Hội chứng ngoại tháp: những triệu chứng nhận biết và cách điều trị

A- A+

Hội chứng ngoại tháp là một thuật ngữ chỉ chung các rối loạn vận động liên quan đến hệ ngoại tháp - một bộ phận của hệ thống thần kinh có chức năng điều tiết các vận động cơ không chủ ý của cơ thể như run rẩy, rung giật cơ, cứng cơ khớp, hay múa giật,…

Rối loạn vận động ngoại tháp xảy ra khi một chất dẫn truyền thần kinh có tên là dopamine trong não bị phong tỏa hoạt động. Nguyên nhân thường gặp nhất là do tác dụng phụ của một số thuốc chống loạn thần, ngoài ra còn có thể do các bệnh lý thoái hóa thần kinh, xơ cứng động mạch não, viêm não, u não, chấn thương, nhiễm virus, ngộ độc, hoặc thậm chí không rõ nguyên nhân.

Biểu hiện của hội chứng ngoại tháp

Hội chứng ngoại tháp có 4 dạng triệu chứng chính là triệu chứng Parkinson, Dystonia (rối loạn trương lực cơ), Akathisia (ngồi không yên) và rối loạn vận động Tardive (múa giật).

Triệu chứng Parkinson

Chúng bao gồm những triệu chứng rối loạn vận động cơ bản giống như trong bệnh Parkinson, vì vậy còn được gọi là hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp. Những triệu chứng này gồm có:

Run: Thường gặp nhất ở tay, nhưng cũng có thể xảy ra ở các cơ miệng dẫn tới run môi.

- Cứng cơ: Các cơ bắp và các khớp ở tay chân trở nên cứng đờ, khiến người bệnh khó hoạt động và di chuyển.

- Chậm vận động: Các cơ bắp bị cứng khiến cho người bệnh vận động chậm chạp, khó nói, khó nuốt và khó biểu lộ cảm xúc trên khuôn mặt (khuôn mặt vô cảm hay mặt nạ).

- Khó giữ thăng bằng: Người bệnh gặp khó khăn khi giữ thăng bằng và không thể đứng vững trên đôi chân của mình.

 Hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp gây ra các triệu chứng run, cứng cơ và chậm vận động

Hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp gây ra các triệu chứng run, cứng cơ và chậm vận động

nutkeugoihanhdong-VLK.jpg

Triệu chứng Dystonia (rối loạn trương lực cơ)

Triệu chứng Dystonia hay phản ứng Dystonic là tình trạng một vùng cơ bắp trong cơ thể đột nhiên bị cứng đờ hoàn toàn (đóng băng) dẫn tới cảm giác rất khó chịu, buồn bực và đau đớn. Rối loạn trương lực cơ có thể ảnh hưởng đến tất cả các cơ bắp trong cơ thể, bao gồm cả các cơ cổ (còn gọi là tật vẹo cổ), các cơ mắt (được gọi là oculogyric), cơ lưỡi, hàm và thậm chí là cả các cơ hô hấp, khiến người bệnh khó thở.

Phản ứng Dystonic thường gặp hơn ở những người nam giới trẻ tuổi, khi mới bắt đầu sử dụng thuốc chống loạn thần.

Triệu chứng Akathisia (ngồi không yên)

Triệu chứng Akathisia được mô tả bằng cảm giác bồn chồn, khó chịu khi ngồi yên, khiến người bệnh buộc phải di chuyển liên tục. Họ có thể đi tới đi lui, bước ra bước vào chỗ ngồi, hay liên tục cọ xát hoặc đu đưa đùi của mình. Akathisia cũng có thể khiến người bệnh luôn cảm thấy lo lắng và không thể thư giãn.

Rối loạn vận động Tardive (chứng múa giật)

Là những cử động bất thường xuất hiện đột ngột, nhanh, giật cục và không theo quy luật nào cả của các bộ phận khác nhau trong cơ thể, thường gặp ở môi, lưỡi, mặt, cổ, cũng như bàn tay và bàn chân, còn được gọi là chứng múa giật (Chorea-athetosis). Những triệu chứng này có xu hướng xuất hiện sau vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau khi sử dụng thuốc chống loạn thần, cũng vì lý do này mà nó có tên là Tardive - có nghĩa là “muộn”.

Rối loạn vận động Tardive cũng có thể xuất hiện khi người bệnh đột ngột giảm liều hoặc bỏ thuốc chống loạn thần.

Thuốc chống loạn thần là nguyên nhân chính gây rối loạn vận động Tardive

Thuốc chống loạn thần là nguyên nhân chính gây rối loạn vận động Tardive

Điều trị hội chứng ngoại tháp

Việc điều trị hội chứng ngoại tháp phụ thuộc chính vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

Nếu nguyên nhân là do thuốc chống loạn thần thì bước đầu tiên trong việc điều trị sẽ là giảm liều và thay thế bằng loại thuốc khác.

Bước tiếp theo, người bệnh cần sử dụng các thuốc điều trị theo triệu chứng mà họ gặp phải:

Điều trị hội chứng Parkinson

Có thể sử dụng các thuốc kháng acetylcholin và nên bắt đầu với liều thấp nhất có thể cho đến khi có đáp ứng. Khi các triệu chứng đã giảm dần thì có thể giảm dần liều và ngừng thuốc.

Một số thuốc thường được sử dụng trong điều trị hội chứng Parkinson do rối loạn ngoại tháp là : cogentin (benztropine mesylate ), pagitan (Cicrymin), trihexyphenidyl (Artane, Trihex)...

Điều trị Akathisia

Với rối loạn vận động ngoại tháp dạng akathisia, lựa chọn đầu tiên thường là propranolol sử dụng ở liều thấp. Một số loại thuốc khác chẳng hạn như benzodiazepines cũng đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị triệu chứng akathisia. Thuốc kháng cholinergic cũng có thể được sử dụng nhưng chưa ghi nhận được hiệu quả rõ rệt.

Điều trị triệu chứng Dystonia

Phản ứng Dystonic là một tình trạng cấp cứu y tế vì vậy người bệnh cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức, đặc biệt là khi nó gây ảnh hưởng đến các cơ vùng đầu, cổ hoặc khả năng hít thở của người bệnh. Các triệu chứng Dystonia có thể được thuyên giảm một cách nhanh chóng và hiệu quả với một liều tiêm bắp thuốc kháng cholinergic, ví dụ như benztropine liều 1-2mg, lặp đi lặp lại mỗi 15-30 phút cho đến khi các triệu chứng không còn.

Một số trường hợp có thể có các triệu chứng Dystonia nhẹ nhưng có xu hướng xảy ra nhiều lần hoặc liên tục, thì có thể được điều trị tương tự như cách điều trị hội chứng Parkinson ở trên.

Điều trị rối loạn vận động Tardive

Rối loạn vận động tardive mất vài tháng hoặc nhiều năm để phát triển và một khi đã xuất hiện thì rất khó điều trị. Chính vì lý do này, việc điều trị tốt nhất cho rối loạn vận động tardive là phòng ngừa.

Do thuốc chống loạn thần là nguyên nhân nhân chủ yếu gây nên rối loạn vận động tardive, vì vậy ngay từ giai đoạn đầu điều trị các chứng rối loạn tâm thần chỉ nên lựa chọn các loại thuốc chống loạn thần có hoạt lực kháng dopamine thấp nhất điển hình như Quetiapine, Clozapine và Olanzapine. Những loại thuốc này sẽ là lựa chọn ít rủi ro nhất gây nên rối loạn vận động Tardive.

 Lựa chọn thuốc có hoạt lực kháng dopamine thấp trong điều trị rối loạn tâm thần có thể giúp phòng ngừa hội chứng ngoại tháp

Lựa chọn thuốc có hoạt lực kháng dopamine thấp trong điều trị rối loạn tâm thần có thể giúp phòng ngừa hội chứng ngoại tháp

Nếu rối loạn vận động Tardive đã xuất hiện, lựa chọn điều trị chủ yếu vẫn là chuyển đổi thuốc chống loạn thần đang sử dụng sang các loại thuốc ít rủi ro hơn kể trên. Ban đầu, điều này có thể khiến các triệu chứng rối loạn vận động Tardive xuất hiện rõ rệt hơn, nhưng sau một vài tuần, tình trạng rối loạn vận động sẽ được cải thiện.

Kết hợp Đông Tây y trong điều trị hội chứng ngoại tháp

Bên cạnh phác đồ điều trị cơ bản của Tây y, kết hợp sử dụng thêm Đông y sẽ giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị hội chứng ngoại tháp, làm giảm nhanh các triệu chứng rối loạn vận động và ngăn bệnh tiến triển. Trong đó, Thiên ma và Câu đằng là hai vị chủ chốt trong Đông y đã được sử dụng rất lâu đời để chữa trị các chứng rối loạn vận động như run, rung giật tay giật, co cứng cơ khớp…

Nhiều nghiên cứu hiện đại cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có trong 2 loại thảo dược này đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, giúp tăng cường bảo vệ, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương của các tế bào thần kinh, từ đó điều chỉnh dần những rối loạn chức năng vận động của não bộ.

