Parkinson là bệnh lý ngày càng trở nên phổ biến, các triệu chứng như run tay chân, co cứng cơ, chậm chạp trong việc vận động chắc không còn xa lạ gì đối với chúng ta. Tuy nhiên, ít người nghĩ tới một triệu chứng khác cũng thường gặp ở những người này đó là trầm cảm, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của người bệnh.
Bệnh Parkinson xảy ra là do sự thoái hóa tế bào não, gây thiếu hụt lượng chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamine từ đó gây ra một số triệu chứng rối loạn vận động như run giật chân tay, co cứng cơ, chậm vận động, hay quên, suy giảm khả năng nhận thức. Tuy nhiên, một số rối loạn không thuốc về vận động cũng có thể xảy ra với người bệnh ở giai đoạn sớm.
Đối tượng thường gặp của bệnh Parkinson là người từ 50 tuổi trở lên, ít khi lứa tuổi dưới 40 bị bệnh này. Các triệu chứng của bệnh ban đầu thường nhẹ, khiến người bệnh chủ quan không điều trị. Ở giai đoạn sau, bệnh càng ngày càng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống, và việc điều trị thường không mang lại nhiều hiệu quả.
Theo thống kê có tới trên 70% những người bị Parkinson gặp phải trầm cảm, trong đó khoảng 50% là ở mức nhẹ và trung bình, số còn lại đã ở mức độ nặng. Khi bị trầm cảm, trong tâm lý bệnh nhân luôn cảm thấy buồn chán, lo lắng, mệt mỏi thậm chí suy nghĩ rất tiêu cực, muốn tự tử. Biểu hiện bên ngoài, người bệnh có biểu hiện ít giao tiếp, không muốn tham gia các hoạt động, làm các công việc ở chỗ đông người. Khuôn mặt ít biểu lộ cảm xúc, khó khăn trong giao tiếp và diễn đạt từ ngữ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới công việc cũng như chất lượng sống của người bệnh.
Trầm cảm là triệu chứng thường gặp ở người Parkinson (Nguồn: Internet)
Nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng trầm cảm ở người bệnh Parkinson là do tế bào não bị thoái hóa, làm giảm lượng serotonin, đây là một chất hóa học giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức. Serotonin bị giảm nồng độ dẫn đến việc người bệnh sẽ cảm thấy buồn chán, giảm sự ham muốn, giảm quan tâm hoặc dễ dàng cáu giận, gặp khó khăn trong việc hoàn thành công việc. Nguyên nhân nữa cũng gián tiếp khiến người bệnh Parkinson phải đối mặt với chứng trầm cảm đó là những triệu chứng điển hình như run chân tay, chậm chạp, co cứng cơ khiến họ cảm thấy tự ti về bản thân. Cuối cùng là tình trạng mệt mỏi, khó nuốt gây chán ăn, khó ngủ khiến cơ thể suy nhược, tinh thần giảm sút là yếu tố khiến trầm cảm càng trở nên nặng lên.
Để điều trị tình trạng trầm cảm xảy ra ở bệnh nhân Parkinson, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc như chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng tác dụng phụ của các thuốc trên đều ảnh hưởng tới hệ thần kinh, có làm các triệu chứng run giật, co cứng cơ, trầm vận động trở nên trầm trọng, vì thế bạn chỉ được sử dụng các thuốc trên khi có chỉ định của bác sĩ.
Không chỉ có việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần áp dụng cả các biện pháp điều trị không dùng thuốc như áp dụng chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, khoa học. Mỗi ngày nên ngủ đủ ít nhất là 8 tiếng, tránh những căng thẳng, stress, áp lực trong công việc cũng như là cuộc sống hằng ngày. Tự tạo cho mình cảm giác thoải mái thư giãn khi làm mọi việc. Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày cũng là biện pháp hữu hiệu cho việc cải thiện tình trạng bệnh, một số bài tập được khuyến khích như thiền, yoga, hít sâu thở chậm, đi bộ thư giãn được nhiều người Parkinson trên thế giới lựa chọn.
Một biện pháp ít người biết tới, đặc biệt là ở các nước phương tây là sử dụng thảo dược để hỗ trợ cho quá trình điều trị. Có hai loại thảo dược có thể coi như là món quà của thượng đế dành tặng riêng cho những người Parkinson đó là Thiên ma và Câu đằng. Với tác dụng an thần, trấn tĩnh, tăng tính thư giãn, tránh kích thích quá mức trong dẫn truyền thần kinh đồng thời có tác dụng bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa xảy ra ở tế bào não, từ đó cải thiện các triệu chứng như run chân tay, trầm cảm, làm chậm tiến triển bệnh Parkinson. Nhiều người bệnh, tưởng chừng như vô vọng trong việc điều trị nhưng nhờ sự kiên trì và áp dụng đúng phương pháp từ hai thảo dược này, điển hình là tpcn Vương Lão Kiện mà giờ đây đã kiểm soát được tình trạng bệnh, nâng cao được chất lượng cuộc sống.
Thiên ma, Câu đằng giải quyết chứng trầm cảm ở người Parkinson (Nguồn: dongtay.net.vn)
Trầm cảm ở bệnh nhân Parkinson là triệu chứng khá phức tạp, tuy nhiên nếu chúng ta biết tận dụng và phối hợp tất cả các phương pháp hiệu quả, tình trạng này hoàn toàn có thể được kiểm soát, nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh Parkinson.
Ds Thành Nam
Nguồn: https://www.sharecare.com/health/parkinsons-disease/why-people-parkinsons-disease-depression