Trên 50% người bệnh Parkinson có biểu hiện đau đớn

A- A+

Trên 50% người bệnh Parkinson gặp phải các triệu chứng đau đớn, tê cứng và ngứa ran tại một số thời điểm trong quá trình điều trị.

Parkinson thường được biết đến với các triệu chứng run rẩy, cứng đờ và di chuyển chậm chạp. Rất ít người biết rằng biểu hiện đau đớn cũng có thể do bệnh Parkinson gây ra.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, ngoài các triệu chứng thông thường, có tới trên 50% người bệnh Parkinson cho biết họ còn gặp phải các triệu chứng đau đớn, tê cứng và ngứa ran, tại một số thời điểm trong quá trình điều trị. Với một số người, triệu chứng đau và khó chịu nghiêm trọng tới mức lấn át các triệu chứng khác.

Trên 50% người bệnh Parkinson có biểu hiện đau đớn (ảnh minh họa)

Trên 50% người bệnh Parkinson có biểu hiện đau đớn (ảnh minh họa)

Các loại đau đớn ở bệnh nhân Parkinson?

-  Đau cơ xương (đau cơ, khớp xương và các bộ phận cơ thể khác). Triệu chứng đau có thể gây ra bởi một số nguyên nhân như hiện tượng cứng đờ các bắp cơ, dáng đi đứng bất thường. Các thống kê cho thấy triệu chứng đau cơ xương phổ biến nhất là hiện tượng vai cứng (còn gọi là vai đông lạnh).

-  Có những hội chứng đau ở một số bộ phận cơ thể, có thể xuất hiện những triệu chứng kì lạ, không rõ nguyên nhân, như cảm giác bị đâm, đốt cháy và bỏng trên một số phần của cơ thể bao gồm bụng, ngực, trực tràng, cơ quan sinh dục hay miệng.

-  Chuột rút: Đây là một trong những triệu chứng hay gặp nhất ở bệnh nhân Parkinson gây ra bởi hiện tượng loạn trương lực. Chuột rút có thể ảnh hưởng tới các chi, thân người, cổ, mặt, lưỡi, hàm, dây thanh quản và phổ biến nhất là chuột rút ở bàn chân và các ngón chân gây đau đớn cho bệnh nhân. Chuột rút thường hay xảy ra vào lúc sáng sớm hoặc lúc thuốc điều trị hết tác dụng (hiện tượng bật-tắt trong quá trình điều trị bệnh Parkinson).

Nguyên nhân gây ra triệu chứng đau ở bệnh nhân Parkinson?

-  Hiện tượng “bật-tắt” gây ra khi bệnh nhân sử dụng thuốc có chứa Levodopa kéo dài có thể khiến người bệnh bị chuột rút gây đau đớn. “Bật” có nghĩa là cử động rất dễ dàng, “tắt” có nghĩa là đột ngột không cử động được nữa. Hiện tượng “bật-tắt” nghĩa là bất thình lình đang cử động thì bị cứng đờ không cử động được nữa, giống như là bật tắt công tắc điện. Đây là do hiện tượng dao động đáp ứng đối với thuốc, không thể dự đoán trước được lúc nào xảy ra và có thể kéo dài vài tiếng đồng hồ.

Triệu chứng đau trong bệnh Parkinson cũng có thể phát triển từ các biểu hiện khác như run, cứng đờ các bắp thịt, dáng đi đứng bất thường gây ra.

-  Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể gây ra triệu chứng đau đớn.

-  Hiện tượng “đau tâm lý” là một nguyên nhân phổ biến gây đau. Người bệnh Parkinson thường gắn liền với các triệu chứng tâm lý như trầm cảm, hoảng sợ, lo âu, căng thẳng, đều có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng đau.

Biện pháp giúp giảm đau đớn trong bệnh Parkinson

Với hầu hết các trường hợp đau trong bệnh Parkinson, đau đớn không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Tuy vậy người bệnh không nên chủ quan, đặc biệt là khi đau đớn có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây nguy hiểm.

Một số lưu ý giúp giảm cảm giác đau đớn ở bệnh nhân Parkinson:

-  Tập thể dục và vật lý trị liệu có thể giúp tăng cường khả năng vận động của cơ thể và giảm bớt các biểu hiện đau. Bạn có thể tham khảo một số bài tập vật lí trị liệu cho người bệnh Parkinson.

-  Áp dụng một số biện pháp giảm đau đơn giản như: ngâm nước nóng làm tăng lưu thông máu và giảm đau, chườm đá lạnh giúp giảm sưng; uống nước gừng khô…

-  Thư giãn, thả lỏng cơ thể tránh căng thẳng, lo lắng để giúp giảm hiện tượng “đau tâm lý” ở người bệnh Parkinson.

-  Biện pháp massage cũng giúp giảm co thắt và giảm đau hiệu quả cho người bệnh.

Chia-se-benh-nhan-chua-Parkinson