Tắm nắng, uống trà xanh, ăn các loại quả mọng, vận động hàng ngày, tránh xa môi trường độc hại… có thể giúp phòng ngừa bệnh Parkinson.
Parkinson là bệnh lý liên quan đến sự thoái hóa của một nhóm tế bào thần kinh, đặc trưng bởi các triệu chứng run, cứng đờ và cử động chậm chạp. Cho đến nay, chưa có một phương thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Làm thế nào để phòng bệnh vẫn đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích có thể góp phần phòng bệnh Parkinson hiệu quả:
Tắm nắng giúp phòng bệnh Parkinson (ảnh minh họa)
Trong một nghiên cứu từ năm 2011 trên 25 mẫu máu được lưu trữ cho thấy gần 70% mẫu bệnh Parkinson có nồng độ vitamin D thấp. Các nhà khoa học Phần Lan cũng đã tiến hành nghiên cứu có quy mô tương đối lớn, khảo sát 3.000 người trong hơn 30 năm. Kết quả cho thấy, nhóm người có hàm lượng vitamin D thấp nhất có nguy cơ mắc bệnh Parkinson tăng gấp 3 lần so với nhóm người có hàm lượng vitamin D cao nhất. Vitamin D có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh, vốn thường mất đi ở những bệnh nhân Parkinson. Vitamin D là yếu tố cần thiết cho sức khỏe của xương, đồng thời cũng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh huyết áp, ung thư. Người lớn cần 600 IU vitamin D mỗi ngày, những người trên 70 tuổi cần 800 IU. Hầu hết vitamin D được cơ thể tổng hợp khi tắm nắng, và lấy từ một số nguồn thực phẩm như cá hồi, cá trích, cá ngừ đóng hộp, sữa, nấm, gan nấu chín,…
Xem thêm:
• TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm các chứng run
• Thiên ma - Câu đằng vị thuốc quý trong điều trị bệnh run
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Trường Y Baylor (bang Texas, Mỹ) cho thấy, thành phần chính của trà xanh là Polyphenol có tác dụng ngăn không cho MPP - một loại độc tố có thể giết chết tế bào thần kinh - thâm nhập vào não, bảo vệ chuột khỏi bệnh Parkinson.
Thực nghiệm trên động vật trước đó đã cho thấy chất chiết xuất từ trà xanh có tác dụng ngăn ngừa bệnh Parkinson, tuy nhiên đây là lần đầu tiên người ta tìm ra cơ chế hoạt động của thức uống này. Polyphenol là chất chống ôxy hóa mạnh, có khả năng chống bệnh tim mạch và ung thư. Nghiên cứu được báo cáo tại cuộc họp thường niên của Viện Hàn lâm Thần kinh Mỹ.
Nghiên cứu của trường đại học Hawaii – Mỹ cho thấy tỉ lệ mắc bệnh Parkinson giảm đáng kể ở những người uống cà phê. Nghiên cứu tiến hành trên 8.004 người đàn ông Mỹ gốc Nhật được theo dõi trong vòng 30 năm, kết quả cho thấy những người không uống cà phê có nguy cơ bị Parkinson cao hơn người uống cà phê 2-3 lần. Một lượng cà phê vừa phải còn giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường, tổn thương gan, sỏi mật, và Alzheimer. Vì vậy, nếu bạn có thói quen uống cà phê, 2-3 tách mỗi ngày là phù hợp. Tuy nhiên, một số người rất nhạy cảm với caffeine và nó có thể ảnh hưởng đến huyết áp hoặc rối loạn nhịp tim. Vì vậy, hãy căn cứ vào tình trạng sức khỏe của mình để sử dụng lượng cà phê hợp lý.
Người nông dân tiếp xúc thường xuyên với thuốc trừ sâu có nguy cơ cao bị Parkinson. Nghiên cứu tại Đại học California đã chỉ ra rằng nông dân ở California và những người sống trong vòng 500m so với địa điểm phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ có nguy cơ bị Parkinson cao hơn 75% so với người không tiếp xúc hoặc sống cách xa hơn. Vì vậy, để được an toàn, tốt nhất nên tránh tất cả các nguồn thuốc trừ sâu, kể cả dư lượng thuốc trừ sâu trên thực phẩm. Hãy rửa sạch các loại thực phẩm với nước và dùng nước rửa rau an toàn để loại bỏ các hóa chất, vi khuẩn trước khi sử dụng. Nếu có điều kiện, bạn nên tự trồng các loại rau, củ, quả cho gia đình.
Ngoài thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ, việc phơi nhiễm hóa chất công nghiệp cũng làm tăng khả năng mắc bệnh Parkinson gấp 6 lần. Theo đó, loại hóa chất công nghiệp được đề cập là Trichloroethylen (TCE), từng được sử dụng trong công nghệ chế biến thực phẩm và dược, đã bị cấm dùng trên thế giới từ năm 1970. Hiện nó được dùng như chất tẩy dầu mỡ công nghiệp.
Các nhà khoa học của trường Y tế cộng đồng Harvard (Mỹ) và trường Y tế Norwich (Anh), đã tiến hành theo dõi chế độ dinh dưỡng của khoảng 130.000 đàn ông và phụ nữ, bao gồm 800 người đã phát triển bệnh Parkinson trong vòng 20 năm.
Ăn nhiều quả mọng giàu Flavonoid (dâu tây, mâm xôi, cà tím...) giúp phòng bệnh Parkinson (ảnh minh họa)
Số liệu thu được cho thấy những người đàn ông ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa Flavonoid có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson thấp hơn 40% so với những người đàn ông ăn ít thực phẩm giàu Flavonoid. Các nhà khoa học cũng nhận thấy, những người đàn ông ăn các loại quả mọng ít nhất 1 lần/tuần sẽ giảm 25% nguy cơ mắc bệnh Parkinson so với những người đàn ông không ăn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không nhận thấy kết quả tương tự trên phụ nữ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện anthocyanins – một loại chất flavonoid – có tác dụng chống mắc bệnh Parkinson hiệu quả nhất. Chất anthocyanins có nhiều trong các loại quả mọng, như dâu tây, quả mâm xôi và một số loại rau quả khác như cà tím...
Theo một thống kê của trường Đại học Harvard trên 48,000 người đàn ông cho thấy, hầu hết những người ít vận động sẽ phải đối mặt với nguy cơ phát triển bệnh Parkinson lên tới 50% so với những người siêng vận động. Vận động thường xuyên không chỉ giúp phòng ngừa bệnh Parkinson mà còn giúp cải thiện sức khỏe và phòng chống nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.