Không chỉ vậy, nghiên cứu của Đại học Y Đài Bắc – Đài Loan còn cho thấy, Câu Đằng có khả năng ức chế Monoamine oxidase B (MAO-B) - enzym phân hủy dopamine, nhờ đó cải thiện nồng độ dopamine trong não. Sự kết hợp của 2 thảo dược này có thể giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng rối loạn vận động của hội chứng ngoại tháp.

Hiện nay bạn có thể dễ dàng tìm thấy Thiên ma, Câu đằng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe VƯƠNG LÃO KIỆN – sản phẩm số 1 giúp làm giảm run chân tay do mọi nguyên nhân.

Dưới đây là chia sẻ của một người sau khi sử dụng sản phẩm Vương Lão Kiện để hỗ trợ điều trị hội chứng ngoại tháp:

Chia sẻ của anh Sơn (Hà Nội) về kinh nghiệm chữa trị chứng run tay do rối loạn ngoại tháp

Hội chứng ngoại tháp mặc dù gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và nguy hiểm nhưng nếu tìm đúng nguyên nhân và điều trị sớm, người bệnh sẽ có cơ hội trở lại cuộc sống như bình thường. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc hội chứng này, đừng ngần ngại nhấc máy lên và gọi ngay cho chuyên gia của runchantay.com để được tư vấn.

