Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, phát triển dần với các triệu chứng của Parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – sinh dục, và bệnh lý của bó vỏ gai. Bệnh thường khởi phát ở người lớn tuổi, với triệu chứng lâm sàng ban đầu là rối loạn cơ vòng (tiểu dầm, rối loạn cương).
(MSA còn gọi là hội chứng parkinson không điển hình (atypical Parkinsonian syndromes) hay hội chứng Parkinson-Plus (Parkinsonism-Plus syndrome))
Ảnh chụp não bệnh teo đa hệ thống (MSA)
- Đơ cứng, đóng băng hoặc chậm cử động, khó di chuyển.
- Mất thăng bằng, mất phối hợp động tác, hay té ngã.
- Tụt huyết áp tư thế - giảm đáng kể huyết áp khi đứng, gây chóng mặt, choáng, ngất xỉu hoặc mờ mắt.
- Bất lực ở nam, rối loạn đi tiểu, táo bón.
- Khó nói và khó nuốt.
Chụp MRI đầu là một công cụ hữu ích giúp chẩn đoán MSA. Ngoài ra, bác sĩ có thể kiểm tra mắt, dây thần kinh và cơ bắp, đo huyết áp của người bệnh khi nằm xuống và đứng lên,…
Không có cách chữa MSA, mục tiêu điều trị là để kiểm soát các triệu chứng do bệnh gây ra. Levodopa và các chất chủ vận dopamin có thể giúp cải thiện triệu chứng chậm vận động, cứng bắp cơ và rối loạn thăng bằng. Hạ huyết áp tư thế có thể được cải thiện bằng các loại thuốc làm tăng huyết áp. Táo bón có thể được điều trị bằng một chế độ ăn nhiều chất xơ và thuốc nhuận tràng.
Xem thêm: Người bệnh Parkinson nên ăn gì, kiêng gì để phục hồi vận động?
Khi MSA tiến triển, thuốc ít có tác dụng. Trong trường hợp bệnh đã nặng, bệnh nhân không thể tự nuốt được, nuôi ăn qua ống có thể cần thiết.
Hầu hết bệnh nhân có tiên lượng xấu với tỷ lệ sống trung bình khoảng 9 năm sau khi khởi phát bệnh, một số ít có thể kéo dài hơn. Các yếu tố tiên lượng kém bao gồm: Cao tuổi lúc khởi bệnh, nữ giới, suy giảm chức năng thần kinh thực vật sớm…
Xem thêm: