Suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson

A- A+

Suy giảm nhận thức là một trong các triệu chứng thường gặp của bệnh Parkinson. Rất nhiều người bệnh mô tả rằng họ thấy dễ bị phân tâm, khó tập trung khi làm việc, khó khăn hơn trong việc ghi nhớ thông tin và giảm khả năng sử dụng ngôn ngữ. Lâu dần theo thời gian tiến triển của bệnh, suy giảm nhận thức có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ.

Thế nào là suy giảm nhận thức trong bệnh Parkinson?

Parkinson là bệnh lý liên quan đến rối loạn vận động đặc trưng bởi các triệu chứng như run khi nghỉ, cứng đờ, chậm vận động, khó khăn trong việc thực hiện và phối hợp các động tác. Khi nồng độ dopamine (chất dẫn truyền thần kinh bị thiếu hụt trong bệnh Parkinson) không còn đủ để duy trì ổn định tính dẫn truyền, ngoài thần kinh vùng vận động bị tổn thương, vùng não chịu trách nhiệm về tâm thần, tư duy cũng bị tác động. Các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tìm kiếm và cho rằng hai chất dẫn truyền acetylcholine và norepinephrine được cho là có liên quan trong việc lưu giữ trí nhớ và điều khiển chức năng ở người bệnh Parkinson.

Nếu bạn đang tìm kiếm một lựa chọn giúp hỗ trợ điều trị chứng run do Parkinson, TPCN Vương Lão Kiện sẽ là lựa chọn phù hợp. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0904.904.660 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm.

Khả năng lưu trữ, ghi nhớ ký ức, học hỏi, hình thành các khái niệm, sắp xếp và giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng ngôn ngữ và tư duy là những vấn đề nhận thức mà người bệnh Parkinson thường bị suy giảm. Bắt đầu bằng một vài khiếm khuyết trong nhận thức, sau đó các triệu chứng tăng dần nếu không được quan tâm điều trị kịp thời. Cuối cùng sẽ dẫn đến suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ.

Giảm khả năng giao tiếp – dấu hiệu thường thấy của chứng suy giảm nhận thức ở bệnh Parkinson

Giảm khả năng giao tiếp – dấu hiệu thường thấy của chứng suy giảm nhận thức ở bệnh Parkinson

Ảnh hưởng của việc suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson

Ảnh hưởng của chứng suy giảm nhận thức có mức độ khác nhau ở từng người bệnh Parkinson cũng như từng giai đoạn bệnh bao gồm các vấn đề như:

+ Suy giảm chức năng điều hành: Các chức năng như hình thành khái niệm, lên kế hoạch và giải quyết vấn đề đều bị suy giảm. Người bệnh mất dần khả năng tự tư duy, tự quản lý công việc hằng ngày.
+ Tập trung khó khăn: Người bệnh Parkinson thường khó chú ý, tập trung vào một công việc nhất định. Hay thậm chí, mất khả năng nhận thức vấn đề trong cuộc nói chuyện chỉ vì không thể tập trung.
+ Tư duy chậm chạp: Do tổn thương não bộ dẫn đến suy giảm nhận thức và tư duy chậm chạp, người bệnh khó lòng thực hiện được một công việc dù rất đơn giản. Có thể hiểu nôm na, một việc chỉ tốn 3 giờ ở người bình thường sẽ tiêu tốn của người bệnh Parkinson cả ngày hoặc hơn nữa.
+ Giảm khả năng giao tiếp: Những khó khăn từ việc tư duy chậm chạp chính là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ, đồng thời giảm khả năng giao tiếp ở người bệnh. Ngoài ra, trí nhớ dài hạn và ngắn hạn ở người bệnh cũng bị tác động khiến vốn từ ngữ nghèo nàn dần.

Bài viết liên quan:
- Cải thiện khả năng giao tiếp ở người bệnh Parkinson
- Vitamin D cải thiện nhận thức và chứng trầm cảm do Parkinson
- Hướng dẫn chăm sóc người bệnh Parkinson ở giai đoạn muộn

+ Rắc rối trong học hỏi và ghi nhớ thông tin: Đến một giai đoạn, người bệnh Parkinson không còn khả năng lưu trữ, ghi nhớ hay thậm chí là gợi nhớ lại thông tin đã có. Một ví dụ điển hình thường thấy như người bệnh hay nhầm lẫn mình đã uống thuốc.

+ Rối loạn hình ảnh và không gian: Mất dần khả năng xác định phương hướng, ghi nhớ hình ảnh cũng là một trong nhiều vấn đề về suy giảm nhận thức ở bệnh Parkinson. Người bệnh có thể bị lạc đường hay nhầm lẫn đường về nhà.

Suy giảm nhận thức là một vấn đề khá nhạy cảm. Vì vậy đôi khi bác sỹ sẽ không đề cập đến trong thời điểm bạn mới phát hiện ra bệnh để tránh những xáo trộn, lo lắng thái quá gây ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần phải biết được nguy cơ này và khi có bất kỳ một dấu hiệu nào làm giảm việc ghi nhớ thông tin thì bạn nên thảo luận với bác sỹ sớm để được giúp đỡ.

Điều trị chứng suy giảm nhận thức của người bệnh Parkinson

Vấn đề quan trọng trong việc điều trị đó là loại trừ nguyên nhân khác có thể gây suy giảm nhận thức như do thiếu vitamin B12, suy nhược thần kinh, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ… Cần lưy ý rằng Parkinson không gây suy giảm trí nhớ đột ngột mà thường tiến triển chậm. Nếu người bệnh nhận thấy sự thay đổi quá đột ngột thì nguyên nhân xuất hiện tình trạng này không phải do Parkinson mà có thể do tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị.

Sau khi đã loại trừ nguyên nhân và khẳng định chắc chắn suy giảm nhận thức do Parkinson, người bệnh có thể được chỉ định thuốc Rivastigmine – hiện nay là thuốc duy nhất được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt. Một số thuốc an thần kinh, gây ngủ cũng có thể được lựa chọn phối hợp.

Giúp đỡ người bệnh Parkinson giúp đẩy lùi chứng suy giảm nhận thức.

Suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson sẽ cải thiện khi có sự quan tâm chăm sóc từ gia đình

Suy giảm nhận thức ở người bệnh Parkinson sẽ cải thiện khi có sự quan tâm chăm sóc từ gia đình

Suy giảm nhận thức không chỉ gây khó khăn trong cuộc sống, mà đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chính vì vậy gia đình, người thân càng phải quan tâm, giúp đỡ để đẩy lùi bệnh tật, giúp họ vượt qua những mặc cảm, tự ti và hòa nhập lại với cuộc sống. Bạn hãy thực hiện những điều nhỏ nhặt dưới đây để giúp đỡ người thân mắc bệnh Parkinson.

+ Đặt ghi chú nhắc nhở những việc cần làm ở vị trí dễ thấy.  
+ Giữ vật dụng ở một chỗ cố định để người bệnh khỏi quên.
+ Nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đúng giờ và đúng liều.
+ Sử dụng tên kết hợp hình ảnh để gợi nhớ cho người bệnh.
+ Kiên nhẫn trong giao tiếp và giúp đỡ người bệnh bằng cách đặt các câu hỏi.

Đối phó với bệnh tật luôn là điều khó khăn, nhất là với bệnh Parkinson. Dù chưa thể chữa khỏi, nhưng nếu có sự chăm sóc, hỗ trợ từ người thân, chắc hẳn người bệnh Parkinson sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn khó khăn này.

XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

Tú Trinh
Nguồn:http://www.pdf.org/