Run tay chân ở trẻ có thể do di chứng của viêm não

A- A+

Viêm não ở trẻ có thể gây tổn thương hệ thần kinh vận động, dẫn đến các triệu chứng, di chứng như co giật, run tay chân, run ngón tay, yếu cơ, chậm vận động.

Run tay chân ở trẻ có thể do di chứng của viêm não

Bệnh viêm não thường xuất hiện ở trẻ dưới 15 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do các virus và một số ít trường hợp là do vi khuẩn. Bệnh thường tiến triển nhẹ, có thể có hoặc không xuất hiện các triệu chứng gỉa cúm như đau đầu, mệt mỏi, sốt, đau nhức xương khớp. Trẻ có thể tự phục hồi hoàn toàn sau một thời gian ngắn điều trị.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt ở những trẻ có hệ miễn dịch yếu thì bệnh thường tiến triển nặng nề và gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Ở trẻ lớn, thường xuất hiện các triệu chứng cấp như: Sốt cao, nôn, buồn nôn, ảo giác, kích động, giảm thị lực, thính giác, co giật, cơ bắp yếu, đi không vững, mất phương hướng… Các dấu hiệu này thường kéo dài từ 1 – 2 tuần.

Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, các triệu chứng trên thường ít xuất hiện hoặc khó nhận biết, vì vậy cần dựa vào các dấu hiệu điển hình như: Hay quấy khóc, bú kém hoặc không thức dậy để bú, buồn nôn, hay ói, cứng người, những điểm mềm của hộp sọ bị phồng lên.

Khi trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và có hướng điều trị thích hợp. Bệnh viêm não nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây tổn thương hệ thần kinh tâm thần, vận động và để các di chứng như: run tay chân, chậm vận động, co giật, run giật ngón tay hay mi mắt, yếu cơ,…

Xem thêm:

TPCN Vương Lão Kiện giúp làm giảm các chứng run

Thiên ma - Câu đằng vị thuốc quý trong điều trị bệnh run

Sốt cao, co giật – triệu chứng cấp của bệnh viêm não ở trẻ

Sốt cao, co giật – triệu chứng cấp của bệnh viêm não ở trẻ

Phòng ngừa viêm não ở trẻ

Bệnh viêm não thường gặp ở trẻ dưới 15 tuổi và lây nhiễm chủ yếu qua đường máu, tiêu hóa, hô hấp bởi các virus như Arbovirus, Herpes, Enterovirus, quai bị, sởi…

Arbovirus (virus viêm não B) gây viêm não Nhật Bản bệnh viêm não chiếm tỉ lệ cao nhất, gây nguy cơ tử vong cao và có thể để lại những di chứng nặng nề đối với trẻ nếu không sớm điều trị.

Arbovirusy nhiễm qua đường máu, thường do muỗi đốt, vì vậy cần tránh cho trẻ chơi đùa ở khu vực gần sông, ao, hồ hay có cây rậm rạp vào buổi sáng sớm, chiều muộn; Mắc màn khi ngủ và mặc áo dài tay cho trẻ để hạn chế bị muỗi đốt; Thường xuyên vệ sinh nhà ở, khu vực xung quanh, không để những dụng cụ có chứa nước trong nhà và diệt muỗi định kì để hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của muỗi…

Với trẻ trên 1 tuổi cần được tiêm vaccin phòng bệnh viêm não Nhật Bản càng sớm càng tốt và tiêm nhắc lại 3 năm một lần để duy trì miễn dịch.

Mặc áo dài tay, mắc màn khi ngủ cho trẻ để phòng ngừa viêm não Nhật bản do muỗi đốt

Mặc áo dài tay, mắc màn khi ngủ cho trẻ để phòng ngừa viêm não Nhật bản do muỗi đốt

Virus Herpes xâm nhập vào cơ thể trẻ qua đường máu, hô hấp. Bệnh không gây thành dịch nhưng nếu không được điều trị tốt thì khoảng 70% trẻ sẽ tử vong hoặc gây tổn thương nặng nề lên hệ thần kinh tâm thần, vận động và để lại những di chứng khiến trẻ khó thích nghi với cuộc sống sau này như suy giảm trí nhớ, nhận thức, run tay, chậm vận động... Do vậy, khi trẻ sốt cao, co giật nửa người hay một bên tay, chân cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để được điều trị kịp thời. Viêm não do virus herpes là bệnh viêm não duy nhất có thuốc Acyclovir đặc trị. Nhưng tốt nhất cha mẹ nên giữ vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ để phòng ngừa bệnh, như: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa mũi hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9%, tránh những nơi khói bụi, ô nhiễm…

Enterovirus 71 là virus gây viêm não qua đường tiêu hóa. Trẻ mắc bệnh khi ăn thực phẩm hoặc đồ uống có chứa virus. Để phòng bệnh tốt, cha mẹ cần nhắc nhở trẻ rửa tay trước khi ăn hay sau khi đi vệ sinh, tắm rửa hàng ngày và không nên ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh bên ngoài. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng cấp như sốt cao, co giật, tiêu chảy, nôn, có các nốt phổng ở tay, chân, miệng; cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay để có biện pháp điều trị kịp thời.

Ngoài ra, một số virus gây bệnh quai bị, sởi, uốn ván, sốt xuất huyết, thủy đậu, rubella… cũng có thể gây viêm não.

Bệnh viêm não nếu được chữa trị sớm thì sức khỏe của trẻ có thể được phục hồi ngay sau đợt điều trị. Đối với trường hợp đã có di chứng tâm thần, vận động thì gia đình nên cho trẻ tham gia các khóa học nâng cao nhận thức, điều trị run vật lý trị liệu và rèn luyện sức khỏe để giúp cải thiện khả năng vận động và nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ sử dụng kết hợp một số thực phẩm bổ sung như vitamin, khoáng chất hay một số dược liệu sẽ giúp giảm các cơn co giật, tăng cường nuôi dưỡng, bảo vệ tế bào não, góp phần cải thiện các di chứng.

Cha mẹ cần quan tâm hơn đến những dấu hiệu bất thường ở trẻ để có thể phát hiện sớm bệnh. Đặc biệt là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường có hệ miễn dịch yếu do đó rất dễ mắc bệnh, bởi vậy, cần có các biện pháp phòng bệnh và tiêm phòng sớm cho trẻ.

Xem thêm: 

Chữa run tay bằng đông y

Bài tập giúp làm giảm run tay hiệu quả

Nguồn tham khảo: http://www.nytimes.com/ http://benhnhietdoi.vn/ http://bachmai.gov.vn/ http://www.nihe.org.vn/