Hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân Parkinson

A- A+

Hạ huyết áp tư thế là vấn đề khá phổ biến ở những người mắc bệnh Parkinson. Trên thực tế, có khoảng 20 – 50% số bệnh nhân Parkinson bị hạ huyết áp tư thế đứng do tác động của bệnh hoặc thuốc điều trị bệnh lên cơ chế tự điều chỉnh huyết áp.

Hạ huyết áp tư thế tình trạng huyết áp giảm mạnh khi một người đột ngột đứng lên khi đang ngồi hoặc nằm, gây chóng mặt hoặc thậm chí mất ý thức. Hạ huyết áp tư thế được xác định là chỉ số huyết áp tâm thu (chỉ số huyết áp trên) giảm 20mmHg hoặc huyết áp tâm trương (chỉ số huyết áp dưới) giảm 10mmHg trong vòng 3 phút kể từ khi đứng lên. Ở người bình thường, mức huyết áp có thể do động trong phạm vi từ 100/60mmHg đến 140/90mmHg. Người bệnh Parkinson có nguy cơ bị ngất xỉu, mất thăng bằng, ngã và bị thương khi hạ huyết áp tư thế.

Triệu chứng hạ huyết áp tư thế

Hạ huyết áp tư thế do bệnh parkinson thường gây ra các triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Yếu mệt
  • Khó suy nghĩ rõ ràng
  • Cảm giác đầu lâng lâng
  • Đau đầu
  • Cảm thấy uể oải

Hạ huyết áp tư thế đứng thường gặp ở bệnh nhân Parkinson

Hạ huyết áp tư thế đứng thường gặp ở bệnh nhân Parkinson

Hạ huyết áp tư thế được chẩn đoán chính xác bằng cách đo huyết áp khi người bệnh nằm, ngồi và đứng. Nếu người bệnh chỉ cảm thấy hơi chóng mặt khi đứng dậy lần đầu tiên và cảm giác này qua đi rất nhanh, thì có thể đó không phải là hạ huyết áp tư thế. Nếu huyết áp tiếp tục giảm xuống sau khi đứng từ 1 phút trở lên, đó có thể là hạ huyết áp tư thế.

TPCN Vương Lão Kiện – giải pháp hỗ trợ từ thảo dược giúp làm giảm triệu chứng, phòng biến chứng và hạn chế tiến triển của bệnh Parkinson. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0904.904.660 để được tư vấn chi tiết

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế

Thông thường, khi một người đứng dậy từ tư thế nằm hoặc ngồi, các mạch máu sẽ co lại để đẩy máu từ chân và thân lên đầu. Bên cạnh đó, tim cũng đập nhanh và mạnh hơn một chút. Ở những người có bệnh parkinson, nhịp tim có thể không tăng khi đứng lên và làm cho huyết áp bị giảm.

Cả bệnh Parkinson và các loại thuốc điều trị bệnh parkinson đều có thể là nguyên nhân gây hạ huyết áp tư thế. Ngoài ra, người bệnh Parkinson có thể phải dùng đến một số loại thuốc khác cũng gây ảnh hưởng đến huyết áp.

Cụ thể, các loại thuốc gây hạ huyết áp tư thế ở bệnh nhân Parkinson bao gồm:

  • Carbidopa/levodopa (Sinemet®), bromocriptine (Parlodel®), ropinirole (Requip®), and pramipexole (Mirapex®);
  • Thuốc trị tăng huyết áp, bao gồm cả thuốc chẹn kênh canxi.
  • Một số thuốc dành cho bệnh  trầm cảm.
  • Thuốc điều trị các vấn đề về tiết niệu, như prazosin (Minipress®) và terazosin (Hytrin®).
  • Các loại thuốc điều trị rối loạn chức năng cương dương (ví dụ, Viagra®).
  • Các loại thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị tim, mất nước, sốt và thiếu máu.

