Phân biệt chứng rối loạn trương lực cơ và Parkinson

A- A+

Rối loạn trương lực cơ là gì, nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị, cách phân biệt rối loạn trương lực cơ với bệnh Parkinson.

Rối loạn trương lực cơ và Parkinson có khá nhiều triệu chứng giống nhau, tuy nhiên hai chứng bệnh này có những điểm khác nhau mà người bệnh cần lưu ý để có hướng điều trị thích hợp nhất.

Nét đặc trưng của chứng loạn trương lực cơ (LTLC) là không có khả năng cử động. Những biểu hiện của LTLC như: tay chân bị quấn cuộn, vẹo cổ, co giật mi mắt, liệt mặt, cuống họng bị thắt chặt (không nói được) hay chứng chuột rút. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mắc LTLC chỉ đứng sau Parkinson, tuy nhiên lại rất ít người biết về chứng bệnh này.

Loạn trương lực cơ là gì

LTLC là một rối loạn nghiêm trọng của hệ thần kinh. Biểu hiện điển hình là làm mất điều hòa sự phối hợp giữa não bộ và tủy sống dẫn đến những cử động vận động tự động, không kiểm soát. Hiện nay, việc điều trị bệnh này vẫn chỉ là điều trị triệu chứng.

Rối loạn trương lực cơ

Rối loạn trương lực cơ

Theo bác sĩ chuyên khoa thần kinh Arun Garg: “Đặc điểm của LTLC là hội chứng co thắt cơ ngoài ý muốn, dẫn đến các cử động xoắn vặn và lặp đi lặp lại hoặc các dáng điệu bất thường, có thể gây đau đớn và bất tiện. Sự rối loạn này có vai trò rất quan trọng đến sức khỏe tâm sinh lý của bệnh nhân. Phạm vi của LTLC có thể bao gồm toàn bộ cơ thể, nhiều cơ hoặc độc nhất một cơ, tạo ra những phản ứng khó chịu, gây phiền hà cho đời sống thường ngày”.

Triệu chứng của loạn trương lực cơ - phân biệt với Parkinson

Bác sĩ Arun giải thích: “Trong khi các dấu hiệu của LTLC ở trẻ em thường bắt đầu từ chân và tay rồi sau đó nhanh chóng lan đi khắp cơ thể thì ở người trưởng thành, triệu chứng tiêu biểu thường bắt đầu ở phần trên của cơ thể và sau đó tiến triển rất chậm”.

LTLC không nên hiểu nhầm là bệnh parkinson, bác sĩ Arun giải thích: “Chứng LTLC bắt đầu ở người trưởng thành thường có khuynh hướng khu trú hoặc phân đoạn. LTLC khu trú gây ảnh hưởng lên một bộ phận của cơ thể và LTLC phân đoạn ảnh hưởng tới hai hoặc nhiều vùng gần kề nhau trên cơ thể”. Điều này khác với bệnh Parkinson, bệnh Parkinson thường chỉ gặp ở những người sau 55 tuổi, với các triệu chứng điển hình là run giật, run kiểu lắc vẫy thường bắt đầu ở một bên cơ thể (cả chân và tay) sau đó lan sang hai bên, cùng với co cứng cơ và cử động chậm chạp.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn trương lực cơ

Nguyên nhân gây ra chứng LTLC vẫn chưa được xác định, không ai biết tại sao LTLC xuất hiện. RLTLC là bệnh bẩm sinh do đột biến nhiễm sắc thể gây rối loạn vận động. Triệu chứng của LTLC có thể có liên quan đến đặc thù công việc hoặc do di truyền. Trong khi một số người khác lại bị chứng LTLC từ tác dụng của vài loại thuốc hoặc từ nhiều chứng bệnh khác, như ung thư phổi cũng có thể gây ra triệu chứng LTLC.

