Hy vọng mới cho người bị co giật nửa mặt vô căn

A- A+

Nhiều người không giấu nổi sự hoang mang khi được chẩn đoán co giật nửa mặt vô căn,  bởi không biết đây là căn bệnh như thế nào và có thể chữa khỏi không? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về co giật nửa mặt vô căn cũng như những hy vọng mới cho người mắc phải căn bệnh này.

Co giật nửa mặt có thể làm biến dạng khuôn mặt

Co giật nửa mặt có thể làm biến dạng khuôn mặt

Co giật nửa mặt vô căn là bệnh gì?

Co giật nửa mặt vô căn là tình trạng co giật một cách không chủ ý, ngắt quãng và không gây đau tại các cơ ở một bên mặt. Các cơ này chịu sự chi phối bởi dây thần kinh số 7 - điều khiển các cơ di chuyển lông mày, mắt, môi và miệng.

Bệnh thường khởi phát bằng những cơn co giật thoáng qua ở cơ vòng mắt (máy mắt), sau đó  lan dần đến các cơ cau mày, cơ trán, cơ vòng miệng, cơ bám da cổ và cơ gò má. Theo thời gian, các cơn co giật nặng dần về mức độ và tần suất, khiến một bên mặt bị giật liên tục.

Co giật nửa mặt thường khởi phát ở độ tuổi 50 - 60, xảy ra ở nửa mặt trái nhiều hơn là nửa bên phải, đồng thời  tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cũng cao hơn.

Bản chất của tình trạng co giật trên là do sự kích thích hoặc tổn thương dây thần kinh số 7 hay còn gọi là dây thần kinh mặt, chịu trách nhiệm điều khiển hoạt động  các cơ ở vùng mặt gây nên, nguyên nhân có thể do sự chèn ép mạch máu, do khối u, do di chứng sau chấn thương, đột quỵ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân tại sao dây 7 bị kích thích hay tổn thương, người ta gọi đó là các trường  hợp co giật nửa mặt vô căn.

Không tìm ra nguyên nhân, có phải là không còn cách trị?

Đừng lo lắng bởi có nhiều cách chữa co giật nửa mặt vô căn

Đừng lo lắng bởi có nhiều cách chữa co giật nửa mặt vô căn

Mặc dù chưa xác định chính xác nguyên nhân gây co giật nửa mặt vô căn nhưng việc điều trị chứng bệnh này không phải là không có giải pháp. Để giảm tình trạng co kéo các cơ mà người bệnh gặp phải, bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp sau:

Thuốc

Một số loại thuốc sử dụng để giảm sự co giật ở mặt là: Thuốc chống động kinh giúp giảm chứng co giật nửa mặt bằng cách làm giảm các xung thần kinh tự phát từ dây thần kinh số 7. Hoặc thuốc an thần có tác dụng giãn các cơ bắp, giảm co giật nhưng cũng có thể gây ra cảm giác buồn ngủ.

Thông thường, hiệu quả của thuốc sẽ giảm theo thời gian nên cần tăng liều dần dần. Hơn nữa, việc sử dụng các thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, buồn nôn, nôn, hạ huyết áp tư thế, hoang tưởng hay ảo giác… Vì vậy, hãy nói với bác sĩ nếu bạn gặp phải một trong các dấu hiệu trên.

Tiêm Botox

Botox bản chất là Toxin Botulinum - một chất độc gây liệt thần kinh và các cơ, tuy nhiên nếu sử dụng ở liều lượng thích hợp, chất này giúp giãn các cơ bắp, rất hiệu quả trong việc giảm chứng co giật của bệnh nhân. Tác dụng này có thể kéo dài khoảng 2- 4 tháng nên thông thường người bệnh sẽ duy trì lặp lại mũi tiêm sau khoảng thời gian này.

Hầu hết bệnh nhân được ghi nhận là có đáp ứng tốt với phương pháp này, hiệu quả điều trị lên đến 90%. Tuy nhiên, việc điều trị bằng tiêm botox sẽ trở nên khó khăn hơn nếu tình trạng co giật đã lan rộng khắp vùng mặt.

Một điều quan trọng là phương pháp này chỉ làm giảm tạm thời các triệu chứng chứ không giải quyết được tình trạng chèn ép mạch máu gây kích thích dây thần kinh 7 mà bệnh gây ra.

Phẫu thuật - Phương pháp điều trị cho người bị lâu năm

Ở các bệnh nhân giai đoạn nặng, khi việc sử dụng thuốc và tiêm botox không còn mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị chứng co giật nửa mặt cho bệnh nhân.

