng chất dầu ở người bệnh Parkinson sẽ gây ra một số vấn đề như da nhờn (vùng trán, mũi, da đầu, lông mày); vảy da có màu trắng hoặc màu vàng, bong tróc, tạo gàu trên da đầu. Người bệnh cũng có thể kèm theo tình trạng ngứa, mẩn đỏ, viêm tấy da.

Da nhờn, bong tróc, ngứa là vấn đề về da thường gặp ở người bệnh Parkinson

Da nhờn, bong tróc, ngứa là vấn đề về da thường gặp ở người bệnh Parkinson

Người bệnh Parkinson nên làm gì để chăm sóc da:

-    Để cải thiện tình trạng da nhờn, bong và viêm da, người bệnh nên vệ sinh da hai lần mỗi ngày bằng nước ấm và rửa sạch bằng nước lạnh. -    Sử dụng xà phòng trung tính như xà phòng glycerin (một loại xà phòng không mùi) -    Đối với những người bị gàu, hãy sử dụng loại dầu gội đầu có chứa selen, selen sulfua, acid salicylic, kẽm, than hoạt... Những chất này có tác dụng làm chậm sự tăng sinh của da đầu, giảm sự tái tạo biểu bì da đầu do đó làm giảm bong vảy. -    Với những trường hợp nặng hơn, bác sỹ có thể kê toa dầu gội đầu hay kem dưỡng chứa selen, ketoconazol hoặc corticosteroid.

Da khô ở người bệnh Parkinson

Tình trạng da khô, nứt nẻ cũng là vấn đề thường gặp ở người bệnh Parkinson. Để đối phó với tình trạng này, người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng tóc để làm mềm mịn da. Nếu không tự khắc phục được tại nhà, họ nên tham khảo ý kiến bác sỹ da liễu.

Ra mồ hôi nhiều ở người bệnh Parkinson

Trái ngược với tình trạng da khô, nhiều người bệnh Parkinson lại gặp rắc rối với tình trạng mồ hôi ra quá nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân khiến các cơ quan này luôn ẩm ướt. Đặc biệt tình trạng này thường xuất hiện nhiều vào ban đêm; gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh, và có thể gia tăng tình trạng trầm cảm cho họ.

Mồ hôi nhiều đôi khi là tác dụng phụ của thuốc điều trị Sinemet (carbidopa phối hợp levodopa).

Để hạn chế tác dụng phụ và tăng hiệu quả của thuốc điều trị, đồng thời giảm run chân tay, cải thiện chức năng vận động, người bệnh Parkinson có thể sử dụng thêm tpcn Vương Lão Kiện. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Người bệnh Parkinson nên làm gì?

-  Nếu mồ hôi tăng tiết quá nhiều, người bệnh hỏi lại bác sĩ để được điều chỉnh liều thuốc Sinemet (nếu bạn đang dùng thuốc này). - Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen - Mặc quần áo có chất liệu cotton - Uống nhiều nước và các chất lỏng khác. - Trong trường hợp người bệnh đổ mồ hôi quá nhiều vào ban đêm, bác sỹ có thể kê thuốc chẹn betagiao cảm, ví dụ propranolol. - Đối với trường hợp đổ nhiều mồ hôi trong lòng bàn chân, bàn tay, bác sỹ có thể kê một số toa thuốc dưới đây: nhôm clorua, thuốc kháng cholinergic (ví dụ, glycopyrrolate), Iontophoresis (phương pháp điện chuyển ion làm giảm tiết mồ hôi)

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Người bệnh Parkinson ra quá ít mồ hôi

Ở một số người bệnh Parkinson khác lại gặp phải tình trạng ra mồ hôi quá ít. Đây có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson hoặc hội chứng ngoại tháp, thuộc nhóm kháng cholinergic, ví dtrihexyphenidyl (Trihex), benztropine mesylate (Cogentin) và procyclidine. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sỹ để giảm liều thuốc kháng cholinergic.

Người bị Parkinson có nguy cơ bị ung thư da cao gấp 2 đến 7 lần

Ung thư da là tình trạng khá phổ biến ở người bệnh Parkinson. Trong các loại ung thư da, họ cần cẩn trọng với các khối u hắc tố, với khả năng di căn đến các cơ quan nội tạng. Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng phát triển các khối u hắc tố ác tính ở người bệnh Parkinson cao gấp 2 đến 7 lần so với người bình thường.

Vì vậy, trong quá trình đi khám bệnh định kỳ hoặc chăm sóc tại nhà, bác sĩ điều trị và người thân nên lưu ý để phát hiện sự bất thường trên da người bệnh Parkinson, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Trích nguồn: http://www.pdf.org

XEM CHIA SẺ BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ RUN DO PARKINSON HIỆU QUẢ