Loạn trương lực cơ thứ phát có thể do ảnh hưởng của môi trường, chấn thương, đột quỵ, khối u... Nếu bệnh phát triển trước 10 tuổi, dấu hiệu đầu tiên để nhận dạng bệnh là chân trẻ đang thẳng tự nhiên xoắn lại. Sau đó bệnh phát triển dần làm người bệnh không thể di chuyển được mà chỉ nằm một chỗ. Loạn trương lực cơ sẽ diễn tiến nặng hơn do hoạt động, stress và các trạng thái xúc cảm; giảm đi khi bệnh nhân nghỉ ngơi thư giãn và không có khi đang ngủ.

Nguyên nhân gây LTLC hoàn toàn khác với nguyên nhân gây các triệu chứng Parkinson là do thoái hóa các tế bào liềm đen ở não gây thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh Dopamine gây nên. Do đó phương pháp điều trị cũng có những điểm khác nhau.

Phương pháp điều trị rối loạn trương lực cơ

Do LTLC là một hội chứng sinh lý đến nay vẫn chưa được hiểu rõ hoàn toàn nên chưa có cách để chữa trị chứng LTLC. Chủ yếu tập trung điều trị giảm nhẹ mức độ cử động ngoài ý muốn, điều chỉnh dáng bộ bất thường, ngăn ngừa sự co cứng, giảm đau đớn và mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống.

Cách chữa trị hiện nay bao gồm tiêm thuốc Botulinum toxin A, thường gọi là Botox, gây mất phân bố thần kinh do hóa học, dùng thuốc Anticholinergic và thủ thuật để giảm nhẹ triệu chứng.

Toxin botulinum sử dụng trong điều trị rối loạn trương lực cơ

Toxin botulinum sử dụng trong điều trị rối loạn trương lực cơ

Ở người bệnh LTLC thông thường nguyên nhân gây triệu chứng không liên quan đến việc thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh như ở người bệnh Parkinson. Vì vậy việc điều trị không sử dụng các thuốc bổ sung trực tiếp chất dẫn truyền, hay nhóm thuốc đồng vận Dopamin. Đây là vấn đề người bệnh cần lưu ý để tránh việc sử dụng thuốc không phù hợp không thu được hiệu quả điều trị mà còn gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các thuốc Tây y có thể giúp làm giảm tạm thời triệu chứng run, nhưng về lâu dài cần có những giải pháp để tăng cường chức năng của hệ thần kinh và ổn định tính dẫn truyền. Trong những thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, bằng cách sử dụng một số hoạt chất sinh học tự nhiên có trong hai thảo dược truyền thống là Thiên Ma, Câu Đằng, có thể giúp cải thiện đáng kể triệu chứng run tay chân do mọi nguyên nhân. Đó là bởi các hoạt chất sinh học có trong 2 thảo dược này có tác dụng an thần trấn tĩnh, và đóng vai trò như tiền chất dinh dưỡng của các tế bào thần kinh, nhờ đó điều chỉnh lại những rối loạn chức năng của não bộ và giảm run hiệu quả.

Xem thêm:

Câu chuyện về vợ chồng ông Hưởng, bà Thơm về điều trị parkinson sau tai biến.

Chữa bệnh parkinson bằng đông y


Thông tin cho bạn: TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ làm giảm dần các chứng run: run chân tay, đi đứng run rẩy, nói run run, run vô căn, run ở người cao tuổi, bệnh parkinson...

TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ làm giảm dần các chứng run: run chân tay,

 
Danh sách bình luận
  • Trần Thị Lan
    Trần Thị Lan
    07:42 25/11/2018
    Con gái mình được 4 tháng cũng có dấu hiệu của bệnh này mình đang rất hoang mang ko biết sau này cháu thế nào rất muốn bạn chia sẻ vói nhé
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      10:28 25/11/2018
      Chào bạn,
      Bé mới được 4 tháng tuổi có thể chỉ do run giật cơ lành tính. Tốt nhất gia đình bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỏi thêm về tình trạng của cháu. Vấn đề này nếu chỉ qua những chia sẻ của bạn chúng tôi cũng không thể cho bạn được những lời khuyên chính xác hơn.
      Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
  • Hoàng long
    Hoàng long
    22:12 10/08/2018
    Con gái mình từ lúc sinh ra đến giờ 6 tuổi rồi. Có biểu hiện vặn xoắn có giật đi khám bác sỹ chuẩn đoán trương cơ lực suốt 6 năm sống cùng căn bệnh này mình cũng tìm tất cả mọi cách chứa trị cho con nhưng cũng không dc xin lời khuyên của sống khỏe mỗi ngày....
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      00:59 11/08/2018
      Chào bạn,
      Chúng tôi rất chia sẻ và đồng cảm với tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên khi tìm hiểu chắc hẳn bạn cũng biết căn bệnh này hiện vẫn chưa thể chữa khỏi 100% và việc điều trị cần kiên trì để giúp kiểm soát triệu chứng, làm chậm tiến triển của bệnh. Hiện nay phương pháp kích thích não sâu cũng có thể áp dụng cho những người bị rối loạn trương lực cơ. Bạn có thể đến các bệnh viện hàng đầu như bệnh viện Huế, viện Việt Đức, viện 115 HCM để bác sĩ khám và tư vấn thêm với trường hợp của sau.
      Để góp phần nào đó cải thiện cho cháu triệu chứng xoắn vặn, hỗ trợ nuôi dưỡng các tế bào não và thần kinh, bạn có thể cân nhắc sử dụng thêm Tpcn Vương Lão Kiện. Mỗi ngày cháu dùng từ 2 - 3 viên, chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày. Nên uống cách các thuốc khác từ 1 - 2 giờ.
      Bên cạnh đó, gia đình cũng cố gắng động viên tinh thần của cháu, tránh tạo cho cháu áp lực, căng thẳng sẽ khiến triệu chứng bệnh nặng hơn.
      Hy vọng rằng phéo màu sẽ đến với gia đình bạn.
      Chúc cả gia đình dồi dào sức khỏe!
  • Nguyễn Thị Là
    Nguyễn Thị Là
    21:25 14/07/2018
    Chồng mình bị loạn trương lực cơ ở tay phải lúc 24 tuổi , sau 2 năm thì lan xuống chân trái. Hiện đang điều trị tại Đại học y Hà nội thấy bệnh đã đứng. Cho mình hỏi bệnh này liệu có thể lan ra toàn cơ thể hay không., có ảnh hưởng tới tuổi thọ không? Và khi muốn sinh con thì khả năng di truyền sang con có lớn ko? Mong dc bác sĩ phản hồi . Cảm ơn nhiều ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      00:12 15/07/2018
      Chào bạn,
      Rối loạn trương lực cơ có thể lan ra toàn cơ thể. Tuy nhiên nếu điều trị tốt thì có thể làm chậm tiến triển của bệnh, hạn chế ảnh hưởng sang các nhóm cơ khác. Để chắc chắn về việc bệnh có ảnh hưởng tới tuổi thọ hay không thì điều này còn phụ thuộc vào nhiều lý do. Tuy nhiên, bệnh thường gây ra những xoắn vặn cơ đau đớn nên có thể làm giảm sút chất lượng sống của chồng bạn, ảnh hưởng tới tâm lý. Do đó, bạn và gia đình nên cố gắng động viên để cùng chồng bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này.