Tham khảo: Psychvisit.com

Danh sách bình luận
  • Nguyễn Vinh
    Nguyễn Vinh
    09:02 29/03/2019
    Bác sĩ cho e hỏi cháu e mới được 17 tháng lỡ uống nhầm 2-3 viên thuốc an thần haloperidol
    Uống lúc 7h tôid và 11h trưa mai mới phát hiện đưa đi viện và chuyền thải độc. Nhưng khi cháu về vẫn thấy hiên tượng không được linh hoạt như mọi ngày
    Vậy cho e hỏi có để lại di chứng sau này k ạ
    E xin xảm ơn
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      11:49 29/03/2019
      Chào bạn,
      Cháu vừa đi bệnh viện về nên hiện tại sức khỏe còn yếu, vẫn bị ảnh hưởng do tác dụng phụ của thuốc. Gia đình không cần quá lo lắng, vài ngày sau cháu sẽ bình thường trở lại thôi nhé.
      Nếu bạn có thấy thêm dấu hiệu gì bất thường, nên liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục.
      Chúc cháu mau khỏe!
  • Nguyễn Quỳnh
    Nguyễn Quỳnh
    06:33 19/08/2018
    Bác sĩ cho em hỏi chú em bị giật cổ không tự chủ. đi khám bác sĩ chẩn đoán là Loạn động muộn sau dùng Haloperidol thời gian dài. Đây có phải là múa giật Tardive không ạ? Thuốc này có tác dụng với trường hợp của chú em không ạ? Nếu có thì bác sĩ giải thích cụ thể giúp em với ạ!
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      09:20 19/08/2018
      Chào bạn,
      Trường hợp của chú bạn không phải là triệu chứng rối loạn vận động Tardive. Bởi những người gặp phải tình trạng này thường có triệu chứng như nhép môi, nhăn mặt, chớp mắt hoặc các cử động nhanh của tay chân. Tuy nhiên để tìm hiểu chính xác là chú bạn đang bị loạn động muộn dạng nào thì không quá quan trọng, bởi phác đồ điều trị sẽ gần như giống nhau. Các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các loại thuốc chống loạn thần với liều hợp lý để cải thiện triệu chứng. Nhưng gia đình bạn cũng cần xác định rõ ràng rằng đây là một bệnh điều trị rất khó khăn, vì vậy nên tuyệt đối tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
      Về Vương Lão Kiện phần nào đó khi chú bạn sử dụng cũng có những tác dụng tốt. Bởi các thành phần trong sản phẩm đều là những thảo dược tốt cho hoạt động của hệ thần kinh. Bạn có thể cho chú bạn dùng thử mỗi ngày 4 viên, chia làm 2 lần, theo dõi liên tục trong vòng 3 - 6 tháng để đánh giá hiệu quả.
      Chúc chú bạn và gia đình bạn nhiều sức khỏe!
  • Nguyễn Văn Bình
    Nguyễn Văn Bình
    01:19 17/05/2018
    Mẹ tôi đi kiểm tra ở bệnh viện Bạch Mai bác sỹ nói mẹ tôi bị hôi chứng ngoại tháp. Bác sỹ cho tôi hỏi trường hợp của mẹ tôi điều trị như thế nào? Uống Vương Lão Kiện như anh trong clip có hiệu quả nhanh như vậy không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:06 17/05/2018
      Chào bạn,
      Với hội chứng ngoại tháp thì chắc có lẽ bác sĩ đã cho mẹ bạn dùng thuốc điều trị là Trihex. Thuốc này có tác dụng bắt chước dopamin - chất dẫn truyền thần kinh hóa học.
      Song song với việc dùng thuốc, mẹ bạn có thể sử dụng sản phẩm Vương Lão Kiện để hỗ trợ nâng cao hiệu quả trong điều trị. Sản phẩm sẽ giúp tăng cường nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào thần kinh, giúp làm chậm lại quá trình lão hóa, thoái hóa não, nhờ đó làm giảm run hiệu quả.
      Mẹ bạn nên kiên trì sử dụng 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất. Thời gian thấy hiệu quả có thể khác nhau từng người, thường thì sẽ là 6 - 8 tuần. Trường hợp của anh Sơn là do anh mới phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nên có thể đáp ứng với sản phẩm sẽ nhanh hơn.
      Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về sản phẩm, biết cách mua hàng giá ưu đãi nhất, bạn có thể gọi về cho chúng tôi qua số 0904 904 660.
      Chúc gia đình bạn sức khỏe!
  • Huyền
    Huyền
    16:01 11/05/2018
    Mua cho mẹ 72 bị run,chưa đi bệnh viện, run 2 tay và run môi,cầm thì hơi run, run khi nghỉ nhiều,chưa đi khám ở đâu, đang châm cứu và uống thuốc của bác sỹ. Cho tôi hỏi mẹ tôi là bị làm sao?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:48 11/05/2018
      Chào bạn,
      Ở độ tuổi của mẹ bạn, biểu hiện run như vậy có thể là do lão hóa, thoái hóa ở người cao tuổi. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh hoặc hội chứng parkinson. Chính vì lý do đó mà gia đình nên đưa mẹ đến chuyên khoa thần kinh của các bệnh viện lớn để kiểm tra và điều trị đúng hướng. Việc châm cứu hiện tại cũng là khá tốt, nhưng cần xác định rõ nguyên nhân gây run là gì thì việc điều trị mới đạt hiệu quả cao.
      Trong thời gian đi khám, bạn có thể cân nhắc cho bà sử dụng sớm sản phẩm hỗ trợ làm giảm run có nguồn gốc chính từ thiên nhiên là Tpbvsk Vương Lão Kiện. Sản phẩm với lợi thế tăng cường cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, giúp làm giảm quá trình lão hóa, thoái hóa tế bào não, an thần, trấn tĩnh làm giảm run.
      Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh sử dụng sản phẩm tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=evkF0iH6aY0&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thông tin về bệnh run tay hoặc về sản phẩm, bạn có thể liên hệ với các chuyên gia của Runchantay.com qua số 0904 904 660.
      Chúc bạn sức khỏe!
  • Nguyễn Văn Bá
    Nguyễn Văn Bá
    02:08 10/05/2018
    Tôi đi khám bác sĩ chẩn đoán và hội chứng ngoại tháp. Điều trị bằng trihex được 2 tháng run có giảm nhưng khoong nhiều. Xin hỏi tôi có dùng được Vương Lão Kiện không?
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      04:55 10/05/2018
      Chào bạn,
      Với chứng run do hội chứng ngoại tháp cho đáp ứng khá nhanh và hiệu quả với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện và bạn sử dụng là hoàn toàn phù hợp. Mỗi ngày bạn uống 4 viên chia làm 2 lần, uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ và cách các thuốc khác từ 1 - 2 giờ.
      Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh sử dụng sản phẩm tại đây:
      https://www.youtube.com/watch?v=R-8izVcS3I8
      Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về sản phẩm Vương Lão Kiện hoặc muốn biết nơi mua sản phẩm giá ưu đãi chính hãng, bạn có thể gọi về theo số 0904 904 660
      Chúc bạn sức khỏe!