Trầm cảm – Dấu hiệu cảnh báo của bệnh Parkinson

A- A+

Trầm cảm có thể là từ cảm giác buồn bã và chán nản đến tuyệt vọng. Những cảm xúc này thường mạnh mẽ, kéo dài và dễ dẫn đến những suy nghĩ và hành động tiêu cực, không kiểm soát được. Tuy nhiên điều đáng lưu ý là theo kết luận của các nhà khoa học, trầm cảm không chỉ là một dạng của rối loạn tâm thần mà còn có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh Parkinson.

Trầm cảm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson

Trầm cảm có thể là dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson

Trong cuộc khảo sát trên 500 bệnh nhân Parkinson từ loại nhẹ đến vừa ở Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha và Anh, các nhà nghiên cứu phát hiện 40% bệnh nhân hiếm khi - hoặc không bao giờ - nói với bác sĩ về tình trạng trầm cảm của mình. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện gần như tất cả các bệnh nhân Parkinson thường xuyên hay thỉnh thoảng có các triệu chứng của trầm cảm. Tuy nhiên 49% nói các triệu chứng này rất khó nhận biết và 2/3 số bác sĩ được khảo sát cho biết họ xem các triệu chứng khác của bệnh quan trọng hơn là trầm cảm.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy những người bị Parkinson có triệu chứng trầm cảm gặp nhiều rắc rối hơn với các hoạt động hàng ngày và có nhiều khả năng sẽ phải dùng thuốc vì rối loạn vận động sớm hơn so với những người không có triệu chứng trầm cảm. Trầm cảm giảm chất lượng cuộc sống và làm cho việc vận động của người bệnh trở nên tồi tệ hơn. Các chuyên gia về bệnh Parkinson cho biết các triệu chứng của trầm cảm cũng quan trọng như các vấn đề rối loạn vận động do Parkinson gây ra. Chính vì vậy cùng với việc điều trị chính - giúp giảm triệu chứng bệnh Parkinson, thì điều trị trầm cảm cũng là một phần quan trọng giúp cuộc sống người bệnh chất lượng hơn.

Trong thực tế, nghiên cứu cho thấy bản thân bệnh Parkinson gây ra thay đổi hóa học trong não có thể dẫn đến trầm cảm. Cụ thể là Parkinson ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của não có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tâm trạng – điển hình trong số đó là khu vực sản xuất Serotonin, một chất trung gian hóa học liên quan trực tiếp đến bệnh trầm cảm.

Tại Việt Nam, bác sĩ Lê Quốc Nam, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM, cho biết, bệnh Parkinson thường xuất hiện ở những người hơn 60 tuổi (có một số trường hợp trẻ hơn, khoảng trên 40 tuổi). Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm. Bản thân việc chẩn đoán bệnh và thái độ của những người xung quanh (người thân, bạn bè) cũng gây một số thay đổi xấu về tâm lý ở bệnh nhân. Người bệnh Parkinson thường rất mệt mỏi hoặc có thể bị trầm uất nên sự động viên tình cảm của người thân và những người xung quanh là rất cần thiết. Bên cạnh việc dùng thuốc bệnh nhân nên có một chế độ tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn, luyện tập các môn thể thao vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp thư thái tâm trí như đi bộ, Yoga, thiền. Đồng thời có thể sử dụng thêm các phương pháp hỗ trợ từ thiên nhiên giúp tăng hiệu quả điều trị, hạn chế tác dụng phụ thuốc và có tâm lý ổn định hơn.

XEM CHIA SẺ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH PARKINSON HIỆU QUẢ

Kim Linh