Đinh lăng – thảo dược giúp cải thiện chức năng hệ thần kinh

A- A+

Đinh lăng cải thiện chức năng của hệ thần kinh, tăng sức dẻo dai của cơ thể, hiệu quả trong điều trị run, mất ngủ, trầm cảm…

Đinh lăng là loại cây cảnh nhỏ phổ biến ở các làng quê Việt Nam và là gia vị không thể thiếu trong những món ăn dân giã quen thuộc như nem tai, nem chua, canh đắng… Từ xa xưa, nó đã được biết đến như một vị thuốc quý với rất nhiều công dụng như bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, chống co giật ở trẻ, lợi sữa, chống viêm, chống khuẩn... Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm nhiều tác dụng khác của Đinh lăng trên hệ thần kinh, giúp cải thiện chức năng của não bộ, mang lại hiệu quả cao trong việc trị run tay chân, mất ngủ, trầm cảm

Tác dụng của đinh lăng theo y học dân tộc

Hầu hết các bộ phận của cây đinh lăng đều được dân gian dùng để chữa một số bệnh thường gặp:
• Lá đinh lăng phơi khô đem lót vào khối, trải giường cho trẻ nằm để chống co giật, sắc nước uống chữa cảm sốt, chống dị ứng và giã nhỏ đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy.
• Thân đinh lăng kết hợp với rễ cây xấu hổ, cúc tần, cam thảo dây sắc uống, chữa bệnh đau lưng, mỏi gối, tê thấp.
• Rễ đinh lăng được có nhiều công dụng nhất và được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc cổ truyền chữa suy nhược cơ thể… Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; dùng ngâm rượu hay sắc uống giúp tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể và được ví như “cây sâm của người nghèo”.

Đinh lăng – cây sâm của người nghèo
Đinh lăng – cây sâm của người nghèo

Nghiên cứu tác dụng của đinh lăng theo y học hiện đại

Đinh lăng thuộc họ Nhân sâm với nhiều công dụng tương tự như Tam thất, sâm Triều Tiên... lại được trồng rộng rãi ở nước ta nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của đinh lăng, điển hình là nghiên cứu của Học viện Quân sự Việt Nam.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học, chứng minh công dụng theo kinh nghiệm dân gian và thử nghiệm tác dụng trên hệ thần kinh của cao, dịch chiết rễ đinh lăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Về thành phần hóa học: Dịch chiết rễ đinh lăng chứa vitamin B1, 13 acid amin thiết yếu, trong đó có một số acid amin không thể thay thế được như lysin, cystein, methionine và có 6/12 thành phần giống với sâm Triều Tiên.

- Chứng minh của Đinh lăng theo kinh nghiệm dân gian: Qua thử nghiệm trên các nhà du hành vũ trụ, các nhà khoa học Nga và Việt Nam nhận thấy dịch chiết rễ đinh lăng giúp tăng thể lực, sức chịu đựng trong các bài luyện tập tư thế tĩnh đầu dốc ngược và có tác dụng hiệu quả hơn sâm Triều Tiên, do đó đã được sử dụng trong chương trình Du hành vũ trụ Intercosmos. Mặt khác, khi bộ đội luyện tập hành quân được sử dụng viên bột rễ đinh lăng thì khả năng chịu đựng, sức dẻo dai của họ tăng lên đáng kể.

- Tác dụng trên hệ thần kinh: Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, do vậy các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn: Tăng biên độ điện thế não, gây hưng phấn nhẹ, tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh với các kích thích ánh sáng và tăng hoạt động phản xạ có điều kiện. Mặt khác, dịch chiết hay bột rễ đinh lăng gây ức chế men Monoamine oxidase (MAO), giúp duy trì dẫn truyền xung động thần kinh diễn ra liên tục và mạnh mẽ, gây kích thích sinh học, khiến cơ thể có cảm giác sung sức, thoải mái, không mệt mỏi. Đồng thời hệ miễn dịch được kích thích, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các chứng bệnh về thần kinh như chứng run tay chân, mất ngủ, trầm cảm…

Đinh lăng giúp cải thiện chức năng vận động, mất ngủ, trầm cảm
Đinh lăng giúp cải thiện chức năng vận động, mất ngủ, trầm cảm

Cách sử dụng Đinh lăng hiệu quả

Đinh lăng được trồng rất phổ biến ở các làng quê Việt Nam, tuy nhiên ít người biết đến những công dụng diệu kì của nó và cách sử dụng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bộ phận thường được dùng làm thuốc là rễ cây đinh lăng trên 4 năm tuổi và được thu hái vào mùa đông. Rễ nhỏ thì dùng cả, rễ to dùng phần vỏ; sau đó thái nhỏ và phơi khô chỗ râm mát để đảm bảo mùi thơm, hoạt chất của dược liệu. Sau khi sơ chế, rễ đinh lăng có thể được sử dụng bằng một số cách sau:

- Thuốc bột hoặc thuốc viên: Sao khô, tán nhỏ và rây bột mịn. Ngày uống 0,5 – 1 g bột mịn hoặc trộn bột đinh lăng với mật ong và vo viên, mỗi viên 0,25 – 0,5 g, ngày uống 2 – 4 viên / chia 2 lần.

Chia-se-benh-nhan-chua-run-chan-tay

- Ngâm rượu: 100 g rễ đinh lăng ngâm với 1 lít rượu 30 – 35° trong 7 – 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần 5 – 10 ml trước ăn 30 phút.

- Hãm nước: Rễ đinh lăng sao khô. Mỗi ngày hãm 5 – 10 g với nước sôi, uống nhiều lần, có thể uống thay nước lọc.

- Thuốc sắc: Tẩm rễ đinh lăng với 5% gừng, sao qua. Sau đó tẩm thêm 5% mật ong và sao thơm. Sắc riêng hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác.

Lưu ý: Không dùng rễ đinh lăng với liều cao sẽ bị say và khiến cơ thể mệt mỏi.

Phương pháp chế biến cổ truyền phải trải qua nhiều công đoạn, tốn nhiều thời gian và có thể làm giảm hàm lượng hoạt chất trong quá trình chế biến. Hiện nay, Đinh lăng đã được chiết xuất dưới dạng cao đặc và bào chế thành thuốc viên, viên hoàn, viên nhộng… thuận tiện hơn rất nhiều cho người bệnh. Trong đó, Đinh lăng được kết hợp với một số vị dược liệu quý khác giúp tăng cường chức năng của não bộ, hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thần kinh như bệnh run tay chân, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu, bệnh Parkinson, Alzheimer...

Banner bài PR-02.png

Đinh lăng là thành phần của TPCN Vương Lão Kiện - giúp làm giảm các chứng run

Xem thêm: Kinh nghiệm điều trị run tay từ người trong cuộc

Ds. Minh Phương

Nguồn trích dẫn:
https://sites.google.com/
http://www.nguyenduoclieu.com/