COVID-19 ảnh hưởng tới người bệnh Parkinson như thế nào?

A- A+

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm tăng thêm sự căng thẳng vốn có ở người bệnh Parkinosn, cho dù họ chưa nhiễm bệnh và làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, khó kiểm soát hơn.

Dịch bệnh COVID-19 làm gia tăng sự căng thẳng làm ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và thể chất ở người bệnh Parkinson

Dịch bệnh COVID-19 làm gia tăng sự căng thẳng làm ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần và thể chất ở người bệnh Parkinson

COVID-19 ảnh hưởng “trăm bề” tới người bệnh Parkinson

Những vấn đề có thể xảy ra khi người bệnh Parkinson bị nhiễm virus SARS-CoV-2 được thống kê ở dưới đây:

Tăng nặng triệu chứng Parkinson

Cũng như bất kỳ một bệnh nhiễm trùng nào khác - ví dụ viêm đường tiết niệu, viêm phổi hoặc cúm, COVID-19 có thể khiến triệu chứng run, cứng đờ, đi lại chậm chạp của bệnh Parkinson nặng lên.

Tăng nguy cơ suy hô hấp

So với người bình thường, người bệnh Parkinson dễ bị suy hô hấp hơn khi mắc COVID-19. Nguyên nhân là phổi của họ thường kém dãn nở hơn vì bị co cứng các cơ chịu trách nhiệm giãn nở ở thành ngực. Tư thế khom lưng hoặc nghiêng người - tư thế đặc trưng trong bệnh Parkinson làm hạn chế thể tích phổi. Việc bị rối loạn chức năng nuốt và khó tống xuất dịch tiết cũng khiến triệu chứng viêm phổi ở người bệnh Parkinson trở nên nghiêm trọng hơn.

trieu-chung-viem-phoi-o-nguoi-benh-Parkinson-tro-nen-nghiem-trong-hon.jpg

Làm giảm tác dụng thuốc Parkinson

Hiện tại việc chữa trị COVID-19 tập trung vào kiểm soát triệu chứng, chẳng hạn như ho, sốt, đau cơ. Thế nhưng một số thuốc ho và cảm không dùng cùng với  một số thuốc Parkinson  do sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc này. Vì vậy trong trường hợp nhiễm virus hãy trao đổi với bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng.

Hạ huyết áp tư thế đứng

Thông thường hạ huyết áp tư thế xảy ra ở 20% người Parkinson do ảnh hưởng của bệnh và thuốc chữa trị. Tác động từ COVID-19 có thể khiến huyết áp của người bệnh Parkinson không ổn định, càng làm tăng nặng thêm các triệu chứng hạ huyết áp tư thế..

Giải pháp cho vấn đề này là học cách thư giãn bằng tập thể dục, tập hít thở. Đồng thời, chú ý thao tác chậm mỗi khi thay đổi tư thế. Chẳng hạn như đứng lên hay ngồi xuống cần thực hiện động tác một cách từ từ và nên tìm chỗ có thể vịn tay được như thành bàn, thành giường hay thành ghế. Không xoay người đột ngột để tránh té ngã.

Hướng dẫn người bệnh Parkinson chủ động phòng ngừa COVID-19

8 hướng dẫn dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý căng thẳng, giảm stress, có một cơ thể khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần để chủ động phòng chống dịch bệnh.

Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Parkinson là bệnh mạn tính và bạn cần dùng thuốc suốt đời. Nếu bạn đã uống thuốc nhưng chưa thấy có hiệu quả hãy kiên trì sử dụng tiếp hoặc khi thấy triệu chứng nặng lên hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn. Không tự ý tăng liều thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

Dự trù thuốc đủ dùng trong vài tháng và hạn chế đến bệnh viện

Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng như hiện nay, bạn nên hạn chế di chuyển tới bệnh viện hay các trung tâm y tế nếu không thực sự cần thiết. Vì đây là các địa điểm có khả năng lây bệnh cao. Tốt nhất hãy chủ động gọi điện cho bác sĩ để trao đổi về tình hình của bản thân để xin đơn thuốc dùng trong vòng 2 - 3 tháng và mua đủ số lượng này.

Chuan-bi-du-thuoc-va-cac-vat-dung-y-te-se-giup-han-che-di-chuyen-trong-mua-dich.jpg

Chuẩn bị đủ thuốc và các vật dụng y tế sẽ giúp hạn chế di chuyển trong mùa dịch (Ảnh minh hoạ)

Ăn uống đủ chất

Trong những ngày dịch bệnh, bạn nên bổ sung thêm nhiều rau và trái cây tươi, các loại quả hạch để tăng cường vitamin và khoáng chất. Đồng thời chúng cũng giúp giảm thiểu căng thẳng, lo lắng và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch, tăng khả năng chống đỡ với bệnh tật..