Cách phòng tránh hạ huyết áp cho người bệnh Parkinson

 Uống đủ nước để phòng tránh hạ huyết áp tư thế đứng

Uống đủ nước để phòng tránh hạ huyết áp tư thế đứng

Nếu bạn có bệnh Parkinson và nhận thấy các triệu chứng hạ huyết áp tư thế, bạn nên thực hiện các bước sau đây để giảm bớt sự khó chịu do hạ huyết áp mang lại cũng như phòng tránh chúng:

- Điều quan trọng nhất trong việc phòng ngừa hạ huyết áp tư thế là tránh tình trạng mất nước, đặc biệt là trong những ngày nóng nực.

- Hỏi bác sỹ về tác dụng phụ của các loại thuốc bạn đang sử dụng, liệu chúng có gây hạ huyết áp hay không? Nếu có, bạn nên yêu cầu bác sỹ đổi loại hoặc thay đổi liều lượng thuốc.

- Tránh thay đổi tư thế đột ngột.

- Hạn chế các tình huống có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng, bao gồm: Mất nước, tiếp xúc với nhiệt, sốt, đứng lâu, tập thể dục nặng, uống rượu, thời điểm nhất định trong ngày (đặc biệt là đầu buổi sáng), thay đổi tư thế, sau bữa ăn nhiều carbohydrate.

Điều trị hạ huyết áp tư thế bằng thuốc

Nếu tình trạng hạ huyết áp ngày càng nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, bạn cần điều trị bằng thuốc.

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị hạ huyết áp tư thế bao gồm: droxidopa (NORTHERA ™), midodrine hydrochloride (ProAmatine®), fludrocortisone (Florinef®) hoặc Pyridostigmine (Mestinon®). Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng các thuốc này bởi chúng có thể gây tăng huyết áp khi nằm xuống (từ tư thế đứng).

Mẹo tránh hạ huyết áp tư thế tại nhà

  • Uống nhiều nước và các loại chất lỏng khác. Uống ít nhất 250ml chất lỏng trong các bữa ăn và 500ml chất lỏng tại các thời điểm khác trong ngày.
  • Tăng lượng muối trong bữa ăn hàng ngày (sau khi đã tham khảo ý kiến bác sỹ về lượng muối an toàn). Mẹo này không áp dụng đối với người mắc bệnh tim.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn, tránh không hoạt động trong thời gian dài.
  • Ăn các bữa nhỏ, thường xuyên.
  • Hạn chế rượu, bia và các đồ uống có cồn khác
  • Tránh đồ uống và thức ăn nóng
  • Nếu cần phải đứng trong thời gian dài, hãy uống 250 – 500ml nước lạnh để làm tăng huyết áp tạm thời trong vài giờ.

Kê cao đầu khi ngủ để phòng tránh hạ huyết áp khi thức dậy

Kê cao đầu khi ngủ để phòng tránh hạ huyết áp khi thức dậy

Nếu bạn bị chóng mặt vào buổi sáng, một vài mẹo sau đây có thể giúp đỡ:

- Kê cao đầu khi ngủ (dùng gối khoảng 10cm)

- Uống 2 cốc nước (mỗi cốc khoảng 250ml) nước lạnh trước khi đứng dậy 30 phút.

- Thực hiện bài tập isometric trước khi đứng dậy để làm co các cơ ở bắp chân và bàn chận. Ví dụ: Duỗi thẳng các ngón chân, co bóp các cơ đùi và giữ trong 30 giây, hoặc tập “đạp xe” chậm tại chỗ.

- Chuyển dần từ tư thế nằm sang tư thế ngồi rồi đứng lên.

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể gây choáng ngất, dẫn đến ngã và chấn thương do người bệnh Parkinson. Vì vậy, khi có triệu chứng của hạ huyết áp tư thế, người bệnh cần điều trị ngay để tránh các hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Xem thêm:

 

Tham khảo:

http://www.pdf.org/en/orthostatic_hypotension_pd

http://www.parkinson.org/sites/default/files/Low%20Blood%20Pressure%20in%20Parkinson's%20Disease.pdf