Khi xuất hiện các triệu chứng run tay chân, nhiều người nghĩ ngay đến bệnh Parkinson. Nhưng trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây run và Parkinson chỉ là một trong số đó. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn toàn diện về vấn đề này và cách phân biệt run tay do Parkinson với các nguyên nhân khác, cũng như các giải pháp giúp giảm run hiệu quả.
Ngoài run do đói, rét, sợ hãi, xúc động quá mức thì tất cả các nguyên nhân gây run tay chân là do những rối loạn chức năng hoặc tổn thương trong não bộ - vùng điều khiển chức năng vận động của cơ thể. Bạn hãy nghĩ tới danh sách những bệnh dưới đây là nguyên nhân gây rối loạn hoạt động của não, có thể dẫn tới triệu chứng run. Trong đó, tất nhiên sẽ bao gồm cả Parkinson:
Parkinson thường gặp ở người cao tuổi (trên 50 tuổi). Đây là môt bệnh lý thoái hóa thần kinh tiến triển nặng dần theo thời gian, xảy ra do sự thiếu hụt dopamin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não với các biểu hiện run, cứng đờ, chậm chạp. Đặc biệt khi tới giai đoạn nặng, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng như cứng cơ, nuốt nghẹn, nuốt khó, ảo giác, trầm cảm... và phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của người thân.
Bệnh Parkinson được gọi là Parkinson nguyên phát. Trong khi hội chứng Parkinson (với các biểu hiện gần tương tự như Parkinson) gọi là Parkinson thứ phát, nguyên nhân do những chấn thương cơ học vùng não bộ như chấn thương não hoặcviêm màng não, u não, đột quỵ, hay bị nhiễm độc thần kinh do hóa chất, thuốc điều trị.
Run tay chân có thể là bệnh nhưng cũng có thể triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau
Hệ thần kinh thực vật, còn gọi là hệ thần kinh tự chủ, bị điều tiết bởi các yếu tố cảm xúc, môi trường. Khi suy nhược thần kinh, mệt mỏi, lo âu, stress kéo dài hoặc sau những chấn thương tâm lý sẽ làm rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật, dẫn tới biểu hiện run tay chân. Đâycòn gọi là run do stress, gặp phổ biến ở những người trẻ tuổi.
Đây là dạng rối loạn vận động thường gặp nhất tại các phòng khám thần kinh. Đúng như tên gọi, run vô căn có nghĩa là không tìm ra căn nguyên gây bệnh hoặc và có yếu tố di truyền với tỉ lệ khoảng 50%. Run vô căn thường lành tính, tuy nhiên bệnh cũng tiến triển nặng dần theo thời gian.
Bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương tiểu não (một phần của não bộ) đều có thể gây run, như: thoái hóa tiểu não, suy sản tiểu não, u tiểu não, xuất huyết, xơ cứng tiểu não...
Bệnh xảy ra do tuyến giáp tiết quá nhiều hormon thyroxine, làm tăng quá trình trao đổi chất, gây rối loạn các hoạt động trong cơ thể, với một trong những triệu chứng mắt lồi và run tay.
Run là một triệu chứng xuất hiện trong bệnh rối loạn trương lực cơ - một rối loạn vận động thần kinh nghiêm trọng, trong đó các cơ co thắt một cách liên tục, thường gây ra các cử động xoắn vặn dẫn đến các tư thế bất thường.
Thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể dẫn đến run tay chân
Ngoài các nguyên nhân trên, thì bệnh run có thể do việc sử dụng thuốc (như chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống động kinh, thuốc trị loạn nhịp tim, thuốc chữa hen suyễn,...) hoặc ngộ độc kim loại nặng (như chì, asen, thuỷ ngân), hay thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, Magie)…
Như vậy, bạn có thể thấy, nguyên nhân run chân tay rất đa dạng, phức tạp và không dừng lại chỉ ở run do Parkinson. Vậy, làm cách nào để nhận biết đâu là run do Parkinson và đâu là run do các nguyên nhân khác?
Run trong bệnh Parkinson thường là run khi nghỉ và bắt đầu từ một bên bàn tay kiểu lắc vẫy, ngón tay run giống như đang rắc muối hạt tiêu hay đang vê thuốc lào. Sau đó run tiến triển dần xuống chân và sang cả hai bên cơ thể, kèm theo biểu hiện co cứng cơ và di chuyển chậm chạp.
Điển hình của bệnh Parkinson là khuôn mặt ít biểu cảm được các trạng thái cảm xúc như vui buồn, giận dữ, chán nản…, giọng nói, chữ viết nhỏ dần.
Theo chuyên gia thần kinh học GS Lê Đức Hinh, nếu chỉ có một biểu hiện run tay đơn thuần mà không kèm các triệu chứng (cứng đờ, chậm chạp), chắc chắn đó không phải là bệnh Parkinson.
Run trong hội chứng Parkinson có các biểu hiện gần tương tự run trong bệnh Parkinson nhưng có thể không theo thứ tự. Thông thường người bệnh sẽ run ở một bên cơ thể. Hội chứng Parkinosn khó điều trị hơn, ít đáp ứng thuốc và diễn biến bệnh xấu đi nhanh hơn.
