Run khi nghỉ - Dấu hiệu đặc trưng của bệnh Parkinson

A- A+

Ước tính có hơn 70% các trường hợp bệnh Parkinson khởi phát bằng triệu chứng run lắc ở tay, chân, mặt hoặc hàm, nhưng run chủ yếu xảy ra ở tay khi ở trạng thái thư giãn và nghỉ ngơi. Do đó, triệu chứng run trong bệnh Parkinson còn được gọi là run khi nghỉ.

Run ở bệnh Parkinson, nhận biết thế nào?

Parkinson là bệnh thoái hóa tế bào thần kinh tiến triển dẫn tới sự thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh là Dopamine. Do đó, bệnh gây ra những triệu chứng rối loạn vận động đặc trưng, điển hình là biểu hiện run lắc cơ thể. Ước tính có hơn 70% các trường hợp bệnh Parkinson khởi phát bằng triệu chứng run khi nghỉ điển hình.

Run ở bệnh Parkinson xảy ra khi cơ bắp ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, vì vậy nó được gọi vắn tắt là run khi nghỉ. Dấu hiệu run thường xuất hiện sớm ở tay người bệnh và biểu hiện như họ đang lăn 1 điếu thuốc, đồng xu hoặc 1 viên thuốc giữa ngón cái và ngón trỏ. Run chân, run cằm, miệng có thể xảy ra đồng thời hoặc ở giai đoạn sau của bệnh, cho đến giai đoạn muộn của Parkinson thì run gặp ở toàn bộ cơ thể.

Khi thấy các dấu hiệu run xảy ra thường xuyên, người bệnh có thể tự dự đoán sớm bệnh bằng những cách đơn giản:
- Ngồi thẳng lưng trên ghế ở trạng thái thư giãn, thoải mái. Buông thõng tay xuống và quan sát, nếu nhận thấy hiện tượng run lắc, rất có thể đây là dấu hiệu sớm của Parkinson.

- Đặt hai bàn tay lên đùi ở tư thế ngồi nghỉ ngơi. Tương tự, nếu tay run thì khả năng do bệnh Parkinson rất cao.

Nhận biết chứng run khi nghỉ điển hình ở bệnh Parkinson bằng cách đặt tay lên đùi trong tư thế thư giãn

Nhận biết chứng run khi nghỉ điển hình ở bệnh Parkinson bằng cách đặt tay lên đùi trong tư thế thư giãn

Sau khi xác định chắc chắn rằng chứng run của là run khi nghỉ ngơi, người bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và làm thêm một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh Parkinson. Bởi bệnh này nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ hạn chế được các rối loạn vận động và làm chậm tiến triển của bệnh, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của mình.

xem thêm

Đối với người bệnh Parkinson, lựa chọn điều trị tốt nhất để giảm run khi nghỉ ngơi vẫn là liệu pháp thay thế dopamin. Vậy nhưng, họ vẫn hòn toàn sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để làm tăng hiệu quả điều trị run, cải thiện chức năng vận động, làm chậm tiến triển bệnh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số: 0904 904 660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Run khi nghỉ, nguyên nhân do đâu?

Dù các nhà khoa học vẫn chưa lý giải cặn kẽ được nguyên nhân gây ra hiện tượng run khi nghỉ ngơi đặc trưng ở người bệnh Parkinson, nhưng họ đã đưa ra những kết luận bước đầu như sau:

-    Nguyên nhân chính gây ra bệnh Parkinson và những biểu hiện, điển hình như “run tĩnh” là thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh dopamin trong não. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự suy giảm nồng độ dopamin trong não xảy ra từ trước khi người bệnh có biểu hiện run hay các dấu hiệu khác. Chỉ đến khi nồng độ dopamin sụt giảm tới mức nghiêm trọng thì người bệnh mới gặp phải rối loạn vận động, run, di chuyển chậm chạp, cứng đờ…

-    Rối loạn hoạt động của các vùng não chịu trách nhiệm điều khiển và phối hợp vận động, ví dụ như vùng đồi thị. Đây là cơ quan có vai trò chuyển thông tin từ cơ quan cảm giác lên tới não và chỉ đạo cách thức đáp ứng của cơ quan.

Khi não không nhận được các tín hiệu chính xác qua dẫn truyền thần kinh về các thức chuyển động thì nó cũng sẽ không thể điều chỉnh được rối loạn vận động hoăc sửa các động tác không phù hợp. Đặc biệt, các cơ quan có sự chuyển động phức tạp như ngón tay, bàn tay là những bộ phận chịu tác động sớm nhất và nhiều nhất khi xảy ra sự thiếu hụt dopamin trong bệnh Parkinson. Để cải thiện tình trạng run này thì việc bổ sung dopamin cho não là điều cần thiết.

Mặc dù run khi nghỉ không phải là triệu chứng duy nhất mà người bệnh Parkinson phải chịu đựng, nhưng có lẽ đây là dấu hiệu sớm giúp phát hiện bệnh Parkinson, để họ nhanh chóng được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp, nhằm hạn chế những biến chứng nguy hiểm sau này.

XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

Tú Trinh
Nguồn tham khảo: http://parkinsons.about.com