Thông tin đầy đủ về một chế độ ăn khoa học cho người bệnh Parkinson đã được tổng hợp trong bài viết: “Người bệnh parkinson nên ăn uống như thế nào”.

Nghiêm túc luyện tập tại nhà

Cách ly xã hội có thể khiến cho việc tập luyện ở ngoài trời, hoặc công viên bị hạn chế, nhưng bạn vẫn cần tiếp tục duy trì việc luyện tập tại nhà. Hãy lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, đừng tập quá sức vì có nguy cơ té ngã và làm cho cơ thể cạn kiệt năng lượng. Dưới đây là một vài bài tập dành cho bạn:

Thái cực quyền: Giúp cải thiện khả năng kiểm soát của các chi. Nó cũng giúp kiểm soát giữ trọng tâm, từ đó giảm nguy cơ và số lần té ngã.

Đi bộ nhấc cao chân: Giúp cải thiện cách đi và bước chạy, cải thiện tốc độ, chiều dài bước đi, nhưng cần bắt đầu từ từ và có người quan sát để tránh té ngã.

Đạp xe: Đạp xe giúp cải thiện khả năng di chuyển.

Yoga: Các động tác yoga không chỉ giúp định thần tâm trí mà còn cải thiện điệu bộ, dáng đi và giấc ngủ.

Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu với việc tập luyện hoặc chưa biết chọn hình thức tập nào để hiệu quả, hãy thử 5 động tác được chuyên gia hướng dẫn trong video dưới đây.

Chủ động tìm cách giải tỏa căng thẳng

Những lo ngại về dịch bệnh có thể được cảm nhận sâu sắc hơn ở người cao tuổi. Điều này gây ra tác động tiêu cực đối với họ, đặc biệt ở những người mắc bệnh mạn tính như Parkinson. Một trong những biến chứng ở người bệnh Parkinson là trầm cảm. Trong bối cảnh căng thẳng như đại dịch hiện tại, người bệnh không dễ thích ứng được ngay và tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần, làm cho các triệu chứng parkinson tăng nặng hơn.

Bạn nên học cách giảm căng thẳng thông qua chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất thường xuyên theo hướng dẫn ở các mục trên.

Ngoài ra, bạn hãy thử thêm các cách khác như lên kế hoạch làm một điều gì hoàn toàn mới (học facebook, học quay video, học hát…); xem các chương trình tivi hoặc đọc một cuốn sách yêu thích, thay vì chỉ đọc các tin tức về virus.

Nghe-nhac-cung-la-cach-de-nguoi-benh-Parkinson-xua-tan-giam-bot-lo-lang-cang-thang.jpg

Nghe nhạc cũng là cách để người bệnh Parkinson xua tan giảm bớt lo lắng, căng thẳng (Ảnh minh hoạ)

Trong thời gian này, bạn hãy thường xuyên gọi điện, call video cho người thân, bạn bè hoặc bác sĩ. Đây cũng là cách giúp bạn xóa tan đi cảm giác cô độc và lo lắng, giảm thiểu nguy cơ trầm cảm.

Tuân thủ quy tắc phòng dịch

Thực hiện đầy đủ các biện pháp giúp bảo vệ bản thân trong mùa dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế như rửa tay bằng xà phòng sau mỗi khi ra ngoài hoặc sau khi sờ chạm, cầm nắm các vật dụng nơi công cộng. Sử dụng khẩu trang đúng cách mỗi khi ra khỏi nhà và thực hiện tốt việc cách ly toàn xã hội.

Cân nhắc kỹ thời điểm phẫu thuật kích thích não sâu

Với những người bị Parkinson đang cân nhắc phẫu thuật kích thích não sâu nên trì hoãn cho tới khi hết dịch. Với người đã phẫu thuật, kích thích não sâu nhưng máy sắp hết pin cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được thay pin.

----------------------------------------------------------------------

TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ làm giảm run chân tay.

Vương Lão Kiện không chỉ là giải pháp hỗ trợ giúp giảm run tay chân, cầm nắm dễ dàng hơn, mà còn giúp hỗ trợ phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể. Sử dụng TPCN Vương Lão Kiện chính là một giải pháp hỗ trợ để run chân tay không trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Banner bài PR-02.png

Thực phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Lê Hoa