Theo thống kê, sau phẫu thuật các bệnh nhân cải thiện đến 90% các triệu chứng co giật ở một bên mặt, lấy lại sự hoàn thiện trên khuôn mặt, sự tự tin trong giao tiếp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Biện pháp khắc phục không dùng thuốc

Song song với việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp hỗ trợ dưới đây để làm giảm những  co giật của bệnh một cách hiệu quả hơn:

  • Giảm căng thẳng, lo lắng: Bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn nhiều  hơn, ngủ đủ giấc ( 7 - 8 tiếng/ ngày). Nếu là người thân của một người đang mắc phải chứng bệnh này, bạn nên dành nhiều thời gian quan tâm, trò chuyện, chia sẻ với người bệnh nhiều hơn để họ an tâm chữa trị, hạn chế những suy nghĩ tiêu cực làm bệnh tiến triển nặng hơn. Người bị mất ngủ có thể áp dụng các biện pháp trong bài viết “Cải thiện giấc ngủ cho người bệnh parkinson

  • Chế độ ăn uống, lối sống: Người bệnh nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường chất xơ, rau xanh, hoa quả bởi đây là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể; ngủ đủ giấc từ 7 -8 tiếng/ ngày và hạn chế tối đa cà phê, trà đặc, đồ uống có cồn, vì đây đều là các chất kích thích không tốt cho hệ thần kinh, thúc đẩy bệnh tiến triển ngày càng trầm trọng hơn.

Hy vọng mới từ Đông dược

Là nền y học có lịch sử từ hàng ngàn đời nay, bên cạnh những liệu pháp châm cứu, bấm huyệt thì Đông y cũng có những vị thuốc quý để trị chứng co giật ở vùng mặt, trong đó nổi tiếng là 2 thảo dược Thiên ma, Câu đằng. Bởi đây là các vị thuốc có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm lo âu, căng thẳng, từ đó giúp người bệnh ngủ sâu giấc hơn. Hơn nữa, các thảo dược này còn làm ổn định tính dẫn truyền thần kinh, cung cấp các chất chống oxy hóa, làm chậm sự tổn thương thần kinh và quá trình tiến triển của bệnh.

Như vậy, co giật nửa mặt vô căn mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác nhưng việc điều trị chứng bệnh này không phải là một điều quá khó khăn. Người bệnh có rất nhiều các phương pháp hữu ích giúp kiểm soát và điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.

Chữa bệnh parkinson bằng đông y

Nguồn:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/319591.php

https://www.dystonia.org.uk/hemifacial-spasm

Danh sách bình luận
  • Trần thị phúc
    Trần thị phúc
    15:36 02/10/2022
    Bs cho e hỏi e bị co giật nửa mặt đã 5 năm rồi e muốn hỏi có cách nào điều trị đc k
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      18:45 02/10/2022
      Chào bạn,
      Không rõ với tình trạng co giật nửa mặt bạn thăm khám được chẩn đoán nguyên nhân do đâu? Thường thì nguyên nhân chính do sự kích thích hoặc tổn thương dây thần kinh số 7 gây nên, bệnh lý này chưa chữa khỏi được, nhưng khi điều trị tích cực và kết hợp nhiều phương pháp sẽ kiểm soát tốt và giảm dần.
      Trường hợp này cùng thuốc điều trị bác sĩ chỉ định bạn kết hợp cùng TPCN Vương Lão Kiện để hỗ trợ giảm co giật. Vì sản phẩm có tác dụng an thần, trấn tĩnh, giảm lo âu, căng thẳng và ổn định tính dẫn truyền thần kinh, cung cấp các chất chống oxy hóa, làm chậm sự tổn thương thần kinh và quá trình tiến triển của bệnh.
      Mỗi ngày bạn sử dụng liều 4 viên, sáng 2 viên tối 2 viên uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, uống cách thuốc tây điều trị ( nếu có ) 1 -2 giờ để đảm bảo hấp thu của mỗi sản phẩm là tối đa và kiên trì tối thiểu 3-6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
      Đồng thời bạn tuân thủ tốt lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học, cụ thể:
      – Tăng cường rau xanh hoa quả tươi trong bữa ăn.
      – Hạn chế thực phẩm giàu chất béo và cholesterol.
      – Hạn chế uống các chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà đặc
      – Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng và nên duy trì mỗi ngày.
      – Hạn chế thức khuya và cố gắng giảm tải áp lực trong cuộc sống.
      Bạn tham khảo bài viết: https://runtaychan.co/bai-viet/thong-tin-benh/co-giat-nua-mat-va-huong-khac-phuc-cho-nguoi-moi-mac.html
      Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn an tâm chia sẻ chúng tôi tại hotline/zalo 090.490.4660.
      Thân mến!