Bệnh Parkinson được coi là vô phương cứu chữa. Nhưng ngày nay, những tiến bộ của y học đã mở ra nhiều triển vọng mới trong điều trị bệnh.
Bệnh Parkinson khởi phát khi tế bào thần kinh sản sinh ra chất Dopamine (chất dẫn truyền tín hiệu thần kinh giúp não chỉ huy, kiểm soát được các hoạt động, cử động của cơ bắp) bị suy thoái, dẫn đến chứng run, co cứng cơ, rối loạn vận động.
Trước đây, bệnh Parkinson được coi là vô phương cứu chữa. Nhưng ngày nay, những tiến bộ của y học đã mở ra nhiều triển vọng mới trong điều trị bệnh. Đối với điều trị nội khoa, thuốc Levodopa kết hợp với chất ức chế Decarboxylase ngoại biên (biệt dược Madopar, Sinemet, Atamet…) được coi là tiêu chuẩn vàng trong điều trị bệnh Parkinson. Đối với điều trị ngoại khoa, phương pháp kích thích não sâu và mở đồi thị cũng rất thành công. Tuy nhiên thuốc hóa dược và các phương pháp điều trị có nhược điểm chỉ phát huy tác dụng trong những khoảng thời gian giới hạn. Vì vậy, mục sức khỏe của Báo Doanh nhân Sài Gòn xin chia sẻ với quí độc giả những tư vấn của chuyên gia thần kinh học về vấn đề này để người bệnh có thêm kinh nghiệm đối phó với bệnh Parkinson.
Y học hiện đại mở ra nhiều triển vọng trong điều trị bệnh Parkinson
"Mẹ tôi được chẩn đoán bị bệnh Parkinson cách đây 10 năm, được chỉ định dùng thuốc Madopar. Nhưng hiện tại ngoài tình trạng run chân tay, mẹ tôi còn bị run nhiều ở cằm, môi và co cứng cơ, đi lại khó khăn, giọng nói cũng nhỏ dần. Tôi xin hỏi ngoài thuốc Madopar còn có biện pháp nào giúp điều trị bệnh Parkinson hiệu quả không?"
Mở đồi thị và kích thích não sâu là phương pháp phẫu thuật được ưu tiên lựa chọn khi việc sử dụng thuốc điều trị kém hiệu quả, trong khi diễn biến bệnh Parkinson có xu hướng tiến triển xấu dần theo thời gian. Kích thích não sâu tỏ ra hiệu quả và an toàn, ít gây ra nguy cơ biến chứng nặng như mở đồi thị. Điều trị bằng kỹ thuật kích thích điện não sâu sẽ giúp người bệnh Parkinson giảm đi những rối loạn vận động khoảng 70-80%. Tuy nhiên việc phẫu thuật khá phức tạp, chi phí cao (730 – 740 triệu đồng nếu thực hiện ở Việt Nam), có thể gặp nguy cơ tai biến và không phải thích hợp cho tất cả bệnh nhân.
Các nhà khoa học cũng đang tích cực nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm nhiều biện pháp mới như liệu pháp gen hoặc sử dụng tế bào gốc trong điều trị Parkinson. Mới đây, trường Đại học British Columbia (Canada) đã đạt được thành công bước đầu trong các thử nghiệm mới về liệu pháp gen điều trị bệnh Parkinson. Thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc của Viện Sloan-Kettering ở New York (Mỹ) cũng cho kết quả khả quan và mở ra hy vọng chữa trị bệnh Parkinson.
Tuy nhiên liệu pháp gen và tế bào gốc chỉ là hướng điều trị trong tương lai. Còn tại Việt Nam, điều trị bệnh Parkinson chủ yếu vẫn sử dụng thuốc, kết hợp các biện pháp hỗ trợ như vật lý trị liệu; tập luyện hàng ngày để cải thiện chức năng vận động của hệ cơ xương; duy trì chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D, chất xơ và giảm protein (chất đạm). Việc thường xuyên động viên, chia sẻ với người bệnh cũng là liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng trong điều trị.
Bên cạnh những liệu pháp Tây y, các giải pháp đến từ Đông y cũng không ngừng phát triển. Kết quả ghi nhận qua nhiều công trình nghiên cứu lâm sàng cho thấy, việc ứng dụng dược liệu Đông y với tiêu chí theo dõi chính xác của Tây y là phương án hiệu quả và an toàn, để giúp làm giảm triệu chứng, hạn chế các tác dụng phụ, làm chậm lại tiến trình của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh Parkinson.
XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn