Bệnh Parkinson và sự suy giảm đột ngột testosterone

A- A+

Theo một nghiên cứu mới, sự suy giảm đột ngột testosterone có thể là nguy cơ gây bệnh Parkinson.

Kết quả của một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu thần kinh tại Đại học Rush cho thấy sự sụt giảm đột ngột của Testosterone - hormone sinh dục nam, có thể gây ra các triệu chứng như Parkinson ở nam giới. Những phát hiện này được công bố trên tạp chí Biological Chemistry.

Tiến sĩ Kalipada Pahan, tác giả chính của nghiên cứu và Floyd A. Davis - Giáo sư về thần kinh tại Rush cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm trên chuột. Những con chuột đực bị thiến làm giảm đột ngột lượng Testosterone. Điều này đã gây ra các triệu chứng bệnh Parkinson ở chúng”. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc bổ sung Testosterone ở dạng 5-alpha dihydrotestosterone (DHT) có thể giúp giảm triệu chứng bệnh Parkinson.

Suy giảm đột ngột testosterone có thể là nguy cơ gây bệnh Parkinson

Suy giảm đột ngột testosterone có thể là nguy cơ gây bệnh Parkinson

Ở nam giới, nồng độ testosterone liên hệ mật thiết cùng với nhiều quá trình bệnh. Thông thường, nam giới khỏe mạnh có mức testosterone là tối đa trong giữa những năm 30, sau đó giảm xuống khoảng một phần trăm mỗi năm. Tuy nhiên, nồng độ testosterone có thể giảm xuống đáng kể do căng thẳng hay tác động đột ngột của cuộc sống đến sức khỏe, điều này là nguy cơ gây bệnh Parkinson. Vì vậy, việc duy trì lượng testosterone ở nam giới là một bước quan trọng để hạn chế khả năng mắc bệnh Parkinson.

Tìm ra các nguy cơ gây bệnh là rất quan trọng để phát triển các loại thuốc có hiệu quả bảo vệ não bộ và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Parkinson. Oxit nitric là một phân tử quan trọng đối với não và cơ thể. Tuy nhiên, khi oxit nitric được sản xuất trong não vượt quá bởi một loại protein được gọi là cảm ứng nitric oxid synthase, tế bào thần kinh bắt đầu chết.

Tiến sĩ Kalipada Pahan cho biết thêm: "Sau khi cắt bỏ cơ quan sinh dục của chuột đực, mức độ cảm ứng Nitric oxide synthase (iNOS) và oxit nitric tăng lên trong não một cách đáng kể. Điều thú vị là, sau khi cắt bỏ cơ quan sinh dục không gây ra các triệu chứng như Parkinson ở chuột đực thiếu iNOS gen, chỉ sự sụt giảm testosterone gây ra các triệu chứng thông qua tăng sản xuất oxit nitric”. Nghiên cứu còn được tiến hành để xem làm thế nào chúng ta có khả năng biết nồng độ testosterone phù hợp ở nam giới để tìm ra phương pháp điều trị hữu hiệu.

Parkinson là một bệnh tiến triển chậm, ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của các tế bào trong não giữa được gọi là chất đen. Thoái hóa dần dần của các tế bào này sẽ làm giảm dẫn truyền thần kinh trong một chất quan trọng là Dopamine. Sự sụt giảm lượng Dopamine gây ra những dấu hiệu điển hình của bệnh Parkinson bao gồm: run ở một bên của cơ thể; tay chân bị cứng, dáng đi run và mất khả năng thăng bằng. Bệnh Parkinson ảnh hưởng đến khoảng 1,2 triệu bệnh nhân ở Hoa Kỳ và Canada. Mặc dù 15% bệnh nhân có thể được chẩn đoán trước khi 50 tuổi, nó thường được coi là một căn bệnh của người lớn tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi, thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ.

XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

Nguồn: http://www.sciencedaily.com