Thiếu vitamin B6 có thể gây bệnh run chân tay

A- A+

Thiếu vitamin B6 có thể làm giảm tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và gây ra các rối loạn tâm thần, vận động với các triệu chứng như run, múa giật, động kinh…

Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa protid, lipid, glucid và tổng hợp một số chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt vitamin B6 sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến các triệu chứng như run tay chân, múa giật, co cơ, đặc biệt là chứng sốt cao co giật ở trẻ nhỏ. Và một số bệnh lý khác như thiếu máu, viêm da, viêm dây thần kinh…

Vai trò của vitamin B6 với hệ thần kinh, giúp cải thiện chứng run

Vitamin B6 tham gia vào sự hình thành myelin – lớp protein bao xung quanh bảo vệ các tế bào thần kinh, giúp duy trì chức năng của não. Đồng thời pyridoxine có trong vitamin B6 còn tham gia quá trình tổng hợp serotonin, norepinephrine – các chất dẫn truyền thần kinh.

Mặt khác, vitamin B6 còn tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin (chất có vai trò vận chuyển oxy trong máu đến các mô) và đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các chất. Đặc biệt là chất xúc tác trong phản ứng chuyển hóa glycogen thành glucose để cung cấp năng lượng hoạt động trong cơ thể.

Trẻ thiếu vitamin B6 dễ bị sốt cao co giật

Trẻ thiếu vitamin B6 dễ bị sốt cao co giật

Vitamin B6 được chỉ định sử dụng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý như: Rối loạn vận động (run chân tay, co giật do sốt, múa giật, chuột rút ban đêm), rối loạn tâm thầnộng kinh, trầm cảm, hưng cảm, tự kỉ…), thiếu máu, bệnh lý tim mạch (xơ vữa động mạch, cholesterol cao), viêm dây thần kinh (ngoại vi, thị giác, thính giác), tăng cường miễn dịch trong điều trị nhiễm trùng mắt, bàng quang và giảm tác dụng phụ của một số thuốc điều trị. Vitamin B6 có thể sử dụng một mình hoặc ở dạng kết hợp với vitamin B1, B12.

Cần bổ sung vitamin B6 như thế nào?

Nếu người lớn ăn uống đầy đủ chất trong bữa ăn thì ít gặp phải tình trạng thiếu vitamin B6. Có thể lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin B6 như: ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, cà chua, chuối, ngô, táo, nho, dứa, cam, gan, thịt, trứng, cá… Tuy nhiên, nếu để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh hay chế biến ở nhiệt độ cao thì hàm lượng vitamin B6 sẽ bị làm giảm đáng kể.

Thực phẩm giàu vitamin B6

Thực phẩm giàu vitamin B6

Nếu muốn bổ sung B6 bằng đường uống, cần tuân thủ theo liều khuyến cáo theo vào độ tuổi và tình trạng bệnh.

Đối với trẻ em: Liều khuyến cáo bổ sung mỗi ngày là 0,1 mg với trẻ dưới 6 tháng tuổi, trẻ 6 – 12 tháng là 0,3 mg, trẻ từ 1 – 8 tuổi là 0,5 – 0,6 mg và trẻ từ 9 – 18 tuổi là 1 mg. Không bổ sung quá 60 mg mỗi ngày.

Đối với người lớn: Mỗi ngày chỉ nên bổ sung từ 1,3 – 1,7 mg mỗi ngày và không quá liều 80 mg/ngày.

Đối tượng có nguy cơ cao thiếu vitamin B6: Phụ nữ có thai, những người bị rối loạn hấp thu, sử dụng thuốc lâu dài hay mắc các tình trạng bệnh lý như suy tim, suy thận, xơ gan, cường giáp, nghiện rượu… có nguy cao thiếu hụt vitamin B6 và có thể bổ sung vitamin B6 ở mức liều cao, khoảng 20 – 200 mg mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ. Có thể kết hợp với vitamin nhóm B hay sắt, magie để tăng hiệu quả điều trị bệnh thiếu máu, rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ.

Người bệnh run chân tay, chuột rút về đêm hay mắc hội chứng ống tay, cổ tay có thể bổ sung với liều 100 – 200 mg mỗi ngày trong 10 – 12 tuần; tuy nhiên có thể gặp một số tác dụng phụ khi dùng liều cao, dài ngày như tê cong bàn chân, bàn tay, đi đứng không vững. Khi xuất hiện một trong những triệu chứng trên nên ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời và mức điều chỉnh liều phù hợp. Với chứng co giật do sốt ở trẻ thì nên sử dụng với liều 20 mg mỗi ngày liên tục trong 12 tháng.

Bệnh nhân parkinson khi bổ sung vitamin B6 cần lưu ý tương tác với thuốc điều trị bệnh: Nếu thuốc điều trị chỉ có một thành phần là levodopar thì khi uống cùng vitamin B6 sẽ bị giảm tác dụng của thuốc, do đó làm giảm hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, ở dạng kết hợp levodopa với carbidopa hoặc benserazid thì vitamin B6 không gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Cung cấp đầy đủ vitamin B6 có thể phòng ngừa chứng run và cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý sử dụng với liều cao vì sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh và làm nặng hơn tình trạng bệnh. Do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để có mức liều phù hợp với tình trạng bệnh, giúp tăng hiệu quả điều trị.

Xem thêm: 

Chữa run tay bằng đông y

TPCN Vương Lão Kiện – Hy vọng cho người mắc bệnh run

Nguồn tham khảo: http://www.webmd.com/ http://www.mayoclinic.org/ http://www.thuocbietduoc.com.vn/