Rối loạn tiểu tiện ở người bệnh parkinson

A- A+

Parkinson là một bệnh thoái hóa thần kinh tiến triển, gây ảnh hưởng đến chuyển động của cơ thể khi đi bộ, viết, và ăn uống. Run tay chân, co cứng cơ, chuyển động chậm chạp, là những đặc điểm về rối loạn vận động thường gặp, được quan tâm điều trị ở người bệnh Parkinson. Vậy nhưng, một rối loạn khác không thuộc về vận động, gây nhiều khó chịu và bất tiện cho người bệnh nhưng dễ dàng bị bỏ qua trong chẩn đoán là các vấn đề về tiểu tiện. Tình trạng này xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của bệnh Parkinson với nhiều mức độ khác nhau.

70% người bệnh Parkinson bị rối loạn tiểu tiện

Nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 70% người bệnh Parkinson bị rối loạn tiểu tiện, mặc dù nghiên cứu trước đó đã công bố một tỷ lệ khiêm tốn hơn, chỉ từ 27 – 39%. Các vấn đề tiết niệu thường gặp ở người bệnh Parkinson chứng tiểu són (bàng quang hoạt động quá mức) và tiểu đêm/đái dầm ban đêm (cần phải đi tiểu vào ban đêm/tiểu ngay trên giường), ngoài ra còn có bí tiểu.

- Chứng tiểu són: Xảy ra khi các thông điệp từ não tới với bàng quang không nhận được phản hồi chính xác. Người bệnh có thể cảm thấy sự khẩn cấp. Trong một số trường hợp, họ có thể tiểu dầm nếu không thể tìm thấy nhà vệ sinh sau một khoảng thời gian.

 - Chứng tiểu đêm/đái dầm: Do bàng quang hoạt động quá mức nên người bệnh phải đi tiểu thường xuyên hơn vào ban đêm, họ có thể bị đánh thức vào bất cứ thời điểm nào trong đêm.

- Bí tiểu: Ít xảy ra hơn so với tình trạng tiểu không tự chủ, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến rất nhiều người bị bệnh Parkinson. Nguyên nhân là do các cơ bàng quang không thể giãn ra khi tiểu tiện, hoặc phải mất một khoảng thời gian mới có thể giãn được ra.

Người bệnh Parkinson hay gặp phải tình trạng tiểu khó kiểm soát

Người bệnh Parkinson hay gặp phải tình trạng tiểu khó kiểm soát

Vì sao bệnh Parkinson gây rối loạn tiểu tiện?

Xem thêm: Điều trị bệnh Parkinson

Không giống rối loạn chức năng ruột, rối loạn tiết niệu ở người bệnh Parkinson có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn của bệnh, thậm chí phát triển trước khi có các dấu hiệu bất thường về vận động. Một số yếu tố có thể ảnh hưởng và thúc đẩy tình trạng rối loạn tiểu tiện ở người mắc Parkinson:

- Tình trạng rối loạn chức năng bàng quang do mất dopamin: Khi đó tín hiệu từ não tới bàng quang bị nhiễu và không rõ ràng, khiến nó không biết xử lý như thế nào, nên giữ lại hay đào thải nước tiểu. Rối loạn này có thể gây dẫn đến loạn trương lực cơ của cơ vòng niệu đạo, tạo cảm giác tiểu nhiều, do dự khi tiểu, khó tiểu hoặc tiểu rắc.

- Vấn đề khó khăn khi sử dụng nhà vệ sinh: Sự co cứng cơ khớp, chậm vận động khiến người bệnh khó khăn trong việc ngồi xuống, tháo bỏ quần khi đi vệ sinh cũng có thể gây tiểu dầm, tiểu són.

- Yếu tố tâm lý: quá lo lắng hay trầm cảm, căng thẳng,… đều có thể gây ức chế hoạt động của bàng quang và ruột.

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: do không ý thức kiểm soát được hoạt động tiểu tiện của mình.

Thuốc kháng cholin giúp hạn chế rối loạn tiểu tiện do bệnh Parkinson

Thuốc kháng cholin giúp hạn chế rối loạn tiểu tiện do bệnh Parkinson

Trị rối loạn tiểu tiện do Parkinson

Để khắc phục tình trạng rối loạn tiểu tiện, người bệnh Parkinson nên trao đổi với bác sỹ điều trị để có chỉ định hợp lý, một số phương pháp sau có thể được áp dụng:

Liệu pháp hành vi

- Huấn luyện bàng quang co, giãn theo ý nghĩ để kiểm soát tiểu không tự chủ. - Đưa đáp ứng sinh học trở thành cách phản hồi chính với các tín hiệu từ cơ thể. - Đi vệ sinh vào các khoảng thời gian quy định. - Tránh uống quá nhiều rượu và caffeine. - Giảm lượng chất lỏng, đặc biệt vào buổi tối và trước khi đi ngủ. - Tăng cường luyện tập thể dục bằng các môn vừa sức

Nếu các biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng thuốc.

Dùng thuốc điều trị

- Tiểu không tự chủ, tiểu dầm: Dùng các thuốc có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm bớt hoạt động quá mức của bàng quang, từ đó giúp điều trị rối loạn chức năng bàng quang. Thường là các thuốc giảm tiết cholin như oxybutylnin, tolterodine (thuốc cũ) và solifenacin và darifenacin (thuốc mới). - Bí tiểu: Có thể sử dụng một số thuốc điều trị như bethanechol hoặc đặt ống thông bàng quang nếu thuốc không hiệu quả.

Các biện pháp khác

- Người bệnh Parkinson có thể cấy ghéo niệu đạo nếu là nam giới hoặc cấy vòng tránh thai âm đạo ở nữ giới để kiểm soát chức năng tiểu tiện. - Một số phương pháp giúp hạn chế bớt hậu quả rối loạn tiểu tiện có thể áp dụng như: dùng bỉm, mặc quần áo dễ cởi bỏ, dùng ghế tiểu tiện trong phòng ngủ, ở gần nhà về sinh hơn.

Thực tế, người bệnh Parkinson không chỉ hạn chế bởi chứng run, co cứng, mà rối loạn hệ thần kinh tự chủ cũng để lại những ảnh hưởng xấu không kém. Vì thế, họ cần phát hiện kịp thời các rối loạn, để được tháo gỡ khịp thời và hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của chúng, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống.

Xem thêm:

Kinh nghiệm chữa bệnh run tay chân, Parkinson

Chữa bệnh parkinson bằng đông y

Theo nguồn: http://www.pdf.org http://pdring.com https://www.verywell.com


Thông tin cho bạn: TPCN Vương Lão Kiện có chứa Thiên ma, Câu Đằng, Xà sàng tử… giúp hỗ trợ điều trị làm giảm chứng run ở người bệnh Parkinson.

TPCN Vương Lão Kiện giúp hỗ trợ điều trị giúp giảm dần chứng run ở bệnh parkinson và hội chứng parkinson