Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh run chân tay như rối loạn thần kinh thực vật, run vô căn, bệnh cường giáp, hội chứng hoặc bệnh Parkinson… có thể mỗi nguyên nhân lại có những hướng điều trị khác nhau, nhưng để thăm khám nói chung, các bác sĩ đều cần thực hiện theo 6 bước cơ bản sau.
Việc thăm khám có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị run chân tay
Khai thác tiền sử bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng chẩn đoán một số bệnh lý có thể là nguyên nhân sâu xa của tình trạng run như bệnh về thần kinh (mất ngủ, loạn thần, động kinh,…), bệnh tiểu đường, tai biến mạch máu não,… Điều bạn cần làm là chia sẻ toàn bộ các bệnh lý trước đây và hiện tại mình đang gặp phải cho bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
Run không chỉ là triệu chứng của các bệnh lý mà nhiều trường hợp đó là tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn đã hoặc đang sử dụng. Trong các loại thuốc, đặc biệt là các thuốc về thần kinh như thuốc an thần, thuốc trầm cảm, chống loạn thần, thuốc động kinh,… thường để lại tác dụng phụ là run chân tay. Khi đi khám, bạn nên mang theo đơn thuốc đã và đang sử dụng để bác sĩ có thể hiểu được lịch sử dùng thuốc của bạn, có được hướng giải quyết kịp thời nếu các tác dụng phụ bạn gặp phải quá trầm trọng.
Run cũng có ảnh hưởng đôi chút bởi yếu tố gia đình, đối với trường hợp trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ gặp phải tình trạng run vô căn, thì theo nghiên cứu, tỉ lệ con cái gặp phải tình trạng này cũng tới 40 – 45%, còn với Parkinson thì con số đó vào khoảng 15 – 20%.
Thăm khám thực thể là điều bắt buộc trong mọi quá trình thăm khám. Bác sĩ có thể áp dụng làm các bài test như vẽ vòng xoắn ốc, test vận động, di chuyển. Mỗi chứng run khác nhau, các triệu chứng có thể có các đặc trưng riêng, ví dụ như run ở người Parkinson giai đoạn đầu thường bắt đầu từ một vị trí trên cơ thể, run khi nghỉ, còn run do rối loạn thần kinh thực vật thường xuất hiện trên cả 2 tay, run do bệnh cường giáp thường xảy ra trên ngón tay,… Từ những kiến thức và kinh nghiệm điều trị, các bác sĩ có thể sơ bộ chẩn đoán nguyên nhân gây run chân tay.
Song song với việc thăm khám thực thể, các xét nghiệm – chụp chiếu cũng có vai trò quan trọng. Nhiều triệu chứng run tay có thể xảy ra do rối loạn điện giải, tăng nồng độ hormon trong máu, hạ canxi huyết thì các xét nghiệm có thể xác định được điều này. Với những người tổn thương thần kinh, có vấn đề về não, các bác sĩ có thể thực hiện điện não đồ, X – quang, chụp CT để xác định được khu vực tổn thương, tổn thương ở mức độ nào. Trong thời đại ngày nay, đang có thêm nhiều các biện pháp chụp chiếu hỗ trợ rất nhiều cho các bác sĩ trong chẩn đoán điển hình là quét DAT – giúp phát hiện bệnh Parkinson trong giai đoạn sớm.
Các biện pháp chụp chiếu được áp dụng nâng cao hiệu quả chẩn đoán run chân tay
Việc cần làm cuối cùng và gần như quan trọng nhất đối với mọi quá trình thăm khám đó chính là đưa ra chẩn đoán xác định và điều trị. Việc đưa ra chẩn đoán có ý nghĩa xuyên suốt trong cả quá trình điều trị của người bệnh, chỉ cần một bất cẩn nhỏ cũng có thể khiến quá trình điều trị đi sai hướng. Từ kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Trong điều trị run chân tay, tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ cân nhắc có chỉ định thuốc tây hay không. Ai cũng biết rằng, với những chứng run như Parkinson, tổn thương não, cường giáp thì việc dùng thuốc gần như là bắt buôc. Còn các chứng run như run vô căn, run do rối loạn thần kinh thực vật, run ở người già mà triệu chứng chưa quá nghiêm trọng, các bác sĩ ít khi phải sử dụng tới thuốc tây bởi người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn, phụ thuộc vào thuốc và thậm chí tình trạng bệnh có thể nặng lên sau quá trình sử dụng. Trường hợp này, bác sĩ thường sử dụng phương pháp không dùng thuốc đó là cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, sinh hoạt điều độ, suy nghĩ tích cực, tránh những lo lắng căng thẳng không cần thiết.
Để nâng cao hiệu quả trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng thêm một số giải pháp từ thảo dược an toàn, hiệu quả lâu dài. Sản phẩm hỗ trợ thường được người bệnh run chân tay tin dùng đó là Tpcn Vương Lão Kiện. Với thành phần là các loại thảo dược quý như Thiên ma, Câu đằng có tác dụng an thần, trấn tĩnh, bổ sung các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, ngăn ngừa quá trình oxy hoá từ đó giảm các chứng run do mọi nguyên nhân.
Người bệnh run chân tay cần hiểu được ý nghĩa của mỗi bước mà bác sĩ thực hiện trong quá trình thăm khám trước khi điều trị bệnh, đồng thời đừng quên cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng. Sau khi xác định được nguyên nhân gây run chân tay, hãy tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị và phối hợp nhiều phương pháp để giảm run chân tay hiệu quả.
Nguồn: http://tremor.org.uk/diagnosing-the-condition.html