Run do rối loạn thần kinh thực vật thường chỉ run khi hoạt động cầm nắm, viết vẽ và bị ảnh hưởng nhiều bởi cảm xúc, tăng lên khi lo lắng, hồi hộp, khi đứng trước đám đông hoặc có người khác nhìn vào. Cùng với run là biểu hiện hồi hộp, tim đập nhanh, vã mồ hôi,...
Nếu như run trong bệnh Parkinson chủ yếu là run khi nghỉ thì run vô căn chủ yếu xảy ra ở tay khi đang làm một việc gì đó, ví dụ như khi cầm cốc uống nước, cầm bút viết chữ thì tay bắt đầu run.
Một đặc điểm khác của run vô căn thường là chỉ run hai tay, rất ít khi run chân như Parkinson. Ngoài tay thì các phần khác của cơ thể cũng có thể bị run như đầu (gật đầu) hoặc run ngang (lắc đầu), giọng nói, lưỡi, chân, thân người run làm thay đổi dáng đi.
Hình vẽ của người bình thường (bên trái) và người bị run tay vô căn - các nét vẽ không liền mạch mà theo hình răng cưa
Người bệnh thường run khi thực hiện các hoạt động có chủ đích như ấn công tắc điện, hay chạm đầu ngón tay lên đầu mũi. Một số dấu hiệu khác gồm nói run, rung giật nhãn cầu, dáng đi chậm chạp, đi theo hình zíc zắc như người say rượu.
Bệnh cường giáp thường gây run các đầu ngón tay, kèm theo nhịp tim nhanh (thường trên 100 nhịp/phút), vã mồ hôi, mắt lồi, bướu giáp phình to, người bệnh hay cáu gắt, căng thẳng. Có thể nhận biết bằng cách nhắm mắt, giơ thẳng hai tay ra phía trước và thấy đầu ngón tay bị run.
Những biểu hiện của run trong rối loạn trương lực cơ như: tay chân bị quấn cuộn, vẹo cổ, co giật mi mắt, liệt mặt, cuống họng bị thắt chặt hay chứng chuột rút. Người bệnh khi đối diện với các cảm xúc căng thẳng hoặc mệt mỏi có thể gây ra các triệu chứng hoặc khiến chúng trầm trọng hơn. Run sẽ giảm đi khi nghỉ ngơi, thư giãn và không xuất hiện khi ngủ.
Cho tới nay, bệnh run chân tay vẫn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn, ngoại trừ run do cường giáp, do thuốc, thiếu hụt vitamin và khoáng chất nếu kiểm soát được nguyên nhân gây bệnh.
Ngoài các thuốc điều trị như Trihex, Levodopa (Madopar) trong bệnh Parkinson, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống co giật trong bệnh run vô căn, thuốc điều trị cường giáp… thì người bệnh đều hoàn toàn có thể kết hợp các phương pháp ko dùng thuốc để làm tăng hiệu quả trong điều trị. Đặc biệt việc dùng sản phẩm có chứa các hoạt chất sinh học tự nhiên giúp nuôi dưỡng não bộ là một giải pháp được nhiều người dùng áp dụng thành công.
Tập yoga đều đặn giúp thư giãn, giảm run hiệu quả
Căng thẳng, lo lắng là nguyên nhân khiến tình trạng run tăng lên mỗi ngày một nặng. Điều tốt nhất là bạn nên điều chỉnh tâm lý ổn định bằng các bài tập thở, tập thiền, yoga và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy cùng với việc cải thiện tâm trạng thì chứng run cũng cải thiện. Điều này đặc biệt hiệu quả với chứng run tay do rối loạn thần kinh thực vật.
Việc tích cực tập luyện các bài tập như đi bộ, đạp xe… cũng mang lại hiệu quả tương đương như vậy. Khi bạn thường xuyên tập luyện sẽ giúp cơ bắp dẻo dài, linh hoạt, tăng khả năng phối hợp vận động, từ đó nâng cao hiệu quả giảm run
Bạn cần thực hiện một chế độ ăn uống đầy đủ chất, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin B1, B6, B12, khoáng chất Magie, Kali… có trong thịt, cá, trứng, rau xanh thẫm, ngũ cốc, trái chuối, nho…để bổ sung vitamin, khoáng chất cho não bộ. Nên hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá bởi đây là các chất kích thích, làm rối loạn chức năng não bộ khiến triệu chứng run chân khó kiểm soát hơn.
Rất nhiều người bệnh sau một thời gian sử dụng thêm TPCN Vương Lão Kiện đã lấy lại tự tin trong cuộc sống khi chứng run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run được cải thiện.
Hiệu quả giảm run của TPCN Vương Lão Kiện không chỉ dựa trên những người đã sử dụng. Nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học cho thấy các hoạt chất sinh học trong Vương Lão Kiện có khả năng ức chế các độc tố kích thích thần kinh, đồng thời làm gia tăng các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh. Từ đó làm giảm rối loạn chức năng não bộ, chống thoái hóa lão hóa não nên làm chậm tiến triển bệnh run.
Vương Lão Kiện không chỉ là giải pháp hỗ trợ giúp giảm run tay chân mà còn giúp phục hồi khả năng vận động bình thường của cơ thể ở người cao tuổi, run vô căn, bệnh Parkinson, sau tai biến mạch máu não, rối loạn thần kinh thực vật.