      Rối loạn trương lực cơ có khả năng di truyền. Nhưng không phải là chồng bạn bị thì chắc chắn con bạn sẽ bị mà tỷ lệ di truyền là không cao. Nếu gia đình bạn mong muốn có con nên trao đổi kỹ hơn với bác sĩ điều trị và bác sĩ sản phụ để được tư vấn cụ thể.
      Chúc bạn và gia đình nhiều khỏe!
  • Long
    Long
    03:49 21/11/2016
    Chị vợ tôi làm nghề giáo viên nghỉ hưu được 4 năm nay , phát hiên bệnh trương cơ lực hơn 2 năm nay chạy khắp nơi chữa bệnh từ bắc vào nam. Giờ cơn đau cứ hành hạ và không có thuốc điều trị ở VN 9 giờ lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn. Chị nói chỉ muốn chết thôi. huhu
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      06:36 21/11/2016
      Chào bạn,
      Chúng tôi rất thấu hiểu và thực sự sẻ chia với những gì mà chị bạn đang trải qua. Nhưng mọi vấn đề đều có hướng giải quyết, bạn nên khuyên chị không nên suy nghĩ quá nhiều mà dẫn đến trầm cảm hay có những suy nghĩ dại dột. Hiện nay, có rất nhiều phương phương pháp điều trị rối loạn trương lực cơ, trong đó phổ biến nhẩt là tiêm thuốc Botulinum toxin A để kiểm soát các cơn co cứng, co giật, đôi khi các thuốc thay thế dopamin cũng không có hiệu quả với chừng bệnh này. Vì vậy, chị bạn có thể sắp xếp đi khám lại một lần nữa tại các bệnh viện sau đẻ có hướng điều trị phù hợp:
      - Ở miền Nam:
      1. Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM - Khoa Nội thần kinh: 215 Hồng Bàng, phường 11, Hồ Chí Minh
      2. BV Chợ Rẫy - Khoa Nội thần kinh: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM
      3. BV Nhân dân 115 - Khoa Nội thần kinh: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM
      - Ở miền Bắc:
      1. Bệnh viện Bạch Mai – Khoa nội thần kinh: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
      2. Bệnh viện TW Quân đội 108 – Khoa thần kinh: số 1 Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội
      3. Viện lão Khoa Trung ương: Số 1, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
      Trước và sau khi đi khám, chị bạn có thể sử dụng TPCN Vương Lão Kiện. Sản phẩm có chứa các thảo dược quý như Thiên ma, Câu đằng giúp an thần, trấn tĩnh, thư roãi cơ, kết hợp với Nhục thung dung, Mẫu lệ giúp tăng cường bồi bổ gan thận, nuôi dưỡng các tế bào thần kinh, nhờ đó có tác dụng làm giảm chứng run, co cứng, co giật do mọi nguyên nhân. Đã có rất nhiều bệnh nhân run tay chân… bị ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hằng ngày, nhưng họ đã không lùi bước và tìm được giải pháp hiệu quả và video dưới đây là chia sẻ của 1 bác sỹ tưởng chừng như đã buông xuôi tất cả, từ bỏ nghề nghiệp vì chứng run chân tay, nhưng bạn đã sớm tìm được giải pháp giảm chứng run hiệu quả:
      https://www.youtube.com/watch?v=SjeEd3Chhx0&index=4&list=PLi9Ego_HeUR3NY83D8bCRdv5Rh_YYAePA
      Chúc chị bạn chóng bình phục và lấy lại sự tự tin trong cuộc sống!
  • Đoàn thị vy
    Đoàn thị vy
    13:10 08/11/2016
    Mẹ em bị loạn trương lực cơ có sử dụng được thuốc vương lão kiện không ạ
    • Chuyên gia tư vấn
      Chuyên gia tư vấn
      15:56 08/11/2016
      Chào bạn,
      Mẹ bạn hoàn toàn có thể sử dụng sớm tpcn Vương Lão Kiện với liều 4-6 viên/ngày chia 2 lần vào trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1h, cách thuốc tây 1-2. Sản phẩm có chứa các thảo dược giúp an thần, trấn tĩnh, thư roãi làm mề cơ nên cải thiện tình trạng co cứng, co giật, và khôi phục khả năng vận động bình thường của cơ thể.
      Thân mến.