Run tay chân không phải là một bệnh lý, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Biểu hiện run rẩy có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, không phân biệt độ tuổi và nghề nghiệp.
Ngày 27/06 (thứ năm) vừa qua, tạp chí The New York Times đã đăng tải một đoạn video ghi lại hình ảnh Thủ tướng Đức - Angela Merkel bị run tay chân khi bà gặp tổng thống Frank-Walter Steinmeier tại Cung điện Bellevue. Trước đó 10 ngày (ngày 18/06), người ta cũng nhìn thấy bà run rẩy trong khi vinh danh quân đội cùng tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy.
Nữ thủ tướng Đức Angela Merkel bị run trong một sự kiện ngày 27/06
Đây là lần thứ 2 Merkel bị bắt gặp hình ảnh rung lắc tại một sự kiện công cộng. Trước đó 10 ngày (ngày 18/06), người ta cũng nhìn thấy bà run rẩy trong khi vinh danh quân đội cùng tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy.
Thủ tướng Đức bị run trong buổi gặp mặt tổng thống Ukraine ngày 18/06
Khi tin tức về biểu hiện run tay chân của Nữ thủ tướng Angela Merkel được đăng tải, một số trường hợp cho rằng, bà mắc bệnh Parkinson. Tuy nhiên, theo bác sĩ Jakob Berger, bác sĩ chuyên khoa nội hàng đầu của bang Bavaria, nước Đức cho rằng mọi người không nên suy đoán về khả năng bà Merkel bị bệnh Parkinson. Bởi "Parkinson chỉ là một trong những nguyên nhân khiến người ta run rẩy", ông nói.
Trên thực tế, theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, run có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
Tất cả các nguyên nhân gây tổn thương não, tổn thương thần kinh, đều có thể dẫn đến bệnh run. Chẳng hạn như các tổn thương về cấu trúc: đột quỵ, viêm não, tổn thương chất trắng não... và một số tổn thương khác ở đồi thị, tiểu não...
Tổn thương thứ 2 cũng thường gặp đó là chức năng của não, ví dụ ngộ độc, nghiện cocain, nghiện rượu. Hoặc trong một số trạng thái bệnh lý như suy nhược thần kinh, bệnh tâm căn suy nhược, rối loạn dạng cơ thể, trầm cảm, stress...
Biểu hiện run tay chân còn có thể xảy ra ở những người mắc bệnh tuyến giáp, chẳng hạn như cường giáp, ngoài triệu chứng run, còn có thêm mắt lồi, mạch nhau…
Hoặc một số trường hợp mắc bệnh huyết áp thấp, huyết áp cao, thoái hóa đốt sống cổ, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh xương khớp… cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây run.
Thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể dẫn tới biểu hiện run rẩy tay chân
Ở một số người bệnh, sau thời gian tối thiểu trên 3 năm biểu hiện run xảy ra mà không tìm ra bất kỳ nguyên nhân nào, có thể được chẩn đoán là bệnh run vô căn.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng, lối sống, sinh hoạt và tác động từ môi trường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người trẻ tuổi. Ngoài ra run vô căn có tính chất gia đình, tức là trong gia đình có một số người bị run tay như nhau.
Những trường hợp ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, thiếu vitamin, khoáng chất, chẳng hạn như magie, canxi, vitamin B6; tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm… cũng có thể gây run.
Như vậy, có thể tạm kết luận, run là biểu hiện của rất nhiều bệnh, mà trong đó tổn thương thực thể não bộ, tổn thương chức năng của não bộ hoặc tổn thương các hệ thần kinh khác là thường gặp nhất.
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông: Run tay chân có rất nhiều nguyên nhân, vì vậy phải tìm rất rõ nguyên nhân nào dẫn đến run thì mới có biện pháp chữa trị, chứ không thể chữa chung chung. Ví dụ bị basedow thì phải chữa bệnh basedow trước, nếu chữa bệnh khác thì không bao giờ có kết quả. Tuy nhiên cũng có một số giải pháp chung để điều trị biểu hiện run sau đây.
Việc sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý có thể giúp làm giảm run tay ở người trẻ tuổi
Tùy theo nguyên nhân gây run, bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp. Ví dụ run do cường giáp dùng thuốc bình giáp, run do đột quỵ dùng thuốc phục hồi nhu mô não, hoặc một số trường hợp bị thoái hoá não phải dùng thuốc tăng dinh dưỡng cho não; nếu mắc bệnh đái tháo đường phải dùng thuốc chữa đái tháo đường…
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể áp dụng với người bị run vô căn, run sau tổn thương, chấn thương não. Các phương pháp có thể thực hiện bao gồm: điện xung, pha-ra-phin, dùng điện cao tần..v..v..
Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị thường gặp, chỉ được sử dụng khi điều trị nội khoa không có hiệu quả.
Trong một số trường hợp tổn thương, người ta có thể dùng phẫu thuật trong não để giải quyết tổn thương, ví dụ u não, đột quỵ, chảy máu não, tắc mạch hoặc các biện pháp khác như kích thích não sâu để điều trị bệnh Parkinson.
Thay đổi lối sống, chế độ ăn, thói quen sinh hoạt có thể giúp làm giảm tình trạng run tay chân. Ví dụ người thường xuyên làm việc căng thẳng cần sắp xếp thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Người nghiện cà phê cần phải giảm bớt cà phê, người nghiện rượu nên cai rượu…
Ngoài ra, hàng ngày, người bị run cũng nên tập luyện khoảng 30 - 45 phút các bài tập nhẹ nhàng, thư giãn như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, tập yoga… để giúp các khớp linh hoạt, dẻo dai, hỗ trợ làm giảm run.
Xem thêm:
- Các biện pháp tự nhiên giúp làm giảm run tay
- Bài tập thư giãn hành vi, cảm xúc cho người run chân tay
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, bổ sung dinh dưỡng cho não bộ có thể giúp phục hồi chức năng của não bộ đang bị tổn thương, do đó có lợi cho người bị run.
Ngoài việc bổ sung trong dinh dưỡng hàng ngày, nhiều nghiên cứu cho thấy, sử dụng Thiên ma, Câu đằng - 2 thảo dược quý - là cách vừa giúp cung cấp các tiền chất dinh dưỡng cho tế bào thần kinh, lại giúp an thần, trấn tĩnh, ổn định tính dẫn truyền thần kinh. Từ đó giúp hỗ trợ làm giảm run tay chân hiệu quả do nhiều nguyên nhân.
Gửi bạn tìm hiểu thêm:
- Thông tin về sản phẩm hỗ trợ giảm run có chứa Thiên ma, Câu đằng
- Chia sẻ của người bị run tay chân sử dụng Thiên ma, Câu đằng cho hiệu quả tốt
Nguồn:
https://www.nytimes.com/2019/06/27/world/europe/angela-merkel-shaking.html
https://time.com/5615761/angela-merkel-shaking/