Nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí sức khỏe HealthDay cho biết: Vật lý trị liệu có thể không mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson giai đoạn sớm.
Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển mạn tính, gây rối loạn vận động và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Bởi họ thường gặp phải các triệu chứng run, giảm vận động, khó cử động ở tay, các ngón tay, đơ cứng, khó di chuyển và giao tiếp…
- Giai đoạn sớm: Người bệnh không hoặc có rất ít giới hạn vận động
- Giai đoạn vừa: Người bệnh có triệu chứng trầm trọng hơn
- Giai đoạn cuối: Người bệnh phải nằm liệt giường hoặc ngồi xe lăn
Hiện nay, để điều trị các triệu chứng và cải thiện khả năng vận động, người bệnh thường áp dụng liệu pháp vật lý trị liệu ở tất cả các giai đoạn của bệnh. Tuy nhiên, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa cho biết vật lý trị liệu không mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh Parkinson ở giai đoạn ban đầu.
Để tiến hành nghiên cứu này, các nhà khoa học phân chia ngẫu nhiên 762 người mắc bệnh Parkinson với mức độ từ nhẹ đến trung bình chia làm 2 nhóm, trong đó 1 nhóm tập vật lý trị liệu và vận động trị liệu, nhóm chứng còn lại không tham gia hình thức nào. Trong tám tuần, nhóm điều trị sẽ có 4 buổi (mỗi buổi 58 phút) để thực hiện liệu pháp.
Sau 3 tháng, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự cải thiện trong quá trình vận động và sinh hoạt hằng ngày ở nhóm tập vật lý trị liệu so với nhóm chứng. Kết quả này cũng được công bố và đăng tải trực tuyến trên Tạp chí Jama Neurology.
Bài liên quan:
• Bệnh Parkinson – những vấn đề người bệnh cần nắm rõ
• Điều trị bệnh Parkinson
• 7 bài tập thể dục tốt nhất cho người Parkinson
Tiến sĩ Carl Clarke, thuộc trường Đại học Birmingham, Anh phát biểu trên thông cáo báo chí: “Như vậy, người bệnh Parkinson ở giai đoạn sớm sẽ không đáp ứng với liệu pháp điều trị này và nó chỉ thực sự hiệu quả trong các trường hợp nặng hơn, mặc dù điều này chưa được công bố.”
Vật lý trị liệu có thể không hiệu quả ở người bệnh Parkinson giai đoạn sớm
Các tác giả nghiên cứu cho biết thêm, những phát hiện này cho thấy sử dụng vật lý trị liệu và vận động trị liệu thông thường không hỗ trợ nhiều cho người bệnh Parkinson ở giai đoạn sớm. Vì vậy cần có các chương trình vật lý trị liệu có cấu trúc hơn và được xây dựng chuyên sâu dành riêng cho nhóm đối tượng Parkinson nhẹ.
Ngoài những kết luận đã được rút ra, nghiên cứu cũng tồn tại một số hạn chế như:
- Việc lựa chọn đối tượng không dựa trên tiêu chí nghề nghiệp, tuổi tác hoặc trước đó đã tập vật lý trị liệu chưa...
- Không đánh giá lợi ích trên khía cạnh khác với người bệnh Parkinson giai đoạn sớm, ví dụ về mặt kinh tế, tâm lý..
- Theo tiến sỹ Eric Ahlskog, thuộc Bệnh viện Mayo ở Rochester thì “Người bệnh Parkinson nhẹ có thể không đáp ứng hiệu quả với các phương pháp thực hiện vật lý trị liệu nhưng họ cũng sẽ hưởng một số lợi ích nhất định như: cải thiện dáng đi, phòng ngừa nguy cơ mất cân bằng, té ngã…”.
Ông cũng gợi ý thêm khi thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu người bệnh nên tìm hiểu kỹ lưỡng các chương trình phù hợp với tình trạng sức khỏe bản thân, đồng thời nên bắt đầu phương pháp bằng các bài tập aerobic và thể dục kết hợp.
Để cải thiện triệu chứng run, làm chậm tiến triển bệnh và cải thiện khả năng vận động, cách tốt nhất người bệnh Parkinson nên sử dụng đầy đủ thuốc điều trị, ăn uống lành mạnh, vận động bằng các bài tập phù hợp. Bạn cũng có thể tìm hiểu các hoạt chất thiên nhiên giúp an thần, trấn tĩnh và làm mềm cơ để kết hợp làm tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây.
Thu Hương
Trích nguồn: http://consumer.healthday.com